Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 35 - 38)

2.2. Sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trƣởng kinh tế

2.2.2. Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trƣởng kinh tế

Trước đây, trong thế hệ đầu tiên của mơ hình tăng trưởng tân cổ điển (Solow, 1957; Rostow, 1960), vấn đề về tỷ giá không được quan tâm do những mơ hình đó chỉ xét đến tăng trưởng trong nền kinh tế đóng (Eichengreen, 2008). Tuy nhiên trong khi nghiên cứu những mơ hình này, họ phát hiện có một sự chênh lệch đáng kể giữa tăng trưởng thực tế và tăng trưởng được dự báo bởi mơ hình. Điều này có nghĩa là có tồn tại những yếu tố quan trọng khác tác động đến tăng trưởng. Ngoài ra sự thành cơng của các nước theo mơ hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu như Nhật, Hong Kong, Singapore, South Korea, Đài Loan, Trung Quốc đã lôi kéo sự chú ý của các nhà nghiên cứu đến vai trị của tỷ giá hối đối như là một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Có một số lượng lớn các bài nghiên cứu trực tiếp sử dụng tỷ giá thực trong mơ hình tăng trưởng. Tuy nhiên cách tiếp cận này có thể dẫn đến kết quả lệch lạc do nó khơng phân biệt rõ giai đoạn nào tỷ giá ở mức cân bằng và giai đoạn nào tỷ giá ở mức không cân bằng (Clark et al, 1994; Mongardini, 1998). Sau đó các nhà kinh tế khi nghiên cứu vai trị của tỷ giá đối với tăng trưởng, họ chú ý đến độ lệch của tỷ giá khỏi mức cân bằng. Độ lệch này chính là sai lệch tỷ giá thực như chúng ta đã nói ở trên.

Hiện nay có hai quan điểm về mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trưởng kinh tế. Quan điểm thứ nhất cho rằng sai lệch tỷ giá thực có mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng kinh tế do sai lệch này khi tồn tại trong thời gian dài sẽ làm giảm phúc lợi xã hội, khiến các nguồn lực không được phân bổ tối ưu từ đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Hướng nghiên cứu này hiện nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ giới nghiên cứu đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi, đang phát triển. Nghiên cứu của Edward (1989) và Toulaboe (2006) kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng cho thấy rằng sai lệch tỷ giá hối đối thực có liên hệ với sự biến dạng giá tương đối trong khu vực mậu dịch và phi mậu dịch, kết quả của sự biến dạng này là sự phân bổ nguồn lực giữa các khu vực kinh tế không đạt được mức tối ưu và do đó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng tưởng. Thật vậy, nghiên cứu của Krugman (1979) và Kaminsky et al (1998) nhấn mạnh rằng sai lệch tỷ giá thực trong trường hợp đồng tiền bị định giá cao thường là dấu hiệu của sự thiếu nhất quán trong các chính sách vĩ mơ, điều này dẫn đến một mức thâm hụt tài khoản vãng lai kém bền vững và sự gia tăng các khoản nợ nước ngoài. Bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy rằng hiện tượng đồng tiền bị định giá cao trong dài hạn là dấu hiệu báo trước của đa số các cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây như cuộc khủng hoảng tại Châu Á năm 1997 (Frankel & Rose, 1996; Sachs et al, 1996; Kaminsky & Reinhart, 1999; Edwards & Savastano, 1999; Chinn, 2000; Edwards, 2000; Stein & Lim, 2004; Ahmad et al, 2010a). Tương tự, việc đồng tiền bị định giá cao trong thời gian dài cũng có liên hệ với thành quả phát triển kinh tế kém (Dollar, 1992; Easterly, 1993, 2001; Clark et al, 1994; Easterly et al, 1997; Ong, 1997; Razin & Collins, 1997; Benaroya & Janci, 1999; Domac & Shabsigh, 1999; Acemoglu et al, 2003; Hausman et al, 2005; Gala, 2008). Đặc biệt là tình trạng đồng tiền bị định giá sai dai dẳng là nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng kém phát triển tại các nước Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh (World Bank, 1994; Gulhati et al, 1985; Cottani et al, 1990; Ghura & Grennes, 1993; Elbadawi & Soto, 1997; Klau, 1998; Fosu, 2000; Fajnzylber et al, 2005; Toulaboe, 2006).

Trái với quan điểm thứ nhất, nhấn mạnh vào tác động tiêu cực của sai lệch tỷ giá thực (đặc biệt là khi đồng tiền bị định giá cao), quan điểm thứ hai cho rằng một mức độ định giá thấp vừa phải sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng tiền định giá thấp sẽ làm tăng sức cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu (Ahmad et al, 2010b) và đầu tư (Dooley et al, 2005), từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Razin & Collins (1997) cho rằng chính sách duy trì đồng nội tệ định giá thấp thường có liên quan đến chính sách phá giá cạnh tranh nhằm thúc đẩy khu vực xuất khẩu. Chúng ta có thể thấy mối tương quan này qua trường hợp của Trung Quốc và các nước Đông Á. Các quốc gia này đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng thơng qua chính sách duy trì đồng nội tệ định giá thấp. Các nghiên cứu của Polterovich & Popov (2004), Rodrik (2008), Eichegreen (2008) và MacDonal & Vieira (2010) đã cung cấp bằng chứng củng cố mối quan hệ đồng biến giữa việc đồng tiền định giá thấp và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Rodrik (2008) là một trong những nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 184 quốc gia trong giai đoạn 1950-2004. Tác giả xây dựng một chỉ số để đo lường mức độ định giá thấp tỷ giá hối đối thực có điều chỉnh cho hiệu ứng Balassa-Samuelson bằng cách sử dụng GDP thực đầu người. Kết quả chính của nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn tại các nước có đồng nội tệ định giá thấp, hiệu ứng này là tuyến tính và tương tự cho cả trường hợp định giá cao và định giá thấp. Điều này hàm ý rằng việc đồng nội tệ định giá cao sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng và ngược lại khi đồng tiền định giá thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Điểm đáng chú ý ở đây là độ lớn và ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng của sai lệch tỷ giá hối đoái thực đối với tăng trưởng cao hơn tại các quốc gia đang phát triển. Điều này có thể bắt nguồn từ thực tế là các quốc gia đang phát triển có thể chế yếu kém và thị trường khơng hồn hảo. Berg & Miao (2010) thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sai lệch tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng để so sánh với kết quả của Rodrik (2008) và quan điểm Washington

Consensus (Williamson, 1994) 7. Kết quả cho thấy rằng đồng tiền định giá cao có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi đồng tiền định giá thấp có ảnh hưởng tích cực. Kết quả này phù hợp với kết quả của Rodrik (2008) và trái ngược với quan điểm Washington Consensus.

Tuy nhiên mối quan hệ đồng biến giữa việc đồng tiền định giá thấp và tăng trưởng chỉ tồn tại trong trường hợp mức độ định giá thấp là vừa phải. Nếu mức độ này là lớn thì ngược lại, nó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do khiến lạm phát tăng cao (Kahn, 1994; Aguirre & Calderon, 2006). Ngồi ra việc duy trì đồng nội tệ định giá thấp trong dài hạn thơng qua chính sách trung hịa có thể khiến mức dự trữ của quốc gia sụt giảm. Mức dự trữ sụt giảm khiến quốc gia khơng có cơng cụ để bảo vệ trong trường hợp bị tấn công tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)