Nhanh chóng ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đơ theo Quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng tăng trưởng kinh tế của hà nội (Trang 183 - 186)

số 353/QĐ-TTg, ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đơ”. Coi đó là “chìa khóa” để Hà Nội phát huy các tiềm năng, thế mạnh về cơ chế đặc thù nhằm tăng trưởng kinh tế theo hướng bảo đảm chất lượng.

KẾT LUẬN

1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với cả nước mà đối với mỗi một địa phương như Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên là một khái niệm mới, cho nên hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Trong luận án này, chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm 3 nội dung (hay khía cạnh) chủ yếu là kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, luận án đã hình thành 3 nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế.

2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, căn cứ vào vai trị và tính chất tác động, có thể phân các yếu tố này thành hai nhóm là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế. Trong đó, nhóm các yếu tố kinh tế bao gồm vốn, lao động, công nghệ và tài nguyên, nhóm các yếu tố phi kinh tế là các yếu tố còn lại. Tuy nhiên, việc phân chia các nhóm yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế trên đây cũng chỉ mang tính tương đối.

3. Các kết quả nghiên cứu về bản chất khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế là khung khổ lí thuyết, từ đó có thể phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một địa phương hay một đô thị Hà Nội.

4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của các thành phố trong và ngồi nước là những bài học q báu khơng chỉ đối với Hà Nội mà còn đối nhiều địa phương khác. Đó là để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tính tự chủ của các thành phần kinh tế, mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường… Trong mỗi chính sách tăng trưởng kinh tế phải hàm chứa những nội dung về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và ngược lại, trong mỗi chính sách về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường phải hàm chứa các nội dung về tăng trưởng kinh tế.

5. Với những ưu thế sẵn có, nên Hà Nội thu hút được một nguồn vốn đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của Hà Nội thấp, chỉ số ICOR của Hà Nội còn cao hơn cả nước. Do có ưu thế về chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ cơng nghệ, nên năng suất lao động của Hà Nội luôn cao hơn cả nước, tuy nhiên, với năng suất đạt được hiện nay, Hà Nội còn kém xa nhiều thành phố của các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng suất nhân tố tổng hợp là yếu tố quyết định đối với nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, trong thời gian qua, yếu tố này chưa đóng góp được nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành, cũng như trong nội bộ các ngành còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nên dẫn đến sự “lệch pha” giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nhất là trong nội bộ các nhóm ngành. Khả năng cạnh tranh của Thành phố chưa cao, Hà Nội luôn nằm trong “TỐP” thấp trên bảng xếp hạng của cả nước và tình trạng đó chậm được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng các vấn đề về xã hội cịn nhiều bất cập, tỉ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lại tăng lên. Môi trường thành phố bị ô nhiễm nặng, nhất là mơi trường nước và mơi trường khơng khí. Việc thu gom và xử lí chất thải rắn cịn nhiều bất cập.

6. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thủ đô Hà Nội trong thời gian tới cần có tầm nhìn dài hạn. Khơng nên q chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng trước mắt, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phải phải hợp lí, khơng q cao và không nên đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá. Cần phân phối nguồn lực một cách hài hịa nhằm duy trì được sự tăng trưởng trong dài hạn.

7. Để từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội, cần phải tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp về các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường. Theo đó, cần phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để huy động và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển khoa học và công nghệ. Phát triển quan hệ hợp tác với bên ngoài tận dụng cơ hội để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

8. Để gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, cần tăng cường vai trị điều tiết của chính quyền nhằm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tăng trưởng bền vững về kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.

9. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo Thành phố, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân Thủ đơ, cần phải có sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành cũng như các địa phương khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chất lượng tăng trưởng kinh tế của hà nội (Trang 183 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)