Bài học cho ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36)

6. Bố cục đề tài

1.4.2 Bài học cho ngân hàng Việt Nam

Từ những bài học về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên thế giới, đối chiếu với những vấn đề mà các ngân hàng ở Việt Nam đang gặp phải, một số kinh nghiệm chung nhất được rút ra như sau:

- Biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động cùng với việc lành mạnh hóa tình hình tài chính là hai biện pháp khơng thể tách rời với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

- Trong thời kỳ tồn cầu hóa hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngồi, chiến lược sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước với nhau là xu thế chung của thời đại nhằm tăng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cường đầu tư theo chiều sâu cho cơng nghệ mới, nhanh chóng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến; tranh thủ sự hổ trợ công nghệ kỹ thuật vào việc phát triển các dịch vụ mới và nâng cao kỹ năng quản lý điều hành từ các đối tác nước ngoài là việc làm rất cần thiết cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1.5 Đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng mơ hình hồi quy Tobit để phân tích tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mơ hình Tobit dùng để ước lượng hàm hồi quy khi mơ hình có biến phụ thuộc là biến giả. Nguyễn Việt Hùng (2008) đã đưa 02 biến giả OWNERNN và OWNERCP vào mơ hình hồi quy nhằm kiểm định sự khác biệt về hiệu quả có thể có giữa các loại hình ngân hàng. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu các NHTMCP, do đó mơ hình hồi quy OLS được tác giả sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP giai đoạn 2006 – 2013.

Dựa trên lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước, mơ hình các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam được tác giả xây dựng như sau:

Bảng 1.1 Mơ hình đề xuất các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tóm tắt các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, một số khái niệm cũng như các chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã lượt khảo một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng các quốc gia trên thế giới cũng như ngân hàng tại Việt Nam. Đây là nền tảng cơ sở lý thuyết để tác giả phân tích thực trạng và kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế Lạm phát Tổng tài sản ngân hàng Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Thanh khoản Rủi ro tín dụng Mức độ đa dạng hóa sản phẩm Chi phí hoạt động

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hệ thống NHTMCP Việt Nam

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 23 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai Pháp lệnh quan trọng được ban hành: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của ngân hàng nhà nước được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm sốt lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ vốn) được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.

Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất – với ngân hàng nhà nước đồng thời kiêm cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hệ thống các tổ chức tín dụng đã trở nên đông đảo với gần 100 ngân hàng, 30 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 18 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho th tài chính, 01 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và hơn 1.073 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chỉ trong vòng 23 năm.

Về số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần, tính đến 31/12/2013, hệ thống NHTMCP Việt Nam bao gồm 37 NHTMCP, trong đó 04 NHTMNN đã được cổ phần hóa tuy nhiên Nhà Nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70% bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: (i) Giai đoạn 1990 - 1996: ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu “bung ra” trong thời kỳ chuyển đổi. (ii) Giai đoạn 1997 - 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng hai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á. (iii) Giai đoạn 2006 - 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các NHTMCP nông thôn được chuyển đổi lên thành NHTMCP đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngồi. (iv) Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những điểm yếu, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam

2.2.1 Các yếu tố vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế

Trước năm 2008, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế tồn cầu với tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 7%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 7,13%. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vịng xốy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Năm 2008, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,66%. Chính phủ đã tung ra gói kích cầu một một tỷ USD vào năm 2009, gói kích cầu đã phát huy được những hiệu quả tích cực, làm tăng cầu đầu tư và tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu khả quan vào năm 2010 khi đạt mức 6,42%. Tuy nhiên do những yếu kém nội tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể bứt lên khi tăng trưởng kinh tế trong năm 2011 có dấu hiệu chững lại ở mức 6,24%. Cả giai đoạn từ năm 2008 đến 2011, tăng GDP ln thấp hơn 7%, đến năm 2012 chỉ cịn 5,25% và năm 2013 là 5,42%.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP 7,13 5,66 5,4 6,42 6,24 5,24 5,42

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

Lạm phát

Vấn đề luôn làm đau đầu nhà quản lý 5 năm qua chính là kiểm sốt lạm phát, sau giai đoạn quá ưu tiên cho tăng trưởng và tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới 23,12%. Năm 2009, lạm phát đã được Ngân hàng Nhà nước kéo về mức 7,05%. Tuy nhiên, trong năm 2011, tỷ giá USD/VND, giá xăng dầu, giá điện và giá các mặt hàng thiết yếu khác tăng mạnh đã đẩy tỷ lệ lạm phát trong năm lên mức 18,68%. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế đều bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng.

Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 9,09%, thậm chí sang năm 2013, tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 6,59%. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Ngồi ra, một số chun gia phân tích, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.

Bảng 2.2 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ lạm phát 8,3 23,12 7,05 8,86 18,68 9,09 6,59

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

2.2.2 Các yếu tố vi mô

Tổng tài sản

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mơ tài sản. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

của các NHTMCP diễn ra mạnh mẽ từ trước năm 2008. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP là 46,61%, năm 2008, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản chỉ còn 7,14%. Tốc độ tăng trưởng trong năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi mạnh mẽ, đạt mức 37,17% trong năm 2009 và 46,92% trong năm 2010. Trong năm này, hầu hết các ngân hàng đều tăng cường mở rộng mạng lưới, đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ. Khoảng cách quy mơ giữa nhóm NHTMCP hàng đầu với khối quốc doanh đã được rút ngắn.

Bảng 2.3 Tổng tài sản bình qn tồn hệ thống NHTMCP Việt Nam

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản bình quân 34.306 36.757 50.420 74.080 95.089 101.557 128.378

Tốc độ tăng trưởng (%) 46,61% 7,14% 37,17% 46,92% 28,36% 6,80% 26,41%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quy mơ tổng tài sản tích cực đã khơng được duy trì ổn định trong năm 2011 và sụt giảm đáng kể trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản trong năm 2011 là 28,36% và năm 2012 chỉ đạt mức 6,8%. Tăng trưởng quy mô tổng tài sản trong năm 2012 đạt mức thấp do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau: nợ xấu là vấn đề nổi bật trong năm 2012 nhưng vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã được báo động trong năm 2011 do tình trạng xuống dốc của thị trường bất động sản và thị trường chứng khốn; bên cạnh đó, năm 2012 là năm mà các chuyên gia ngân hàng đánh động về tình trạng sở hữu chéo vốn. Nhiều chuyên gia, cơ quan chuyên trách, tổ chức chun mơn… lần lượt có phân tích và khuyến cáo về những bất cập, hạn chế của sở hữu chéo.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản tồn hệ thống NHTMCP đã có sự cải thiện đáng kể, đạt mức 26,41%. Tuy những năm vừa qua là những năm rất khó khăn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn vẫn cịn nhiều bất ổn nội tại, nhưng với những nỗ lực thường xuyên, cả hệ thống đã bước đầu vượt qua những khó khăn, q trình tái cơ cấu và kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đã có những cải thiện đáng kể. Điều này góp phần khơng nhỏ vào việc tăng trưởng tổng tài sản của tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nhìn chung, hệ thống NHTMCP có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản mạnh mẽ trong những năm từ 2006 đến 2013, các ngân hàng tập trung vào việc phát triển mạng lưới, trang bị hệ thống cơng nghệ thơng tin nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Tuy nhiên, năm 2008 và năm 2012 có tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản thấp là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và tình trạng nợ xấu kéo dài. Đó là khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam cho đến nay.

Vốn chủ sở hữu

Tình hình tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP Việt Nam cũng tương tự như tình hình tăng trưởng quy mô tổng tài sản. Trước năm 2011, quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2007 tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu đạt mức 78,53%. Giải thích cho việc tăng trưởng mạnh vốn chủ sở hữu của các NHTM như trên chủ yếu là do Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng ra đời. Vì vậy, trong năm 2007, các NHTMCP đều đồng loạt chạy đua để tăng mức vốn pháp định. Bên cạnh đó, trong năm 2007, khối ngân hàng cổ phần tiếp tục gặt hái thành công về lợi nhuận. Hầu hết các thành viên đều vượt xa kế hoạch đặt ra đầu năm. Điều này góp phần vào việc tăng vốn chủ sở hữu do lợi nhuận giữ lại của các NHTMCP này tăng nhanh. Tuy nhiên, trong năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh doanh. Đa số các ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Dưới áp lực của Nghị định

141/2006/NĐ-CP đã gần đến hạn, các ngân hàng phải tìm mọi cách tăng vốn pháp định trong khi thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, cơ hội tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu trong năm này chỉ đạt 14,84%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2007. Kết quả là đến hết năm 2008 vẫn có một số ngân hàng không đạt được mức vốn pháp định đã đề ra.

Bảng 2.4 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTMCP Việt Nam

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn chủ sở hữu bình quân 2.986 3.429 4.242 5.913 7.502 8.686 10.915 Tốc độ tăng trưởng (%) 78,53 14,84 23,69 39,39 26,87 15,77 25,67

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu được cải thiện trong năm 2009, đạt mức 23,69%. Nhìn chung, trong năm này, lợi nhuận các ngân hàng được cải thiện, đồng thời đây là năm mà chứng khốn ngành ngân hàng rất sơi động với hàng loạt các ngân hàng niêm yết cổ phiếu. Tốc độ tăng trưởng được duy trì tốt trong năm 2010 với mức tăng trưởng đạt 39,39%. Tốc độ tăng trưởng nhanh chủ yếu là do hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)