Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giao thức định tuyến tiết kiệm năng lượng cho mạng sensor luận án TS truyền dữ liệu và mạng máy tính 62 48 15 01 (Trang 26 - 28)

Việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng hệ thống mạng cảm biến không dây phục

vụ cuộc sống phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua còn nhiều khiêm tốn do các yếu tố như: Thiếu trang thiết bị, phịng thí nghiệm để nghiên cứu; thiếu các giáo sư đầu ngành hướng dẫn có trình độ chuyên môn cao; các đề tài nghiên cứu

được nghiệm thu xong nhưng khơng có đủ kinh phí để triển khai ứng dụng trên quy

mô lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu viết về mạng cảm

biến khơng dây điển hình như:

• Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, PGS.TS. Vương Đạo Vy và Nguyễn Quốc Đạt (2007) "Định tuyến theo giá trị tối thiểu trên nút mạng cảm biến không

dây và một số thử nghiệm", Tạp chí Tự động hóa ngày nay, 11(87), pp. 41- 43. Đề xuất giao thức định tuyến dựa trên khoảng cách tối thiểu trong mạng cảm biến không dây cho hiệu năng tốt khi so sánh với thuật tốn đã có. Tuy

nhiên đề xuất mới dừng lại ở việc tính tốn thử nghiệm, chưa thực nghiệm trên các cơng cụ mơ phỏng tin cậy.

• Phịng thí nghiệm nhúng bộ môn Truyền dữ liệu và Mạng máy tính, khoa CNTT trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội, Vũ Tiến Thái,

Nguyễn Đình Việt, Nguyễn Minh Hiền, (2013). "An Energy-Aware Routing Protocol for Wireless Sensor Networks based on K-Means Clustering",

Recent Advances in Electrical Engineering and Related Sciences (AETA), pp

297-306. Đề xuất cải tiến giao thức định tuyến phân cụm LEACH [44] dựa trên giải thuật K-Means để kéo dài thời gian sống cho mạng cảm biến.

Luận án tiến sĩ:

• Lê Đình Thanh, (2014). "Hỗ Trợ định vị và nâng cao hiệu năng định tuyến

dựa trên thơng tin vị trí cho các mạng cảm biến không dây", ĐHCN-ĐHQG

HN, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thuần, TS. Nguyễn Đại Thọ. Tác giả luận án đã có những đề xuất cải tiến hiệu năng định tuyến dựa trên thơng tin vị trí như: Đề xuất một thuật tốn tối ưu hóa đường đi bằng cách

tạo các đường tắt và áp dụng chuyển tiếp tham lam nhằm rút ngắn các đường

đi và tránh cực tiểu địa phương ở các nút biên. Đề xuất thuật tốn định tuyến

dựa trên thơng tin vị trí sử dụng hình thức cạnh tranh kết hợp. Các đề xuất

được cơng bố trên các tạp chí, hội thảo trong nước và quốc tế.

• Nguyễn Trung Dũng, (2014), "Nghiên cứu phát triển định tuyến tiết kiệm

năng lượng cho mạng cảm biến không dây", ĐHBK HN, người hướng dẫn

khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức. Luận án này cũng đạt được các kết

quả nhất định như: Đề xuất giao thức định tuyến tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm gói tin điều khiển trong quá trình khám phá tuyến dựa trên

AODV, đề xuất cải tiến giao thức định tuyến dựa trên thông số năng lượng

nhằm chọn tuyến có mức năng lượng cao từ đó cân bằng được năng lượng

trong mạng. Các đề xuất cũng được cơng bố trên các tạp trí và hội thảo quốc tế nhưng tác giả Nguyễn Trung Dũng khơng phải là tác giả chính.

cứu Điện tử-Tin học, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chấn

Hùng, PGS.TS. Lê Nhật Thăng. Luận án có đề xuất cải tiến giao thức định tuyến cây thu thập dữ liệu có nhận thức về năng lượng dựa trên hai thơng số là năng lượng còn lại của mỗi nút và trạng thái ổn định tuyến. Triển khai

thực nghiệm cho 10 nút cảm biến tích hợp các chức năng định tuyến mới và

đánh giá hiệu năng của chúng trong điều kiện thực tế.

Các luận văn thạc sĩ:

• Hồ Đức Ái, (2011). "Nghiên cứu kiến trúc hệ thống tiêu thụ ít năng lượng cho mạng cảm biến".

• Đào Trọng Biên, (2013), "Giao thức MAC sử dụng năng lượng hiệu quả và

thích ứng cho mạng cảm biến khơng dây".

• Nguyễn Thị Loan, (2014). "Đánh giá hiệu suất của các giao thức định tuyến mạng cảm biến không dây".

• Nguyễn Hồi Nam (2015). "Mạng cảm biến khơng dây ứng dụng chăm sóc sức khỏe con người", người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình

Việt.

Các luận văn thạc sỹ trên mới dừng lại ở việc phân tích, mơ phỏng để đánh giá các cơng bố đã có trên thế giới, chưa có được các đóng góp riêng cho các vấn đề mà tác giả đã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giao thức định tuyến tiết kiệm năng lượng cho mạng sensor luận án TS truyền dữ liệu và mạng máy tính 62 48 15 01 (Trang 26 - 28)