Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích thống kê mơ tả

Phân tích thống kê tần số nhằm mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của nhóm mẫu khảo sát bao gồm: giới tính, độ tuổi, chức vụ, thâm niêm cơng tác, số con hiện có.

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-Tổng cộng correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Sau khi loại các biến không phù hợp, hệ số Cronbach Alpha sẽ được tính lại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi hồn thành phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng. Phân tích EFA giúp đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để nhận dạng và xác định các khái niệm liên quan bằng phương pháp EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép quay khơng vng góc Promax. Sử dụng phép quay khơng vng góc, sau khi quay các nhân tố sẽ ở vị trí phù hợp nhất, do đó trọng số nhân tố của các biến đo lường sẽ tối đa ở trục nhân tố chúng đo lường và tối thiểu ở trục còn lại.

Phương pháp phân tích EFA này chỉ được sử dụng khi Hệ số Kaiser-Mayer- Olkin (KMO) từ 0.5 → 1, với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05, nhằm bác bỏ giả thuyết các biến không tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết này bị bác bỏ thì phân tích EFA là phương pháp thích hợp (Kaiser, 1974 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ngồi ra tác giả còn chú ý đến một số tiêu chuẩn sau:

- Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0.5 (nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại)

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Nunnally & Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tác cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu này. Để kiểm định vai trị trung gian của biến xung đột cơng việc - gia đình (WHI), thủ tục phân tích các mơ hình theo phương pháp của Barson và Kenny (1986) được áp dụng. Theo thủ tục này biến trung gian phải thỏa mãn ba điều kiện sau đây:

- Thứ nhất: biến độc lập giải thích được biến thiên của biến trung gian - Thứ hai: biến trung gian giải thích được biến thiên của biến phụ thuộc - Thứ ba: Sự hiện diện của biến trung gian làm giảm mối quan hệ giữa biến

độc lập và biến phụ thuộc.

Tuy nhiên, do thủ tục kiểm định biến trung gian của Barson và Kenny (1986) không kiểm định ý nghĩa thống kê ảnh hưởng của biến trung gian, do đó kiểm định Sobel sẽ thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp có ý nghĩa hay khơng.

Các mơ hình hồi quy

Để kiểm định các giả thuyết, các mơ hình hồi quy sau sẽ được thực hiện theo thứ tự điều kiện kiểm định biến trung gian của Barson và Kenny (1986):

- Mơ hình 1: Mơ hình hồi quy đánh giá ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ

thuộc.

Kết quả hồi quy mơ hình 1 sẽ kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, cụ thể các giả thuyết như sau:

H1: Thời gian làm việc tổ chức mong đợi ảnh hưởng ngược chiều đến thỏa

mãn cân bằng công việc - gia đình.

H2: Áp lực cơng việc ảnh hưởng ngược chiều đến thỏa mãn cân bằng công việc - gia đình.

H3: Sự khơng ổn định nghề nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến thỏa mãn cân bằng công việc - gia đình.

H4: Kiểm sốt cơng việc ảnh hưởng cùng chiều đến thỏa mãn cân bằng công vệc cuộc sống.

H5: Hỗ trợ tại nơi làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình

- Mơ hình 2: Mơ hình hồi quy đánh giá ảnh hưởng của biến độc lập lên biến trung

gian.

Kết quả hồi quy mơ hình 2 nhằm kiểm định điều kiện thứ nhất của biến trung gian. - Mơ hình 3: Mơ hình hồi quy đánh giá ảnh hưởng của biến trung gian lên biến phụ

thuộc.

Kết quả hồi quy mơ hình 3 nhằm kiểm định giả thuyết H6: “Xung đột cơng

việc - gia đình ảnh hưởng ngược chiều với thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình”

đồng thời kiểm tra điều kiện thứ hai của biến trung gian.

- Mơ hình 4: Mơ hình hồi quy ảnh hưởng của biến độc lập và biến trung gian lên

biến phụ thuộc.

Kết hợp kết quả hồi quy mơ hình 1 và 4 kiểm tra điều kiện thứ ba của biến trung gian. Sau đó sử dụng kiểm định Sobel để xem xét ý nghĩa thống kê của biến trung gian nhằm kiểm định các giả H7a, H7b, H7c, H8a và H8b, cụ thể các giả thuyết như sau:

H7a: Xung đột cơng việc - gia đình là biến trung gian trong mối quan hệ giữa thời gian làm việc tổ chức mong đợi và thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình.

H7b: Xung đột cơng việc - gia đình là biến trung gian trong mối quan hệ giữa áp lực công việc và thỏa mãn cân bằng công việc - gia đình.

H7c: Xung đột cơng việc - gia đình là biến trung gian trong mối quan hệ giữa sự không ổn định nghề nghiệp và thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình.

H8a: Xung đột cơng việc - gia đình là biến trung gian trong mối quan hệ giữa kiểm sốt cơng việc và thỏa mãn cân bằng cơng việc - gia đình.

H8b: Xung đột cơng việc - gia đình là biến trung gian trong mối quan hệ giữa hỗ trợ tại nơi làm việc và thỏa mãn cân bằng công việc - gia đình.

- Các biến được đưa vào phân tích hồi quy theo phương pháp Enter.

- Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội tác giả dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) vì nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. - Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. - Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Beta.

- Cuối cùng tiến hành dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi quy.

Tóm tắt:

Chương 3 trình bày cụ thể quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước – nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thơng quan thảo luận nhóm với 10 thành viên để điều chỉnh từ ngữ, loại các thang do trùng lắp ý nghĩa và đảm bảo đáp viên hiểu được câu hỏi. Nghiên cứu định lượng thực hiện phỏng vấn với cỡ mẫu là 200 nhân viên, sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha để đánh giá thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định thang đo, sau đó sẽ sử dụng hồi qui bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến thỏa mãn cân bằng công việc gia đình của nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)