CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
4.1 Thông số và các giả định của mơ hình cơ sở
4.2.3 Ngân lƣu và kết quả phân tích kinh tế
Từ các thơng số chi phí, lợi ích kinh tế, thơng số vĩ mơ cơ bản, luận văn tính đƣợc ngân lƣu kinh tế của dự án nhƣ Hình 4.1. Ngân lƣu kinh tế chi tiết đƣợc trình bày trong Phụ lục 11.
Kết quả phân tích kinh tế cho thấy từ năm 2016 - 2019 là thời gian xây dựng, chƣa thu đƣợc lợi ích nên ngân lƣu kinh tế ròng của dự án âm. Ngân lƣu ròng của dự án vẫn âm sau thời gian xây dựng cho đến năm 2024 dự án mới có ngân lƣu rịng dƣơng. Kết quả NPV kinh tế là 65,5 tỷ VND > 0 nên dự án khả thi về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ngân lƣu ròng của dự án từ năm 2020 đến năm 2030 hầu nhƣ rất thấp. Trong quá trình phân tích, có thể thấy lƣợng xe của đƣờng 991B phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng xe của đƣờng 965, tuy nhiên, đến năm 2031 đƣờng 965 mới bắt đầu bị tắc nghẽn và đƣờng 991B mới bắt đầu có lợi ích từ đƣờng 965. Do đó, lợi ích của dự án từ năm 2020 – 2030 rất thấp.
4.3 Phân tích xã hội
Giá trị hiện tại của tổng chi phí tài chính thực của dự án là 1.878 tỷ VND. Ngân lƣu tài chính thực của dự án đƣợc trình bày trong Phụ lục 13. Dự án đƣờng 991B tạo ra ngoại tác là phần chênh lệch giữa NPV kinh tế và NPV tài chính. Sự khác biệt này là do những lợi ích và chi phí dự án tạo ra cho nền kinh tế khơng đƣợc phản ánh đầy đủ trong lợi ích và chi phí tài chính, thể hiện ở những hệ số chuyển đổi kinh tế khác 1. Chênh lệch giữa NPV kinh tế chiết khấu theo ECOC và NPV tài chính chiết khấu theo ECOC là ngoại tác dự án tạo ra. Tổng ngoại tác của dự án là 1.512 tỷ VND đƣợc trình bày trong Bảng 4.12.
Bảng 4.12 Tổng ngoại tác của dự án (triệu VND)
Ngân lƣu ròng PV tài chính @ WACC PV tài chính @ ECOC PV kinh tế @ ECOC Ngoại tác Lợi ích 0 0 1.387.718 1.387.718 Chủ xe 0 0 61.562 61.562 Hàng hóa 0 0 512.112 512.112 Tổ lái 0 0 814.044 814.044 Chi phí 1.878.353 1.446.946 1.322.147 (124.800)
Chi phí bảo trì và duy tu hàng năm 331.224 121.650 122.373 723 Chi phí bảo trì thƣờng xun 70.055 29.812 28.293 (1.519) Sửa chữa vừa 175.405 65.927 65.706 (222) Sửa chữa lớn 85.764 25.910 28.374 2.464 Chi phí đầu tƣ 1.547.129 1.325.296 1.199.774 (125.523)
Chi phí xây dựng 1.326.831 1.136.586 1.033.260 (103.326) Chi phí quản lý dự án 9.779 8.377 8.377 0 Chi phí tƣ vấn ĐTXD 28.329 24.267 22.067 (2.200)
Chi phí khác 5.773 4.945 4.557 (388) Chi phí đền bù giải tỏa 35.768 30.640 22.443 (8.197) Dự phòng tăng giá thực 140.648 120.481 109.070 (11.411)
Ngân lƣu ròng (1.878.353) (1.446.946) 65.571 1.512.517
Dự án tạo ra lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành phƣơng tiện tức là tạo ra lợi ích cho chủ xe, lợi ích tiết kiệm chi phí thời gian đối với hàng hóa tức là lợi ích đối với chủ hàng, lợi ích tiết kiệm chi phí thời gian đối với tổ lái xe container chính là lợi ích tạo ra đối với nền kinh tế tỉnh BRVT nói chung bao gồm chủ xe, chủ hàng, ngƣời tiêu dùng, khi thời gian tiết kiệm này sẽ giúp cho chủ xe tiết kiệm đƣợc chi phí lƣơng, giúp giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng đƣợc lợi nhờ giá cả thấp hơn.
Do đó, ngoại tác của dự án phân phối cho các nhóm đối tƣợng gồm nền kinh tế tỉnh BRVT (chủ xe, ngƣời tiêu dùng, chủ hàng), lao động phổ thông, ngƣời nhận bồi thƣờng, ngân sách (đầu tƣ ban đầu), ngân sách (thu thuế GTGT), ngân sách địa phƣơng (bảo trì và duy tu trong tƣơng lai) và CĐT đƣợc trình bày chi tiết trong Phụ lục 14.
Kết quả phân phối tại Phụ lục 14 cho thấy, dự án đƣờng 991B giúp chủ hàng tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa là 512 tỷ VND, chủ hàng+chủ xe+ngƣời tiêu dùng đƣợc lợi 814 tỷ VND do kết quả của việc tiết kiệm thời gian của tổ lái và chủ xe tiết kiệm chi phí vận hành xe 61,5 tỷ VND. Lao động phổ thông hƣởng lợi 83,1 tỷ VND do đƣợc trả lƣơng cao hơn mức lƣơng đáng lẽ nhận đƣợc, ngƣời nhận hỗ trợ đền bù hƣởng 8,197 tỷ VND do đƣợc hỗ trợ tái định cƣ, di chuyển, ổn định đời sống xã hội (chƣa xét đến lợi ích hoặc thiệt hại do giá đất bồi thƣờng không bằng giá thị trƣờng do phạm vi phân tích của luận văn bỏ qua). Tuy nhiên, ngân sách chịu thiệt 1.878 tỷ VND trong đó 1.547 tỷ VND là để đầu tƣ xây dựng ban đầu do Trung Ƣơng rót vốn và 331 tỷ VND là để bảo trì duy tu trong vịng đời dự án do địa phƣơng tự chia trả, bù lại Nhà nƣớc thu đƣợc 55,1 tỷ VND từ thuế GTGT, ngân sách địa phƣơng chịu chi phí bảo trì và duy tu tƣơng lai sau khi hết vòng đời dự án là 17,4 tỷ VND. CĐT đƣợc lợi 431 tỷ VND do đƣợc sử dụng vốn với chi phí thấp, Nhà nƣớc bỏ tiền cho dự án cũng nhƣ các dự án còn lại trong nền kinh tế bị thiệt do phải sử dụng vốn với chi phí cao hơn. Vậy đối tƣợng hƣởng lợi nhiều nhất là tổ lái, chủ hàng, lao động phổ thông và chủ xe. Nhà nƣớc chịu thiệt do phải chi tiền đầu tƣ xây dựng con đƣờng và bảo trì, duy tu trong tƣơng lai.
Tuy nhiên, nếu phân tích phân phối xét trên góc độ Trung Ƣơng và địa phƣơng nhƣ trình bày tại Phụ lục 15, có thể thấy địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi khá nhiều từ dự án, cụ thể là 1.584 tỷ VND là lợi ích của cả nền kinh tế BRVT bao gồm chủ hàng, chủ xe, ngƣời tiêu dùng, tổ lái, ngƣời nhận đền bù, lao động phổ thông và CĐT mà không phải chi đầu tƣ ban đầu. Trung Ƣơng chịu thiệt 1.518 tỷ VND để chi đầu tƣ ban đầu và thu lại đƣợc một phần thuế GTGT. Nhƣ vậy, tỉnh BRVT cũng nhƣ các doanh nghiệp XNK và vận tải hàng hóa sử dụng đƣờng 991B và đƣờng 965 hồn tồn có động cơ để ủng hộ việc đầu tƣ xây dựng dự án. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại rất khó để thu phí từ các chủ hàng và chủ xe do chi phí vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ từ khu vực Đông Nam Bộ đến cụm cảng CMTV hiện nay cao hơn nhiều so với đƣờng thủy (Báo Sài Gịn Giải Phóng, 2014). Nếu xem xét đến tỷ lệ nguồn thu và chi ngân sách địa phƣơng tỉnh BRVT, có thể thấy tỷ lệ chi ngân sách địa phƣơng so với thu ngân sách địa phƣơng tỉnh BRVT chỉ bằng 7.49% trong khi thu bổ sung từ ngân sách Trung Ƣơng chỉ chiếm 0.05% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh BRVT.16
BRVT là một trong những tỉnh có đóng góp nguồn thu lớn cho Trung Ƣơng, và từ đó Trung Ƣơng sẽ sử dụng ngân sách đầu tƣ cho địa phƣơng nhằm tạo ra ngoại tác tích cực chung cho địa phƣơng và tồn nền kinh tế. Do đó, việc tỉnh BRVT yêu cầu khoản hỗ trợ từ Trung Ƣơng để xây dựng đƣờng 991B với mục đích phát triển hoạt động logistics cho tỉnh BRVT nói riêng và tồn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng là hợp lý.
Tóm lại, Chƣơng 4 phân tích tính khả thi của dự án về mặt kinh tế và phân tích phân phối nhằm xác định các nhóm hƣởng lợi và chịu thiệt bởi dự án. Dự án khả thi về mặt kinh tế với NPV kinh tế = 65,5 tỷ VND > 0. Khi dự án đƣợc thực hiện, đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi là tổ lái, chủ hàng, chủ xe, lao động phổ thông, ngƣời nhận hỗ trợ bồi thƣờng và ngân sách thu thuế GTGT. Nhóm chịu thiệt hại là ngân sách Chính phủ do phải chi tiêu đầu tƣ ban đầu, ngân sách địa phƣơng để bảo dƣỡng hàng năm, các dự án còn lại của nền kinh tế do phải sử dụng vốn với chi phí cao hơn.