Lưu trữ điều khiển quá trình: các giá trị quá trình lưu trữ được nhóm vào

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tìm hiểu về cách cài đặt và sử dụng của s7-200 pc access (Trang 50 - 53)

các khối trong PLC và được gởi dưới dạng các tags dữ liệu thô đến Tag Logging bằng quản lý dữ liệu. sau đó các dữ liệu sẽ được chuẩn bị sẳn trong Tag Logging sử dụng chương trình quy định, dạng DLL, và được cất vào nơi lưu trữ. Dạng DLL này là một kênh phụ thuộc, do đó phải tuân thủ theo nhà sản xuất về kênh hay về PLC.

3.1.4 Cấu trúc của Tag Logging CS :

a. Timers : Tag Logging phân biệt 2 hệ thống thời gian khác nhau :

Thời gian thu thập và thời gian lưu trữ.

Thời gian thu thập : khoảng thời gian mà các giá trị trong đó được sao chép từ

ảnh quá trình của quản lý dữ liệu bởi Tag Logging.

Thời gian lưu trữ : khoảng thời gian mà dữ liệu trong đó được nạp vào vùng

lưu trữ. Thời gian lưu trữ luôn là một số nguyên gồm nhiều khoảng thời gian thu thập. giá trị mới nhất được nạp vào vùng lưu trữ.

Thời gian nén : được sử dụng để tạo khoảng thời gian giới hạn trong đó dữ liệu

được nén.

b. Lưu trữ ( Archives ) : có thể lưu trữ bằng một trong 3 cách :

Lưu trữ giá trị quá trình: Nhận nội dung của các Tags quản lý dữ liệu.

Lưu trữ nén: Nén dữ liệu và liên kết các giá trị rất hiệu quả. Bằng cách này,

các giá trị đo lường được bổ túc trực tiếp và ghi nhận ngay lập tức. Lưu trữ nén cho phép lưu trữ trong thời gian dài cho tất cả các kiểu Tags khác trong Tag Logging.

Lưu trữ theo người dùng : Một số biến người dùng ( Tags User-Defined) được

nạp vào vùng lưu trữ cho người sử dụng. Vùng này dùng để thu thập dữ liệu quan trọng, ấn định tham số sản xuất, điều khiển dữ liệu liệt kê.

Giao tiếp giữa PLC và WinCC được thực hiện bởi các dạng thông báo tuân thủ theo các quy ước đặt biệt về cấu trúc.

c. Trends:

Có thể vẽ đồ thị các đường cong từ giá trị thu được trong quá trình. với chức năng này WinCC có thể theo dõi sự thay đổi các giá trị đo lường theo thời gian một cách tổng quát và rõ ràng. Có thể vẽ được nhiều đường cong trên cùng đồ thị, bằng cách chọn nhiều biến tương ứng với các thông số cần hiển thị.

d. Tables :

Table cũng có chức năng giống như Trend, nhưng không hiển thị các thông số bằng đường cong mà bằng giá trị cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Với tính năng này của Table, khi cần thiết có thể hiệu chỉnh các thông số đầu vào để đạt được các giá trị ngõ ra tối ưu như mong muốn.

3.2 Hiển thị các giá trị xử lý :

Quá trình hiển thị các giá trị xử lý được thực hiện theo các bước sau :

• Mở một Tag Logging mới.

• Chèn một Trend Window vào trong hình.

• Chèn một Table Window vào trong hình.

• Thiết lập thông số hoạt động.

• Thực thi hình ảnh trong thời gian thi hành.

4. Chức năng Alarm Logging :

Alarm Logging đảm bảo phụ trách các thông báo nhận được và lưu trữ, chứa các chức năng nhận thông báo từ các quá trình, để chuẩn bị, hiển thị, hồi đáp và lưu trữ chúng. Với đặt tính này, Alarm Logging giúp người dùng tìm ra nguyên nhân của lỗi trong hệ thống trong khi vận hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống Alarm Logging có các đặt tính sau :

• Cung cấp các thông tin về lỗi và trạng thái hoạt động toàn diện.

• Cho phép sớm nhận ra các tình trạng nguy cấp.

• Tránh và giảm thiểu thời báo.

• Chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.

• Cung cấp tài liệu

Alarm Logging bao gồm 2 thành phần hệ thống :

• Hệ thống cấu hình ( Alarm Logging CS ).

• Hệ thống Run- Time ( Alarm Logging RT ).

4.1 Nhiệm vụ của Alarm Logging CS :

Sử dụng Alarm Logging CS đặt cấu hình cho hệ thống thông báo để chúng được hiển thị theo cách ta muốn. Có thể thực hiện điều này trước khi hệ thống Run-Time khởi động. hệ thống cấu hình Alarm Logging của WinCC cung cấp một giao diện đặc biệt tạo lập sẵn.

4.2 Nhiệm vụ của Alarm Logging RT :

Alarm Logging RT có nhiệm vụ thu thập các thông báo và hồi đáp, chuẩn bị các thông báo để hiển thị và lưu trữ.

Các dạng thông báo: chứa các mục và chức năng như: quá trình, theo dõi hệ

thống điều khiển, các ứng dụng.

Theo dõi các sự cố : hệ thống Alarm Logging chưa hổ trợ việc theo dõi các sự

cố. Tuy nhiên , vẫn có thể liệt kê các sự cố như: Tràn bộ phận lưu trữ, thông báo về tình trạng máy in, lỗi do Server, sự cố trong quá trình truyền thông quá trình,thông báo nhóm, điều khiển quá trình và lưu trữ.

4.3.2 Thủ tục thông báo :

WinCC hổ trợ 2 thủ tục thông báo gồm: Thủ tục thông báo bit và thông báo đúng

trình tự thời gian.

Thủ tục thông báo bit : Thủ tục phổ biến cho phép nhận các thông báo

từ PLC. Alarm Logging sẽ thu thập các giá trị thực sự từ việc quản lý biến ( tag ) của quản lý dữ liệu. Alarm Logging sẽ gán ngày, giờ trong thủ tục này.

Thông báo đúng trình tự thời gian : Thủ tục này giả sử rằng chính các PLC

tạo ra thông báo sự cố,tự ấn định ngày / giờ và các giá trị quá trình. Tất cả các thông báo của PLC được nhóm lại bởi một dạng thông báo tạo sẵn cho toàn bộ dự án.

Cấu trúc một thông báo :

Một thông báo chứa các thông tinh hệ thống và các tham số khác, được hiển thị theo hình thức các cột. Nếu các cột này chứa các tên đồng nhất, các giá trị và các khối giống nhau, được gọi là các khối thông báo.

Tổ chức các thông báo :

WinCC cung cấp 16 lớp thông báo với 16 kiểu thông báo. Có thể đặt cấu hình cho các lớp thông báo. Mỗi một thông báo được gán với một kiểu thông báo. Các kiểu thông báo cũng được nhóm trong các lớp thông báo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiển thị các thông báo trong chế độ Run-Time :

+ Báo cáo thông báo : Một hình thức khác của việc chuyển thông báo là hiển thị

bằng báo cáo. Hệ thống phân biệt giữa các kiểu sau :

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tìm hiểu về cách cài đặt và sử dụng của s7-200 pc access (Trang 50 - 53)