Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 42 - 44)

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu dựa trên phần mềm Stata

Theo như bảng kết quả 4.3, mô hình pooled OLS đã giải thích được 28.39% sự

thay đổi trong FDI vào các quốc gia đang phát triển Châu Á (R2 = 0.2839). Theo mơ

hình này thì các biến quy mơ thị trường (GDP) có tác động cùng chiều lên FDI với mức ý nghĩa 1%, khi GDP tăng lên 1% thì dịng vốn FDI vào sẽ tăng 1.62% (đúng với giả thuyết đặt ra) và cũng tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của các tác giả như Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000); Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và cộng sự (2006); Sahoo, P. (2006); Narayanamurthy Vijayakumar và cộng sự (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011); Kavita Wadhwa, Sudhakara Reddy S (2011); Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012).

Biến độ mở thương mại cũng có tác động cùng chiều và đáng kể lên FDI ở mức ý nghĩa 1%, các nghiên cứu ủng hộ cho mối quan hệ cùng chiều này là: Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000); Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và cộng sự (2006); Sahoo, P. (2006); Narayanamurthy Vijayakumar và cộng sự (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011); Kavita Wadhwa, Sudhakara Reddy S (2011); nhưng ngược với kết quả nghiên cứu của Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012) cho rằng độ mở quốc gia không ảnh hưởng đến FDI.

Ngoài ra, phương pháp OLS còn đưa ra các kết quả: biến chi phí lao động (WAGE) có tác động cùng chiều lên FDI với mức ý nghĩa 10%, biến lực lượng lao động (LAB) có tác động ngược chiều lên FDI với mức ý nghĩa 1%, còn lại các biến: ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng (INFL), cơ sở hạ tầng (INFREX) và tích lũy tài sản gộp (GCF) khơng có tác động đáng kể lên FDI, điều này ngược với giả thuyết đã được đặt ra ở trên, nhưng theo OLS nó khơng có ý nghĩa thống kê.

Mơ hình pooled OLS đã bỏ qua bình diện khơng gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, nó khơng phản ánh được tác động của sự khác biệt của mỗi quốc gia. Tác động này có thể là chế độ chính trị, khoảng cách từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư… Do đó, bài viết sử dụng mơ hình FEM để kiểm định xem có tồn tại tác động cố định của mỗi quốc gia trong mơ hình hay khơng.

Phương pháp FEM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 42 - 44)