Tóm tắt kết quả phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1 Tóm tắt kết quả phân tích

Nghiên cứu này chủ yếu kiểm tra sự hiện diện của hiệu ứng ngày trong tuần và hiệu ứng tháng Giêng liên quan đến hai chỉ số riêng của thị trường chứng khoán Việt Nam là chỉ số VN-Index và chỉ số HNX-Index trong những khoảng thời gian khác nhau. Trước khi kiểm tra bất kỳ sự bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam chúng ta kiểm tra sự tương quan giữa hai chỉ số. Kết quả cho thấy rằng skewness trả về của chỉ số VN-Index có ý nghĩa cao hơn so với của chỉ số HNX- Index, điều này có nghĩa sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu lợi nhuận hoặc bị lỗ.

Trong phần phân tích hiệu ứng ngày trong tuần, những phát hiện của chúng ta chỉ ra rằng lợi nhuận có ý nghĩa cao nhất xảy ra vào ngày thứ Ba cho toàn bộ thời gian quan sát thấy trong cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index. Ngoài ra, một số bằng chứng về hiệu ứng cuối tuần được tìm thấy đối với chỉ số VN-Index và chỉ số HNX-Index. Theo French (1980) quan sát thấy lợi nhuận của cổ phiếu cao trong ngày giao dịch cuối cùng và thấp trong ngày giao dịch đầu tiên của một tuần, hiệu ứng các ngày trong tuần hay hiệu ứng ngày cuối tuần.

Cuối cùng, hiệu ứng ngày trong tuần tồn tại trong cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index trong toàn bộ thời gian đã định. Phát hiện thú vị là hầu hết lợi nhuận âm có ý nghĩa xuất hiện vào thứ Hai ngược lại hầu hết lợi nhuận dương có ý nghĩa vào ngày thứ Sáu.

Theo các nghiên cứu trước đây, những lời giải đáp cho sự bất thường này xuất phát từ ba khía cạnh: Quy trình thanh tốn trên thị trường (xem Gibbons và

Hess, 1981), các lỗi đo lường trong giá cổ phiếu (xem Keim và Stambaugh, 1984) và tác động từ thông tin được công bố trong tuần (xem Damodaran, 1989).

Ví dụ tốt nhất cho bất thường theo mùa là hiệu ứng ngày thứ Hai theo đó lợi nhuận cổ phiếu âm một cách tuyệt đối vào ngày thứ 2 (Mehdian và Perry, 2001). Nếu lợi nhuận của ngày thứ Hai có thể dự đốn trước, thì các nhà đầu tư có thể tạo ra các khoản lợi nhuận bất thường từ việc lập ra nguyên tắc giao dịch nhằm quan sát mơ hình theo mùa. Hiệu ứng ngày thứ Hai đầu tiên được ghi nhận trên thị trường chứng khoán Mỹ bởi Fields (1931). Tiếp theo đó, lượng lớn các nghiên cứu về hiệu ứng ngày thứ Hai hay những bất thường theo ngày khác được thực hiện (xem Lakonishok và Levi 1982 và Rogalski, 1984). Wang, Li và Erikson (1997) tìm ra hiệu ứng ngày thứ hai tồn tại trong thu nhập từ các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ do các hành vi giao dịch thường và hiệu ứng ngày thứ Hai đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn suy giảm bởi sự thống trị giao dịch của tổ chức. Sau đó, hiệu ứng ngày thứ Hai đã được kiểm nghiệm trên các thị trường chứng khoán quốc tế.

Thêm nữa, một vài nhà nghiên cứu lập luận rằng hiệu ứng ngày cuối tuần là kết quả từ thông tin xấu được công bố ra sau khi đóng cửa giao dịch vào thứ Sáu và trong suốt cuối tuần, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ xem xét tác động của thông tin xấu đến hết ngày cuối tuần lên giá cả trước ngày nghỉ, điều này giúp loại trừ hiệu ứng ngày cuối tuần (Damodaran, 2002). Bởi vì chúng ta xem hiệu ứng ngày trong tuần như một vấn đề nan giải và mặc dù có các lý thuyết khác nhau, vấn đề nan giải vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.

Chen và cộng sự (2001) kiểm chứng quy luật hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trường chứng khốn Trung Quốc. Theo phân tích họ tìm thấy sự bất thường vào ngày thứ ba xuất hiện sau năm 1995 và họ gợi ý sự bất thường theo ngày trong tuần tại Trung Quốc phụ thuộc cao vào phương pháp thống kê và giai đoạn mẫu.

Cuối cùng, họ chỉ ra rằng nếu quan tâm tới các chi phí giao dịch, lợi nhuận kinh doanh chênh lệch giá từ những hiện tượng bất thường nhỏ phù hợp với giả thuyết thị trường hiệu quả. Theo Ogunc (2009), họ tìm thấy một số hiệu ứng tháng Giêng và hiệu ứng ngày cuối tuần tồn tại trên thị trường này và chỉ số các cổ phiếu hạng A ở Thượng Hải là một thị trường biến động cao. Có thể thấy chỉ số VN-Index biến động cao từ lúc Thị trường chứng khoán hoạt động cho đến nay.

Từ phân tích hiệu ứng tháng Giêng, chúng ta có thể kết luận rằng hiệu ứng tháng Giêng tồn tại trong khoảng thời gian nghiên cứu đã định và nó được chứng minh chắc chắn đối với chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Một vài lời giải thích có thể được sử dụng lý giải hiệu ứng tháng Giêng. Hiệu ứng tháng Giêng có thể được gây ra bởi các chi phí giao dịch (Stoll và Whaley, 1983), hiệu ứng bán chạy thuế (Ritter, 1988), phần bù rủi ro hay lợi nhuận kỳ vọng (Change và Pinegar, 1989 và Kramer, 1994) ngay cả bởi các giao dịch tiền mặt hay tính thanh khoản (Odgen, 1990). Thêm nữa, Kohers và Kohli (1992) gợi ý hiệu ứng tháng Giêng được gây ra bởi chu kỳ kinh doanh, và Ligon (1997) nói rằng các hiệu ứng tháng Giêng đi kèm với khối lượng giao dịch cao và lãi suất thấp. Giả thuyết bán chạy thuế là sự lý giải được chấp nhận rộng rãi nhất. Giả thuyết này gợi ý rằng các nhà đầu tư thu lợi qua việc bán các cổ phiếu giá giảm vào cuối năm để ghi nhận các khoản lỗ vốn, hành động này đẩy giá cổ phiếu đi xuống. Trong năm sau, giá cổ phiếu sẽ bật lên khi áp lực bán ra giảm bớt. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các hãng nhỏ do sự biến động nhiều hơn các hãng lớn. Branche (1977), Dyl (1977), và Roll (1983) ủng hộ giả thuyết này, nhưng trái lại Jones và cộng sự (1987) có các kết luận khơng phù hợp với giả thuyết này.

tháng Giêng đối với chỉ số VN-Index, còn đối với HNX-Index hiệu ứng hàng tháng khơng được tìm thấy. Kết quả này cho thấy rằng hiệu ứng hàng tháng không chi phối hoặc làm ổn định thị trường chứng khốn Việt Nam và nó sẽ được quan sát trong khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, cũng thể hiện rằng năm mới của Việt Nam khơng có tác động trên thị trường chứng khoán Việt Nam do các nhà đầu tư truyền thống của Việt Nam sẽ không bán cổ phiếu để mua sắm lễ hội mùa xuân như người phương Tây đã làm trong kỳ nghỉ Giáng sinh, điểm này phù hợp với những phát hiện từ Zhang, Sun và Wang (2008) đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Một số những phát hiện liên quan đến mơ hình theo mùa đối với giao dịch chứng khoán ở sở sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh thì khác với những phát hiện ở sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Điều này có thể được gây ra bởi sự khác nhau về thành phần và loại nhà đầu tư đối với mỗi chỉ số. Hiệu ứng ngày trong tuần có thể được giải thích bằng giả thuyết hành vi giao dịch và hiệu ứng tháng Giêng được giải thích bằng giả thuyết bán chạy thuế. Tuy nhiên, rất khó để giải thích tác động hàng tháng trong các mơ hình khác nhau trên hai chỉ số. Vì vậy, chúng ta sẽ dừng lại các phân tích hiệu quả hàng tháng và giải thích nó trong các nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích yếu tố mùa vụ tác động đến chỉ số thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)