.1 Tóm tắt các biến và dấu kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 44 - 45)

Tên biến Ký hiệu Dấu kỳ vọng

Tăng trƣởng GDP GDP

Biến độc lập:

Số người lớn biết chữ LR +

Tuổi thọ LE +

Tăng trưởng số lao động GRL +/- Tăng trưởng vốn đầu tư con người GRC +

Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng

Tóm tắt chƣơng 2

Chương 2 tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế Việt Nam, biến độc lập là số người lớn biết chứ, tuổi thọ trung bình, tăng trưởng số lao động. Sau khi thu thập các biến nghiên cứu tác giả xây dựng lý thuyết và các bước thực hiện chạy mơ hình ARDL nhằm tìm ra tác động của vốn nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2013. Các bước thực hiện mơ hình ARDL bao gồm: Kiểm định tính dừng, xác định độ trễ tối ưu, thực hiện chạy hồi quy, kiểm định các khuyết tật mơ hình. Sau khi đưa ra khung lý thuyết của mơ hình tác giả sẽ thực hiện chạy mơ hình và đưa ra kết quả nghiên cứu ở chương 3.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi thực hiện đưa ra mơ hình nghiên cứu, đồng thời thu thập dữ liệu trên website http://hdr.undp.org/en/data, http://www.indexmundi.com và http://gso.gov.vn tác giả tiến hành mã hóa và thực hiện các bước phân tích thống kê mơ tả dữ liệu, đánh giá hệ số tương quan, phân tích hồi quy với phần mềm EViews.

3.1 Thống kê mô tả dữ liệu

Tốc độ tăng trưởng GDP lớn nhất trong giai đoạn từ 1990 đến 2013 cao nhất đạ 9,54% vào năm 1995 và thấp nhất là 4,77% vào năm 1999. Trong khi đó giá trị trung bình tăng trưởng cho cả giai đoạn 1990- 2013 rơi vào 6,83%. Đối với thống kê về tỷ lệ phần trăm số người trong độ tuổi lao động cho thấy tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động cao nhất là 79,2% năm 1990 và thấp nhất là 76,6% năm 2009, trung bình cho cả giai đoạn đạt 77,7%. Tương tự đối với tuổi thọ của người dân trung bình cả giai đoạn là 73,6 tuổi, tỷ lệ phần trăm người lớn biết chữ đạt 89,9% cho cả giai đoạn 1990 – 2013. (Bảng 3.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 44 - 45)