Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 46)

2.2.1 Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM những năm gần đây

Tp.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của cả nước, đây là nơi có nhiều tiềm năng lớn về công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Việc cải cách hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh, thu hút đầu tư đã góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững. Do đó số lượng doanh nghiệp của Tp.HCM ngày càng tăng cao và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, thực hiện các chính sách xã hội của Tp.HCM.

36

2.2.1.1 Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.HCM tăng dần qua các năm cả về số lượng và vốn hoạt động. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.HCM là 111.199 doanh nghiệp, tăng 52.794 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2008. Thống kê trong giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp tại Tp.HCM là 18%/năm. Tổng lượng vốn đăng ký năm 2012 là 4.125.905 tỷ đồng, bình quân 37 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 do Tổng cục thống kê tiến hành cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 95% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.HCM.

Lĩnh vực Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng doanh nghiệp phân theo lao động bình quân

55.485 75.920 91.396 99.409 105.639 Số lượng doanh nghiệp

phân theo vốn bình quân 32.211 37.596 44.633 54.327 58.428

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM giai đoạn 2008-2012

Theo số liệu tại bảng 2.4 cho thấy số lượng doanh nghiệp phân theo quy mơ lao động bình quân cao hơn số lượng doanh nghiệp phân theo quy mơ vốn bình quân. Tác giả thống nhất sử dụng số liệu phân theo quy mô lao động làm số liệu phân tích.

Số lượng doanh nghiêp nhỏ và vừa tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2012 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 50.154 doanh nghiệp so với năm 2008, tỷ lệ tăng 90,39%; năm 2012 tăng 6.230 doanh nghiệp so với năm 2011, tỷ lệ tăng 6,28%.

2.2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM

Xem xét theo tiêu chí ngành kinh tế thì số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng đông nhất, tiếp đến là ngành dịch vụ và

37

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Lĩnh vực Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 42 329 102 311 287 Công nghiệp chế biến chế tạo 11.013 13.695 14.362 14.964 16.222 Bán buôn, bán lẻ 23.364 30.024 34.793 39.951 41.649 Dịch vụ 14.295 22.394 28.293 32.568 34.699 Khác 6.771 9.478 13.846 11.615 12.782

Tổng cộng 55.485 75.920 91.396 99.409 105.639

(Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM và tính tốn của tác giả)

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực kinh tế tại Tp.HCM 2.2.1.3 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM

Đơn vị tính:% Lĩnh vực Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn chủ sở hữu 31,31 31,26 43,12 44,44 44,63 Nợ phải trả 68,82 68,74 56,88 55,56 55,37 Tổng nguồn vốn 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM

Cơ cấu nguồn vốn tại bảng 2.6 cho thấy nguồn vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng nợ phải trả, tuy nhiên tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần qua các năm.

2.2.1.4 Số lƣợng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước và hàng năm thu hút được số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến làm việc.

Đơn vị tính: người

Lĩnh vực Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng lao động 1.526.276 1.791.563 1.865.470 1.963.987 2.062.186

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

38

Với số liệu tại bảng 2.7 cho thấy số lượng lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình qn 7,95%.

2.2.2 Chính sách hỗ trợ của Tp.HCM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Là thành phần đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nên doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được Tp.HCM quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Đến nay Tp.HCM đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ với nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chương trình hỗ trợ có thể kể đến như:

- Chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ưu đãi lãi suất.

- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ngày 08/03/2006, Ủy ban nhân dân Tp.HCM đã có Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM. Quỹ Bảo lãnh tín dụng mở rộng quan hệ với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm phối hợp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng và cho vay. Đến nay, Quỹ đã phối hợp cho vay và bảo lãnh tín dụng với 17 chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Bên cạnh đó, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cịn thực hiện tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp trong công tác lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tư vấn tài chính kế tốn.

- Thành lập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Hiện nay, tại Tp.HCM, các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được thành lập với mục tiêu hướng dẫn, tư vấn cũng như tổ chức, triển khai các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Một số các chương trình hỗ trợ khác được Tp.HCM áp dụng như: chương trình kích cầu thơng qua đầu tư, chương trình xúc tiến thương mại, chương trình phát triển thương mại điện tử, chương trình hỗ trợ cung cấp thơng tin, chương trình hỗ trợ phổ biến ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, chương trình hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh thành khác,…

39

2.3 Đánh giá chung về việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM

2.3.1 Các sản phẩm cho vay của ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với số lượng chiếm gần 95% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.HCM,

doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng mục tiêu không thể bỏ qua đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố. Nhiều ngân hàng thương mại có phân khúc thị trường mục tiêu là khách hàng doanh nghiệp lớn cũng đã tấn công vào phân khúc khách hàng nhỏ và vừa. Tuy nhiên chỉ một số ít ngân hàng thương mại có sản phẩm tín dụng cho đối tượng khách hàng SMEs, các ngân hàng còn lại mặc dù vẫn cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này nhưng vẫn chưa có các gói sản phẩm riêng biệt. Tác giả tiến hành khảo sát về hoạt động cho vay đối tượng khách hàng SMEs tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM ghi nhận một số kết quả sau:

STT Tên ngân hàng thƣơng mại Sản phẩm tín

dụng cho SMEs

1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Không 2 Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam Không 3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Không 4 Ngân hàng TMCP Á Châu Có 5 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín Có 6 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Có 7 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Không 8 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Khơng 9 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Có 10 Ngân hàng TMCP An Bình Có 11 Ngân hàng TMCP Qn Đội Có 12 Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội Không 13 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Có 14 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Tp.HCM Có 15 Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á Có 16 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Có

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát sản phẩm tín dụng cho SMEs tại một số NHTM

Các sản phẩm các ngân hàng thiết kế cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đa dạng và có sự khác biệt giữa các ngân hàng. Ngân hàng TMCP Á Châu có sản phẩm “Cho vay tái cấu trúc tài chính SMEs” với đặc trưng là cho vay

40

trung dài hạn để tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, ngồi tài sản bảo đảm là bất động sản ngân hàng cịn nhận bổ sung bằng máy móc thiết bị, hàng tồn kho. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương có sản phẩm “Cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản” trong đó khách hàng dùng bất động sản làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đầu tư tài sản cố định, bổ sung vốn lưu động với tỷ lệ cho vay lên đến 90% giá trị bất động sản. Ngân hàng TMCP Quân Đội có sản phẩm cho vay mua ô tô phụ vụ kinh doanh với tỷ lệ cho vay bằng 85% giá trị tài sản nếu thế chấp bằng chính xe mua, hoặc 100% nếu bổ sung bằng tài sản khác.

Tuy các ngân hàng đang chuyển dịch cơ cấu danh mục tín dụng hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa song các sản phẩm cho vay của ngân hàng theo khảo sát vẫn hướng đến yếu tố tài sản bảo đảm. Đây là rào cản lớn nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ngân hàng.

2.3.2 Hỗ trợ từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tuy Tp.HCM đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ năm 2006 như là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt và khơng có tài sản bảo đảm tiếp cận vốn ngân hàng nhưng hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tài chính khơng đủ mạnh, tiềm lực thiếu, Quỹ bảo lãnh hoạt động nhưng luôn lo sợ mất vốn. Từ khi thành lập đến nay Quỹ bảo lãnh chỉ thực hiện bảo lãnh cho 100 dự án của 30 doanh nghiệp với số tiền bảo lãnh gần 200 tỷ đồng, khá thấp so với nhu cầu thực tế hiện nay của doanh nghiệp. Quỹ cũng rất khó kêu gọi việc góp vốn từ các ngân hàng thương mại do hoạt động của Quỹ là phi lợi nhuận, trong khi hoạt động của ngân hàng luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu.

2.3.3 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm tại Tp.HCM

Lĩnh vực Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Tổng dư nợ tín dụng 502.687 695.500 699.800 753.800 811.096 Dư nợ tín dụng đối với

SMEs 212.637 322.712 384.890 412.849 446.102 Tỷ trọng cho vay

SMEs/Tổng dư nợ 42,30% 46,40% 55,00% 54,77% 55,01%

(Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM)

41

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Tp.HCM dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên đến cuối tháng 9/2014 đạt 136.237 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 66%.

Nhìn chung dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM tăng lên qua các năm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trên tổng dư nợ. Đây là điều thuận lợi cho các doanh nghiệp, cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được các ngân hàng chú ý. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn cũng cịn khá khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp.

2.4 Kết quả nghiên cứu định lƣợng 2.4.1 Mơ tả mẫu

Để tìm hiểu các nhân tố tác động đến quyết định cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra thông tin đến các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Tp.HCM. Tổng số phiếu điều tra được phát ra là 250 bảng tại 15 chi nhánh ngân hàng thương mại, số bảng câu hỏi thu về là 217 bảng. Trong số các bảng câu hỏi thu về có 09 bảng câu hỏi không hợp lệ do thiếu nhiều thông tin. Do đó có 208 bảng câu hỏi được dùng làm dữ liệu cho nghiên cứu. Phân bổ mẫu tại các ngân hàng thương mại được phát phiếu điều tra như sau:

STT Tên ngân hàng thƣơng mại Số lƣợng mẫu Tỷ trọng

1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 32 15% 2 Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam 30 14% 3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 23 11% 4 Ngân hàng TMCP Á Châu 21 10% 5 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 19 9% 6 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 15 7% 7 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 11 5% 8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 10 5% 9 Ngân hàng TMCP Hàng Hải 10 5% 10 Ngân hàng TMCP An Bình 8 4% 11 Ngân hàng TMCP Quân Đội 8 4% 12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 7 3% 13 Ngân hàng TMCP Đông Á 5 2% 14 Ngân hàng TMCP Quốc Tế 5 2% 15 Ngân hàng TMCP Phương Đông 4 2%

Tổng cộng 208 100%

42

2.4.1.1 Thống kê mô tả các chỉ tiêu thuộc nhóm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp

- Loại hình doanh nghiệp

Trong số 208 mẫu điều tra thu thập được thì số lượng doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần là 80 doanh nghiệp, dưới hình thức cơng ty TNHH là 112 doanh nghiệp, dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân là 16, khơng có doanh nghiệp nào hoạt động dưới hình thức cơng ty hợp danh.

STT Loại hình doanh nghiệp Số lƣợng Tỷ trọng

1 Công ty cổ phần 80 38% 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 112 54% 3 Doanh nghiệp tư nhân 16 8% 4 Loại hình khác 0 0

Tổng cộng 208 100%

Bảng 2.8: Thống kê mẫu điều tra theo loại hình doanh nghiệp

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mẫu điều tra, tiếp đến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất. Do khu vực địa lý điều tra là Tp.HCM nên số lượng các khoản cấp tín dụng cho lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao, nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng thấp là hợp lý.

STT Lĩnh vực kinh doanh Số lƣợng Tỷ trọng

1 Thương mại, dịch vụ 136 65% 2 Công nghiệp, xây dựng 65 31% 3 Nông - lâm - thủy sản 7 4%

Tổng cộng 208 100%

Bảng 2.9: Thống kê mẫu điều tra theo lĩnh vực kinh doanh - Số ngân hàng thƣơng mại đang quan hệ tín dụng

Trong 208 mẫu điều tra thì có doanh nghiệp quan hệ tín dụng tối đa đến 5 ngân hàng thương mại, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là quan hệ với một ngân hàng thương mại (Quan hệ với một ngân hàng thương mại được hiểu là ngân hàng mà doanh nghiệp đến nộp hồ sơ xin vay vốn).

43 STT Số lƣợng NHTM đang quan hệ tín dụng Số lƣợng Tỷ trọng 1 Một NHTM 126 60% 2 Hai NHTM 42 20% 3 Ba NHTM 31 15% 4 Bốn NHTM 8 4% 5 Năm NHTM 1 1% Tổng cộng 208 100%

Bảng 2.10: Thống kê theo số lượng NHTM đang quan hệ tín dụng 2.4.1.2 Thống kê mơ tả các chỉ tiêu thuộc nhóm tài chính doanh nghiệp

Trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay, việc xem xét các yếu tố tài chính doanh nghiệp là khơng thể bỏ qua. Ngân hàng có thể căn cứ vào các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, làm căn cứ để xét duyệt cho vay. Trong số các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp có những chỉ tiêu ln được các ngân hàng sử dụng để đánh giá, cũng như có những chỉ tiêu chỉ được một số các ngân hàng sử dụng. Đồng thời, việc sử dụng các tiêu chí này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 46)