Tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 đến 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 64 - 158)

(Nguồn: sbv.gov.vn)

- Một là, gia tăng rủi ro hệ thống

Kể từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với một số bất cập. Đó là chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất và hiệu quả đầu tư thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, kết cấu hạ tầng trở thành điểm ngẽn của nền kinh tế. Lạm phát lên xuống thất thường, sau năm 2007, tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới mức tiềm năng, năm 2012 là 5,03%. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế- tài chính- ngân hàng được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính. Tính chủ động và tiên liệu trong đầu tư, kinh doanh thấp. Điều này đã tác động lớn đến

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Tăng trưởng tín dụng

sự ổn định của hệ thống, làm cho rủi ro và mức độ tổn thương của hệ thống ngân hàng ở một số khía cạnh.

Thời gian qua, mặc dù tín dụng giảm mạnh, năm 2012, con số này là 8,91%; 6 tháng đầu năm 2013 tín dụng mới chỉ tăng 3,31% so với chỉ tiêu cả năm là 12%. Kinh tế suy giảm, chính sách tài chính, tiền tệ thực hiện theo hướng thắt chặt, nhưng chất lượng tín dụng bị giảm sút, biểu hiện rõ nhất là nợ xấu, nợ quá hạn tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ngoài nguyên nhân bất ổn kinh tế tác động, thì phải kể đến một số nguyên nhân từ chính các ngân hàng thương mại, như cho vay chưa thực sự gắn với năng lực quản lý và sử dụng vốn vay… Một số khách hàng có dư nợ tín dụng lớn, nhưng sử dụng vốn kém hiệu quả, trong khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh hiệu quả hơn, lại thiếu vốn sản xuất kinh doanh, phải thu hẹp sản xuất,... dẫn đến nhiều khách hàng không trả được nợ ngân hàng. Mặt khác, nợ xấu tăng trong thời gian qua cũng gắn với cho vay bất động sản, trong khi vốn huy động chủ yếu ngắn hạn và không kỳ hạn, nhưng cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ lệ cao (40 -50%), trong đó có ngân hàng tỷ lệ này lên tới 60%-70%. Như vậy rủi ro tín dụng, rủi ro kỳ hạn là điều khó tránh khỏi.

- Hai là, rủi ro do suy giảm niềm tin

Lạm phát tăng đã kéo theo lãi suất huy động và cho vay tăng ( lãi suất cho vay khoảng 20% - 25%/năm ở một số thời điểm), lãi suất trên thị trường 1 và 2 tăng cao trong giai đoạn 2008–2011. Điều này cho thấy một số ngân hàng thương mại thực sự khó khăn về thanh khoản ở giai đồn này. Tình trạng ngân hàng thương mạiyếu kém lại dẫn dắt thị trường, buộc các ngân hàng thương mại có tình hình tài chính lành mạnh phải theo, nếu khơng muốn mất khách hàng và giảm thị phần.

Do kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh giảm sút, hàng tồn kho tăng cao, cầu có khả năng thanh tốn yếu, nên phải sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngân hàng, nhưng can thiệp bao lâu, ở mức nào... sau

nghiệm. Việc lạm dụng tác động tức thì của biện pháp hành chính đã tạo ra việc lách quy định từ phía các ngân hàng thương mại ở một số lĩnh vực: tiền gửi, tiền vay, phái sinh lãi suất, tỷ giá...Điều này không chỉ tạo ra sự lơi lỏng trong kỷ luật tài chính, mà cịn khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất cho vay. Năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, nhưng lúc này, công cụ lãi suất hầu như tác động chưa nhiều đến đầu tư. Doanh nghiệp thiếu vốn cũng chưa muốn vay ngân hàng, ngân hàng “nhìn” Doanh nghiệp đơi khi cũng thiếu thiện cảm. Hậu quả là doanh nghiệp vay vốn không trả được nợ đúng hạn lại “bất hợp tác” trong việc thực hiện nghĩa vụ nợ. Ngân hàng cũng không dám tin vào doanh nghiệp, nên cho vay buộc phải có bảo đảm bằng tài sản. Đây là những lỗ hổng lớn do suy giảm niềm tin gây ra.

Vài năm gần đây, các cơn “sốt” nóng, lạnh về bất động sản, chứng khốn, xăng dầu,... là những minh chứng rõ nét về sự méo mó của thị trường trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư. Thị trường chứng khốn biến động thất thường khơng hẳn do kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết kém, mà chủ yếu chịu tác động bởi yếu tố tài chính hành vi. Thị trường bất động sản phụ thuộc khơng nhỏ vào yếu tố cung cầu tín dụng. Khi thị trường bất động sản hưng thịnh thì vai trò của ngân hàng thương mại rất lớn, khi thị trường bất động sản đóng băng, thì một trong những nguyên nhân sâu xa cũng từ ngân hàng thương mại. Thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế khơng ổn định, thì hệ thống ngân hàng cũng bất ổn. Khắc phục tình trạng này, khơng có cách nào khác là phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại.

2.4.2. Đo lường tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết

Mục đích chính của luận văn là xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả và quy mô. Để ước lượng mối quan hệ này, luận văn sử dụng 2 phương trình ước lượng sau đây:

𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥𝑖,𝑡 = 𝑓(𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥𝑖,𝑙𝑎𝑔, 𝐸𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦𝑖,𝑙𝑎𝑔) + 𝜀𝑖,𝑡 (2.4)

𝐸𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦𝑖,𝑡=𝑓(𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥𝑖,𝑙𝑎𝑔, 𝐸𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦𝑖,𝑙𝑎𝑔) + 𝜀𝑖,𝑡 (2.5)

Trong đó: - Lerner Index là chỉ số Lerner tính tốn trong phần 2.2 - Efficiency là hiệu quả kỹ thuật tồn bộ

Phương trình (2.4) kiểm định sự thay đổi trong cạnh tranh có tác động đến hiệu quả hay khơng, phương trình (2.5) kiểm định sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động có tác động như thế nào đến sức mạnh thị trường.

Độ trễ được lựa chọn là 2.

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả

Biến phụ thuộc LERNER EFFI LERNER(-1) 0,559039 0,030200 (0,08561) (0,05653) [ 6,52969] [ 0,53422] LERNER(-2) -0,023428 0,027803 (0,08265) (0,05458) [-0,28345] [ 0,50943] EFFI(-1) 0,422892 0,233846 (0,15365) (0,10146) [ 2,75225] [ 2,30492] EFFI(-2) 0,039318 0,244790 (0,16247) (0,10728) [ 0,24200] [ 2,28185] C -0,353788 0,484817 (0,19358) (0,12782) [-1,82761] [ 3,79301]

(Nguồn: Tác giả tự tính tốn)

Kết quả kiểm định ở bảng 2.7 cho thấy ở mức ý nghĩa 10%, sức mạnh thị trường có tác động cùng chiều lên hiệu quả và tác động này là có ý nghĩa thống kê tức là cạnh tranh có tác động ngược chiều lên hiệu quả. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về những đặc điểm khác biệt của ngân hàng. Nguyên nhân là các ngân hàng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin nhiều hơn các ngân hàng ở các nước đã phát triển do sự bất định trong những thông tin về kế toán, sự yếu kém của nhân viên ngân hàng khi phân tích rủi ro tín dụng do thị trường còn quá non trẻ. Bên cạnh đó, sự bất hồn hảo trong cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là do sự bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và người đi vay trong hoạt động tín dụng. Do đó, ngân hàng phải áp dụng các biện pháp để giải quyết vấn đề về sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Một trong những biện pháp là duy trì mối quan hệ dài hạn với khách hàng để thu thập thơng tin. Từ đó, các ngân hàng có thể giải quyết vấn đề về bất cân xứng thông tin. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng có thể rút ngắn thời gian quan hệ tín dụng với khách hàng. Những điểm khác biệt trên đã làm sai biệt mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hệ thống ngân hàng.

Kết quả là cạnh tranh có thể làm gia tăng chi phí giám sát và do sự rút ngắn thời gian quan hệ với khách hàng sẽ làm giảm hiệu quả của ngân hàng.

Tuy nhiên, khơng tìm thấy quan hệ có ý nghĩa thống kê của hiệu quả tác động đến cạnh tranh.

R-squared 0,416661 0,133705 Adj. R-squared 0,397377 0,105067

Kết luận Chương 2

Từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi mơ hình hoạt động theo nguyên tắc thị trường, sự cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng diễn ra ngày càng quyết liệt và sự cạnh tranh thực tế hiện vẫn còn tập trung chủ yếu vào khu vực ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay cũng như một số loại hình dịch vụ thanh tốn thơng thường). Kết quả tính tốn cho thấy các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu phải đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt; trong khi các ngân hàng thương mại có mức độ cạnh tranh khắc nghiệt thì các ngân hàng quốc doanh có mức độ cạnh tranh thấp hơn.

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng gia tăng theo thời gian tuy nhiên thành phần chính đóng góp vào hiệu quả của các ngân hàng là do hiệu quả về kỹ thuật hơn là hiệu quả về quy mơ.

Kết quả kiểm định cịn chỉ ra tác động ngược chiều của cạnh tranh lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đây có thể là kết quả của vấn đề bất cân xứng thông tin ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến cạnh tranh ngân hàng và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động là mối quan tâm đặc biệt tại các nước đang phát triển, như tín dụng ngân hàng đến nay được xem là nguồn tài chính bên ngồi lớn nhất cho các cơng ty, khi việc đầu tư đặc biệt nhạy cảm với việc giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí độc quyền và chi phí khơng hiệu quả sẽ do đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có một số tác động tiêu cực tiềm ẩn của cạnh tranh ngân hàng từ việc cạnh tranh nhiều lúc diễn ra thái quá, bất chấp các quy định của pháp luật, đạo đức kinh doanh, vượt quá mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, theo đó có thể cản trở sự ổn định tài chính, tạo ra những tác động nhiều chiều đối với các vấn đề kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Chương 3

GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CẠNH TRANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1.1 Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng đến năm 2020

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước để hình thành bộ mát tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2020 phát triển Ngân hàng Nhà nước trở thành ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trong khu vực.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối theo cơ chế thị trường thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bố có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để định

hướng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1.2 Mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam và định hướng chiến lược đến năm 2020

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển tồn diện hệ thống các Tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình Tổ chức tín dụng, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tại nền tảng sau năm 2020 xây dựng được hệ thống các Tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiến tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên Thế Giới. Bảo đảm các Tổ chức tín dụng, kể cả các Tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống Tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình Tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng

chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại.Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức tín dụng trong kinh doanh.Tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngồi theo cam kết của Việt Nam với quốc tế. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân hàng cổ phần, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngồi sự kiểm sốt của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng yếu kém.

3.1.2.1 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng cơng nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các Tổ chức tín dụng Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thơng thống, cạnh tranh lành mạnh, an tồn và hiệu quả. Khơng hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực, thủ tục, điều kiện giao nhận được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước tự do hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 64 - 158)