2.1.1 Quá trình phát triển của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Công Thƣơng
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi là Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh là cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khốn, bảo hiểm, cho th tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.
Ngày 15/04/2008 Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu mới VietinBank
Ngày 23/09/2008 Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008 tổ chức đợt IPO trong nước, ngày 04/06/2009 Tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên
Ngày 03/07/2009, Vietinbank được cấp phép mới đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN.
Ngày 16/07/2009, VietinBank được Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM chấp thuận niêm yết hơn 121 triệu cổ phiếu với mã cổ phiếu là CTG.
Ngày 10/10/2010 ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Cơng ty tài chính quốc tế (IFC).
Ngày 06/07/2012 VietinBank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận Doanh nghiệp với vốn điều lệ 26.217 tỷ đồng, thay thế cho Giấy chứng nhận Doanh nghiệp cấp lần đầu vào ngày 03/07/2009.
Ngày 27/12/2012, VietinBank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đồn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản thu về hơn 743 triệu USD, đưa VietinBank đã trở thành ngân hàng thương mại có vốn lớn nhất Việt Nam (vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 45.000 tỷ đồng) đồng thời là thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2009-2013
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng tài sản 243,785 367,731 460,420 503,530 576,368 Vốn chủ sở hữu 12,572 18,201 28,491 33,625 54,075 Lợi nhuận sau thuế 2,583 3,444 6,259 6,169 5,808
ROA 1.5% 1.5% 2.0% 1.7% 1.4%
ROE 20.6% 22.1% 26.7% 19.9% 13.7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank từ năm 2009-2013) Tổng tài sản của Vietinbank đều tăng qua các năm, tăng trưởng mạnh nhất là năm 2010 với tốc độ tăng trưởng là 50.84% (tăng 123,946 tỷ đồng), 2 năm gần đây (năm 2012, 2013) tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản chậm lại do khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng. Tổng tài sản cuối năm 2013 (576,368 tỷ đồng) tăng 136.4% so với cuối năm 2009 (243,785 tỷ đồng).
Vốn chủ sở hữu của Vietinbank đều tăng qua các năm đặc biệt các năm 2010, 2011, 2012 tăng trưởng rất cao. Năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng trưởng cao do Vietinbank phát hành thêm lượng lớn cổ phiếu thông qua phát hành bán ưu đãi, phát hành riêng lẻ, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng mạnh do
tăng vốn. Năm 2013 vốn chủ sở hữu chủ yếu tăng từ bán cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi, vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2013 (54,075 tỷ đồng) tăng 330.1% so với cuối năm 2009 (12,572 tỷ đồng). Tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản cho thấy tình hình tài chính của Vietinbank ngày càng tốt, có khả năng tự chủ về tài chính ngày càng cao.
Lợi nhuận sau thuế của Vietinbank giai đoạn từ năm 2009-2011 luôn đạt tại mức cao đặc biệt năm 2011 đạt 6,259 tỷ đồng, tăng 2,815 tỷ đồng (tăng 81.74%) so với năm 2010 do hoạt động kinh doanh của Vietinbank thuận lợi. Riêng 2 năm 2012 và 2013 lợi nhuận liên tục giảm do ảnh hưởng từ tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên mức lợi nhuận vẫn cao và dẫn đầu ngành ngân hàng.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có sự biến động qua các năm do sự biến động của lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. ROA đạt cao nhất vào năm 2011 với 2% và thấp nhất vào năm 2013 với mức 1.4. ROE đạt mức cao nhất và thấp nhất cũng vào năm 2011 và 2013 với mức lần lượt là 26.7 và 13.7%. ROA và ROE của Vietinbank trong các năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt mức tốt hơn so với trung bình ngành đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung của ngành ngân hàng trong vài năm trở lại đây.