Những yếu tố thúc đẩy hoạt động M&A trong hệ thống NHTM tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

Nam

Có nhiều yếu tố chi phối hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cịn tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau với đặc thù riêng của mỗi quốc gia, ngành nghề2. Bên cạnh những lợi ích dự tính của thương vụ M&A mang lại, cịn có những yếu tố khác thúc đẩy hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam.

2.2.1 Chính sách và sự hỗ trợ của nhà nƣớc

Xuất phát yêu cầu khắc phục những khó khăn của các định chế tài chính như thanh khoản yếu kém, nợ xấu gia tăng, tín dụng suy giảm,… ngày 01/03/2012 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành “Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD 2011-2015” kèm theo quyết định 254/QĐ-TTg. Đây là bước đi hết sức cần thiết và kịp thời khi hệ thống tài chính - đặc biệt là hệ thống các NHTM Việt Nam - đang gặp phải những khó khăn khơng thể tự tháo gỡ. Sau bùng nổ gia tăng quá mức số lượng các NHTM cổ phần thời gian trước, hiện đây chính là thời điểm để ngành ngân hàng Việt Nam cơ cấu lại nhằm hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Cơ hội M&A đến từ nhu cầu cải tổ và công cuộc tái cơ cấu này.

Về mặt chính sách, NHNN đã đề ra mục tiêu là duy trì 15 ngân hàng mạnh trong hệ thống vào năm 2017, giảm từ con số 39 ngân hàng hiện có. Như vậy, M&A trong ngành ngân hàng dự báo vẫn sôi động trong các năm tiếp theo do nằm trong lộ trình tái cơ cấu ngành ngân hàng. Chính Phủ và NHNN đã có những quan tâm và khơng ngừng sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể cho phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A ngành ngân hàng Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực nước ngoài trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2014/NĐ-CP nhằm khuyến khích các TCTD nước ngồi tham gia góp vốn mua cổ phần, sáp nhập hợp nhất vào các TCTD yếu kém của Việt Nam thông qua việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 15% lên 20%, và quá 30% trong một số trường hợp đặc biệt, đi kèm

2

với việc thúc đẩy các NHTM trong nước tìm kiếm các đối tác nước ngồi làm cổ đơng chiến lược. Như vậy, thị trường M&A sẽ ngày càng sôi động và trở thành một xu hướng tất yếu của sự phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng nội cũng sẽ đẩy mạnh kêu gọi vốn từ các cổ đơng chiến lược nước ngồi này.

2.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trƣớc xu thế hội nhập

M&A không chỉ là giải pháp tái cơ cấu, mà cịn là vũ khí cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế với sự tham gia của các NHNNg vào TTTC nội địa là nhân tố quan trọng gây sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam và thúc đẩy M&A phát triển. Các NHTM Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các NHNNg có năng lực tài chính mạnh, trình độ cơng nghệ cao, sản phẩm dịch vụ đa dạng, năng lực quản trị, năng lực điều hành tiên tiến. Trong khi đó, hầu hết các NHTM trong nước cịn rất non trẻ, yếu thế, nhất là về quy mô vốn, kinh nghiệm hoạt động, đầu tư công nghệ,…vốn chỉ vượt trội về mức độ quen thuộc thị trường và thị phần lớn sẵn có. Mặt khác, NHNN đã cho phép các NHNNg chuyển đổi mơ hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, cụ thể là chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngồi và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian tới. Như vậy, xu hướng cạnh tranh sẽ thay đổi cũng như phân phối lại thị phần hoạt động sau khi các NHNNg đươc phép hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước.

Trước thực trạng nêu trên, các NHTM trong nước sẽ rất khó đứng vững trước xu thế hội nhập nếu khơng có sự hợp lực để tăng sức cạnh tranh. Vì vậy, để đối phó với sức ép cạnh tranh này, M&A là một giải pháp hữu hiệu giúp các NHTM nâng cao nội lực để tồn tại và phát triển bền vững, có hiệu quả cũng như giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Do đó, khơng chỉ các ngân hàng yếu kém trong diện phải tái cơ cấu, mà nhiều ngân hàng mạnh khác cũng lên kế hoạch tìm đối tác để M&A.

2.2.3 Xu hƣớng đầu tƣ của các tổ chức nƣớc ngoài

Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mở cửa và những ưu đãi về thuế của Chính phủ khiến cho nhiều nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam. M&A khơng chỉ đơn thuần gọi vốn mà cịn thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, trong đó người mua – đối tác chiến lược khơng chỉ góp vốn, mà cịn làm tăng thêm giá trị cho bên được mua, bằng năng lực quản lý, các bí quyết cơng nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có,…Với điều kiện thành lập ngân hàng mới rất khắt khe về pháp lý, các tập đồn tài chính nước ngồi thường có xu hướng lựa chọn M&A thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam như là chiến lược đầu tiên để tiếp cận thị trường Việt Nam. Hình thức M&A này mang lại lợi ích cho cả hai bên: Với các đối tác nước ngồi, họ có thể tận dụng mạng lưới sẵn có, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo của các NHTM Việt Nam; Còn các NHTM Việt Nam thì khơng những nâng cao được năng lực tài chính mà cịn có điều kiện tiếp tục hiện đại hố cơng nghệ, đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời khẳng định tầm vóc, thương hiệu trên thị trường.

2.2.4 Áp lực tăng VĐL theo quy định lộ trình tăng vốn của NHNN

M&A khơng chỉ là sức ép của cơ quan quản lý nhà nước, mà còn là cơ hội tồn tại của nhiều ngân hàng nhỏ trước thực trạng VĐL có thể bị sụt giảm do các khoản nợ xấu. Sức ép tăng VĐL là một trong những nhân tố quan trọng nhất thời điểm này thúc đẩy việc M&A giữa các ngân hàng với nhau. Mặt khác, nhằm thúc đẩy gia tăng hiệu quả và an toàn cho hoạt động của ngành ngân hàng, NHNN đã lần lượt ban hành các thông tư yêu cầu về phân loại nợ theo chuẩn mới hay các quy định mới về tỷ lệ an tồn vốn, các chuẩn mực về quản trị…địi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng nghiêm ngặt nếu khơng muốn loại khỏi cuộc chơi. Do đó, đây sẽ là động lực để các NHTM khẩn trương tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng cổ phần thậm chí bán tồn bộ cổ phần như một giải pháp hàng đầu để tiếp tục hoạt động trước sức ép này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)