CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và so sánh từng hệ số tương quan biến tổng của lần lượt các biến quan sát, ta loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy khỏi thang đo. Các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thơng qua phân tích nhân tớ EFA. Phân tích nhân tớ sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến dùng để đánh giá sự thỏa mãn cơng việc có đợ kết dính cao khơng và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét khơng.
Để đảm bảo đợ chính xác cao trong phân tích mẫu nghiên cứu (N=218) đã thu thập được, chúng ta thực hiện phân tích nhân tớ khám phá (EFA) dựa trên các tiêu chí sau:
- Đánh giá chỉ số KMO (KMO and Bartlett's) để xem sự thích hợp của phân tích nhân tớ khám phá (EFA), chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005);
- Kiểm định Bartlett để xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig.phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hồng Trọng & Chu Ngũn Mợng Ngọc, 2005);
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.6 (Hair & ctg, 1998);
- Thang đo được chấp nhận khi tổng thể phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988);
- Sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0.3 để bảo đảm giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al – Tamimi, 2003)
3.2.3. Hệ sớ tương quan và phân tích hời quy tún tính
Trước hết là xem xét hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn công việc chung với các nhân tớ của sự thỏa mãn. Tiếp đến, phân tích hời quy tún tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là sự thỏa mãn cơng việc nói chung, biến đợc lập dự kiến sẽ là sự thỏa mãn đối với Thu nhập, Đào tạo & Thăng tiến, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc và Chính sách phúc lợi.
Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh được dùng để xác định đợ phù hợp của mơ hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rợng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, mợt loạt các dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện.
3.3. Tóm tắt
Chương 3 đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm nội dung trình bày về việc sử dụng thang đo, nghiên cứu định đính bằng phương pháp tham vấn với giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực cũng như đồng nghiệp và những người bạn dựa trên thang đo có sẵn, từ đó đưa ra mô hình và hiệu chỉnh thang đo, bước kế tiếp là kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ dùng để thu thập thông tin, qui trình thu thập và xử lý thơng tin.
Sau khi đã xác định được mơ hình nghiên cứu cũng như các biến quan sát của các nhân tố, bước tiếp theo là lựa chọn thang đo cho các biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm mức độ cho tất cả các biến quan sát, biến độc lập lẫn biến phụ thuộc.
Công việc tiếp theo là xác định mẫu cho nghiên cứu này. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện đã được sử dụng với quy mơ mẫu là khoảng 230 như được trình bày ở phần Chọn mẫu của chương này.
Bước tiếp theo là lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng câu hỏi tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin. Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần Cơng cụ thu thập thông tin – Bảng câu hỏi của chương này.
Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng câu hỏi đã được gửi đi để thu thập thông tin. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý cho ra kết quả dưới dạng các số liệu thống kê. Thống kê suy diễn sẽ được sử dụng để thể hiện kết quả nghiên cứu.
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thơng tin và q trình thu thập thơng tin và xử lý sớ liệu thống kê.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp, làm sạch và mã hoá dữ liệu 4.1.1. Loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp
Việc tiến hành khảo sát bằng cách gửi Bảng câu hỏi và thu thập lại được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 đến 31 tháng 10 năm 2014. Sau khi thu thập lại Bảng câu hỏi, trước khi xử lý số liệu và phân tích, các Bảng câu hỏi thu lại sẽ được sàng lọc và loại bỏ những Bảng câu hỏi được trả lời không phù hợp, chỉ giữ lại các Bảng câu hỏi có dữ liệu trả lời đầy đủ và phù hợp.
Tổng cộng có 230 Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến văn phòng đang làm việc tại Tp.HCM. Số lượng Bảng câu hỏi được thu thập lại sau khi khảo sát là 225 Bảng. Trong đó có 7 Bảng câu hỏi có số câu trả lời dưới 10% so với số lượng câu hỏi nên bị loại bỏ. Như vậy, chỉ có 218 Bảng câu hỏi đạt yêu cầu được tiến hành xử lý số liệu và phân tích.
4.1.2. Làm sạch dữ liệu
So với yêu cầu của nghiên cứu này, một số câu trả lời không hoàn toàn đúng với yêu cầu. Cụ thể là trong Phần I của Bảng câu hỏi, câu yêu cầu người tham gia khảo sát cung cấp ngày, tháng, năm sinh, nhưng một số chỉ ghi năm sinh; Vì vậy, để thống nhất và dễ dàng xử lý số liệu, phần ngày sinh, tháng sinh sẽ được bỏ đi, chỉ cập nhật năm sinh trong câu 4.chỉ cập nhật khóa học trong câu 6, không cập nhật thông tin lớp học.
4.1.3. Mã hoá dữ liệu
Các thông tin được mã hóa như sau:
- Giới tính phân thành hai nhóm là nhóm nam được mã hóa bằng 1, và nhóm nữ được mã hóa bằng 2.
- Tình trạng hôn nhân phân thành hai nhóm là nhóm đã lập gia đình được mã hóa bằng 1, và nhóm độc thân được mã hóa bằng 0.
- Chức danh/ vị trí nghề nghiệp phân thành 4 nhóm là nhóm Giám đớc/ Phó Giám đớc/ Tởng Giám đớc/ Phó Tởng Giám đớc được mã hóa bằng 1, nhóm Trưởng, phó phòng/ Kế toán trưởng / Trưởng, phó các bộ phận được mã hóa bằng 2, nhóm Trưởng nhóm/ Trưởng đội được mã hóa bằng 3, và nhóm Nhân viên tác nghiệp được mã hóa bằng 4.
- Loại hình doanh nghiệp được phân thành 8 nhóm, bao gồm doanh nghiệp nhà nước được mã hóa bằng 1, cổ phần được mã hóa bằng 2, trách nhiệm hữu hạn được mã hóa bằng 3, hợp danh được mã hóa bằng 4, tư nhân được mã hóa bằng 5, nước ngoài được mã hóa bằng 6, liên doanh được mã hóa bằng 7, và loại hình doanh nghiệp khác được mã hóa bằng 8.
4.2. Mô tả mẫu
4.2.1. Mô tả mẫu theo các đặc điểm
Bảng 4.1: Thống kê tần số Giới tính, Độ tuổi, Tình trạng hôn nhân, Vị trí/ Chức danh công việc, Loại hình Doanh nghiệp
STT Đặc điểm Chi tiết Tỷ lệ
(%)
1 Giới tính Nam 38.1
Nữ 61.9
2 Độ tuổi 23-27 tuổi 83%
22, 28-51 tuổi 17%
3 Tình trạng hôn nhân Độc thân 79.4%
Đã kết hôn 20.6%
4 Vị trí/ Chức danh công việc
Không để lại thông tin 2.3% Nhân viên tác nghiệp 83.1% Giám đốc/ Phó Giám đốc/ Tổng
Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc 0.05%
Khác 14.55%
5 Loại hình Doanh
nghiệp
Công ty Cổ phần 47.5% Doanh nghiệp Nhà nước 18.3% Công ty Liên doanh 1.4%
a. Theo Giới tính
Trong số 218 Bảng câu hỏi đạt yêu cầu thu thập được, có 83 người tham gia khảo sát là nam, chiếm 38.1%, 135 người là nữ, chiếm 61.9%. Thực tế khi tiến hành khảo sát, các lớp học có tỷ lệ học viên nữ cao hơn nam và số lượng học viên nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi cũng nhiều .
b. Theo Độ tuổi
Các đối tượng tham gia khảo sát có năm sinh từ 1992 đến 1963, tức là từ 22 tuổi đến 51 tuổi. Trong đó, phần lớn là các nhân viên có độ năm sinh từ 1992 đến 1987 tức 23 tuổi đến 27 tuổi, cụ thể là 180 người chiếm 82.6% tổng số đối tượng tham gia khảo sát.
c. Theo Tình trạng hôn nhân
Về tình trạng hôn nhân, có 173 người tương ứng 79.4% mẫu còn độc thân, 45 người tương ứng 20.6% đã lập gia đình. Điều này có thể giải thích được vì như đã nêu trên có đến gần 83% mẫu có độ tuổi từ 23 đến 27 tuổi.
d. Theo Vị trí/ chức danh công việc
Về thành phần chức danh/vị trí công việc hiện tại, có 5 người không để lại thông tin tương ứng với 2.3% số lượng mẫu. Nhóm Nhân viên tác nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 182 người tương ứng 83.5%, thấp nhất là nhóm Giám đốc/ Phó Giám đốc/ Tổng Giám đớc/ Phó Tởng Giám đớc có 1 người, chiếm 0.5%.
e. Theo Loại hình doanh nghiệp
Về thành phần loại hình doanh nghiệp, có 6 người không để lại thông tin, 104 người đang làm việc tại các công ty cổ phần chiếm 47.7% số lượng mẫu cũng là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu này. Kế đến là nhóm doanh nghiệp Nhà nước có 40 người hiện đang làm việc tại đây, chiếm 18.3%. Hai nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ thấp nhất là nhóm doanh nghiệp Liên doanh chiếm 1.4% và nhóm doanh nghiệp khác chiếm 2.3%.
4.2.2. Sự thỏa mãn công việc của mẫu
Bảng kết quả phân tích trên cho thấy giá trị trung bình của sự thỏa mãn của các nhân tố hầu hết đều lớn hơn 3, chỉ có giá trị trung bình của sự thỏa mãn của nhân tố Đào tạo & Thăng tiến là nhỏ hơn 3. Tuy nhiên, giá trị này cũng gần bằng 3 cho thấy sự thỏa mãn cũng không phải ở mức độ quá thấp.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả Sự thỏa mãn công việc của mẫu Thống kê mô tả
N Dãy Thấp nhất
Cao nhất Trung binh Độ lệch chuẩn Phương sai TB_TM 217 4 1 5 3.19 .676 .457 TM1 218 4 1 5 3.50 1.057 1.117 TM2 216 4 1 5 3.47 1.029 1.060 TM3 218 4 1 5 3.15 1.037 1.075 TM4 218 4 1 5 3.50 1.057 1.117 TM5 218 4 1 5 3.40 1.083 1.173 TM6 218 4 1 5 3.67 .974 .949 TM7 218 4 1 5 3.49 1.096 1.200 Hợp lệ N (listwise) 215
4.3. Phân tích độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo
Bảng câu hỏi khảo sát đã đưa ra nhiều câu hỏi nhằm thu thập thông tin khảo sát. Các câu hỏi thuộc các nhóm nhân tố khác nhau được đưa ra dựa trên các khái niệm và định nghĩa của các nghiên cứu trước đây, đồng thời có điều chỉnh và bổ sung một số câu hỏi để phù hợp với tính thực tiễn của đề tài. Chính vì vậy, thang đo các nhân tố phải được kiểm định về độ tin cậy, từ đó có thể đánh giá mức độ phù hợp của thang đo. Trước tiên, độ tin cậy của thang đo các nhân tố sẽ được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sau đó, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng để xác định các biến quan sát không phù hợp để loại ra khỏi mô hình nghiên cứu cũng như hội tụ các biến có cùng đặc tính lại với nhau.
4.3.1. Hệ số Cronbach’s Alpha
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ ba biến quan sát trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Các nhóm nhân tố của Bảng câu hỏi trong nghiên cứu này đủ điều kiện nêu trên để tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0;1]. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, trong thực tế nếu hệ số này quá lớn (lớn hơn 0.95) sẽ cho hầu như các biến trong thang đo không có nhiều sự khác biệt. Nói cách khác, đó là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Điều kiện để thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy là hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn hoặc bằng 0.60, hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-Tổng correlation phải lớn hơn hoặc bằng 0.30 thì biến đó mới đạt yêu cầu và hệ số hệ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) phải nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha (Nunnally & Bernstein, 1994).
4.3.1.1. Thang đo từng nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân
viên văn phòng đang làm việc tại Tp.HCM Kết quả phân tích cho thấy hế số Cronbach’s Alpha của thang đo của các nhân tố Thu nhập (α=0.749), Đào tạo & Thăng tiến (α=0.849), Cấp trên (α=0.886), Điều kiện công việc (α=0.786), và Chính sách phúc lợi (α=0.693) đều đạt yêu cầu, không có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh nào nhỏ hơn 0.30 và cũng không có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nào lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy, các biến này đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
Trong khi đó, nhân tố Đồng nghiệp (α=0.771) và nhân tố Đặc điểm công việc (α=0.714) tuy có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.60 nhưng có xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nào lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, cho nên cần phải loại bỏ biến nào có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nào lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và chạy lại phân tích cho đến khi không còn hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nào lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nữa. Kết quả là nhóm nhân tố Đồng nghiệp phải loại bỏ biến B4.5 và chạy lại phân tích lần 2; nhóm nhân tố Đặc điểm công việc lần lượt loại bỏ biến B5.5 và B5.6 và chạy lại phân tích lần 2 và lần 3. Kết quả cuối cùng cho thấy tất cả các biến của hai nhóm nhân tố này thỏa mãn điều kiện về hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến.
Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố như sau:
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố
STT Nhóm nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 Thu nhập 0.749 2 Đào tạo thăng tiến 0.849 3 Cấp trên 0.886
4 Đồng nghiệp 0.771 0.799
5 Đặc điểm công việc 0.714 0.756 0.774 6 Điều kiện làm việc 0.786
7 Chính sách phúc lợi 0.693
4.3.1.2. Thang đo sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng đang làm việc tại khu vực Tp.HCM
Nhìn chung, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này đạt yêu cầu vì chúng đều lớn hơn 0.60, hệ số tương quan biến-tổng cũng đều lớn hơn 0.3 và tất cả hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Như vậy, các nhân tố có liên hệ khác chặt chẽ với nhau và nói lên được sự thỏa mãn công việc nói chung.
4.3.2. Phân tích nhân tố
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), phân tích nhân tố thường được dùng trong quá trình xây dựng thang đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lường.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. Hay nói cách khác, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp thống kê dùng để rút gọn một tập