CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2 Thực trạng về tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nam trong giai đoạn 2007-2014.
3.2.1 Thực trạng về tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014. Nam giai đoạn 2007-2014.
Trong phần này tác giả đánh giá tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam được lựa chọn trong giai đoạn 2007-2014 thông qua Chỉ số tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (Liquid assets/total assets).
Trong giai đoạn 2007-2014, Chỉ số tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của các ngân hàng có sự biến động qua các năm, giá trị bình quân của các ngân hàng đạt 23%. Thấp nhất trong giai đoạn này là Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông trong năm 2009 đạt 3.3%, và cao nhất là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, đạt giá trị 50.5% trong năm 2008. Xét theo giá trị trung bình trong giai đoạn 2007-2014, ta thấy rằng chỉ số này của các ngân hàng luôn lớn hơn 10%.
Bảng 3.1 Tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2007- 2014
STT Tên ngân hàng Tỷ lệ thanh khoản
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam 0.489 0.506 0.414 0.276 0.271 0.314 0.245 0.191
2
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 0.220 0.350 0.243 0.306 0.403 0.429 0.363 0.275 3 Ngân hàng TMCP Quân Ðội 0.464 0.382 0.377 0.322 0.350 0.285 0.174 0.143 4 Ngân hàng TMCP An Bình 0.359 0.238 0.349 0.253 0.222 0.287 0.311 0.307
5
Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 0.286 0.290 0.302 0.303 0.330 0.210 0.261 0.291 6 Ngân hàng TMCP Nam Á 0.355 0.198 0.335 0.219 0.219 0.215 0.275 0.415 7 Ngân hàng TMCP Quốc dân 0.502 0.425 0.310 0.274 0.195 0.086 0.214 0.210 8 Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam 0.281 0.330 0.334 0.359 0.292 0.230 0.129 0.130 9 Ngân hàng TMCP Á
Châu 0.459 0.357 0.269 0.233 0.338 0.196 0.074 0.058 10 Ngân Hàng TMCP
Xăng Dầu Petrolimex 0.289 0.348 0.250 0.125 0.135 0.156 0.290 0.265 11 Ngân Hàng TMCP
Phát Triển Mê Kông 0.143 0.287 0.034 0.502 0.418 0.214 0.160 0.099 12 Ngân hàng TMCP
Quốc tế 0.367 0.046 0.335 0.298 0.317 0.154 0.125 0.121 13 Ngân hàng TMCP
Kiên Long 0.301 0.172 0.223 0.176 0.289 0.199 0.190 0.181 14 Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng 0.121 0.150 0.309 0.209 0.296 0.282 0.125 0.116 15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 0.184 0.274 0.255 0.246 0.172 0.144 0.093 0.067 16 Ngân hàng TMCP Phương Đông 0.272 0.064 0.130 0.300 0.178 0.128 0.137 0.073 17 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
0.171 0.181 0.164 0.189 0.169 0.151 0.117 0.121
18
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
19 Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Công Thương 0.184 0.183 0.062 0.143 0.104 0.094 0.074 0.056 Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại. Bảng 3.2 Tỷ lệ thanh khoản bình quân của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong
giai đoạn 2007-2014.
STT Tên ngân hàng Tỷ lệ thanh khoản
1 Ngân hàng TMCP Á Châu 0.248 2 Ngân hàng TMCP An Bình 0.291 3 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 0.338 4 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 0.261 5 Ngân hàng TMCP Kiên Long 0.216 6 Ngân hàng TMCP Nam Á 0.279 7 Ngân hàng TMCP Quốc dân 0.277 8 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 0.201 9 Ngân hàng TMCP Quân Ðội 0.312 10 Ngân hàng TMCP Quốc tế 0.220 11 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 0.113 12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 0.179 13 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 0.232 14 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 0.324 15 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 0.284 16 Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông 0.232 17 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam 0.146 18 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 0.158 19 Ngân hàng TMCP Phương Đông 0.160 Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại
Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2014
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, giá trị trung bình chỉ số tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 đạt cao nhất, đạt 33.8%, trong khi đó chỉ số này của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đạt giá trị thấp nhất, đạt 11.3%. Các ngân hàng có chỉ số tài sản thanh khoản/Tổng tài sản đạt trên 30% bao gồm TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quân Ðội. Các ngân hàng này có lượng Tiền mặt và các khoản tương đương tại quỹ, Tiền gửi tại NHNN, Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác so với tổng tài sản là tương đối lớn, như vậy sẽ có khả năng hấp thụ các cú sốc của ngân hàng và sẵn sàng đáp ứng được các nhu cầu thanh khoản khi cần thiết. Trong khi đó ở nhóm các ngân hàng có chỉ số tài sản thanh khoản/Tổng tài sản thấp nhất bao gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương. Đáng chú ý là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam có chỉ số này đạt giá trị thấp là do hai ngân hàng này có quy mơ tổng tài sản lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, hai ngân hàng này cũng nên cần dự trữ Tiền mặt và các khoản tương đương tại quỹ, Tiền gửi tại NHNN, Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác cao hơn để đáp ứng các nhu cầu khi cần thiết.
- 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 0.400
Nổi lên tình trạng nóng về thanh khoản là vào năm 2008 và năm 2011- 2012 là những năm có mức lạm phát cao vọt và NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Năm 2008, các NH buộc phải mua tín phiếu bắt buộc để NHNN rút tiền về đã làm các NH gặp khó khăn về thanh khoản, cuộc đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng. Tình trạng kém thanh khoản lại tiếp tục diễn ra trong giai đoạn cuối năm 2010-2011 khi nền kinh tế rơi vào khó khăn và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN lại được áp dụng. Kể từ đầu năm 2011 NHNN đã 2 lần nâng lãi suất chiết khấu từ 7% lên 13%/năm và 5 lần tăng lãi suất tái cấp vốn với mức tăng 4% lên 15%/năm. Kèm theo đó, NHNN cũng quy định về kéo giảm tăng trưởng tín dụng phi sản xuất về mức 22% trong tháng 10/2011 và 16% trong năm 2011. Cuộc đua lãi suất huy động tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với mức 14-16% bất chấp sự đồng thuận lãi suất của các thành viên hiệp hội ngân hàng. Để giải quyết khó khăn thanh khoản, các ngân hàng xử lý bằng cách đua lãi suất huy động và dựa vào thị trường liên ngân hàng. Điều này càng khiến cho rủi ro thanh khoản mang tính chất các, dễ lây lan dẫn đến đổ vỡ hàng loạt.
3.2.2 Những kết quả tốt đạt được về tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014.
Thanh khoản đang được cải thiện tốt hơn trong thời gian tới khi các ngân hàng bán nợ thành cơng cho VAMC, có thể dùng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn tại NHNN. Như vậy sẽ có thêm dịng tiền mới cho thị trường.
Những thông tin bất lợi về kinh tế vĩ mô, ngân hàng, khiến người dân ồ ạt rút tiền VND chuyển sang mua USD, hoặc đầu tư vào vàng… có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản được hạn chế nhiều hơn so với trước, tăng trưởng tín dụng có tăng nhiều cũng khơng thể tạo ra những cú sốc cũng như áp lực lớn về thanh khoản đối với các ngân hàng. Bởi nếu tính tổng thể trong dịng tiền lưu thơng, ngân hàng giải ngân vốn cho vay thì người vay sẽ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động… tiền luân chuyển, sinh sôi nhanh hơn và quay lại ngân hàng với số dư lớn hơn.
3.2.3 Những tồn tại, hạn chế về tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014. mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014.
Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực Basel III thì các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa chính thức đề cập tới việc áp dụng một chuẩn mực nào của Basel. Mặc dù NHNN đã rất nỗ lực để kiểm sốt tình trạng thanh khoản của các NHTM, thể hiện trong việc ra các văn của Ngân hàng Nhà nước đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn ở mức rất hạn chế. Cụ thể, quyết định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, phương pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối Basel I. Nhưng từ năm 2007, trong bối cảnh các ngân hàng gặp phải vấn đề lớn về rủi ro thanh khoản, NHNN ban hành thông tư số 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010 thay thế quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và các thông tư sửa đổi bổ sung (thông tư 19/2010/TT-NHNN, 22/2011/TT-NHNN), nâng tỷ lệ an tồn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính tốn đã từng bước tiếp cận Basel II. Với hệ số CAR = 9% các NHTM Việt Nam đảm bảo yêu cầu theo những điều chỉnh mới của Basel III.
Một chỉ tiêu khác của NHNN là quy định tăng vốn điều lệ cũng nhằm tạo ra lớp đệm an tồn về năng lực tài chính cho q trình hoạt động của các ngân hàng. Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP (22/11/2006), mốc vốn điều lệ tối thiểu đến 2008 là 1000 tỷ đồng và đến 31/12/2010 là 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các NHTM đã gặp nhiều khó khăn trong q trình tăng vốn của mình.
Tình trạng khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các NHTM vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 5,5-7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5- 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay VNĐ cũng được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các
lĩnh vực ưu dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn ln bị những áp lực rất căng thẳng. Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay đối với khách hàng tại các ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2011-2012 khoảng 30- 40%. Tình hình đó đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam.
3.2.3.1 Nguyên nhân.
Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lịng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng q nóng trong khi lại bng lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của NHNN Việt Nam. Trong bối cảnh đó, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thơng thì một số NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.
Các NHTM đã khơng thực hiện chính sách quản trị rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất các đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong tồn các ngân hàng.
Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các NHTM, đặc biệt là hàng loạt NHTM cổ phần nhỏ cũng xuất phát từ vấn đề thanh khoản
3.2.4 Kết luận chương 3
Chương 3 đã trình bày được tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Tác giả cũng đã nêu ra được các kết quả đã đạt được về tính thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam và một số vấn đề còn hạn chế. Để từ đó tác giả tiến hành giới thiệu mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam.
CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Mơ hình nghiên cứu.
Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay cịn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.
Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây, ta có các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân hàng (logarit tổng tài sản), rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn, lãi suất biên (chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP và tỷ suất sinh lợi ROE.
Mơ hình nghiên cứu dự kiến có phương trình như sau:
LIQit = β0 + β1CAPit + β2 SIZEit + β3 LLRit + β4 ROEit + β5 IRMt + β6 GDPt + εit
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
LIQit : Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng (Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản), Tài sản có tính thanh khoản bao gồm: Tiền mặt và các khoản tương đương tại quỹ, Tiền gửi tại NHNN, Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác.
Các biến độc lập:
CAPit: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu / tổng tài sản), SIZEit: Quy mô ngân hàng (logarit tổng tài sản),
LLRit: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, ROEit: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu,
IRMt: Lãi suất biên (chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay), GDPt: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được. - Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
- Phân tích hồi quy: Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp hồi quy thơng thường trên dữ liệu bảng như phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), phương pháp tác động cố định ( FEM ), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM).
Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Nếu khơng có hiện tượng