CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NHTM
1.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
Từ kết quả và những hạn chế của các nghiên cứu trước, xét trong điều
kiện địa lý kinh tế và môi trường kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Tác
giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau.
1.4.1. Lựa chọn biến đại diện cho tỷ suất lợi nhuận NHTM dự kiến đưa vào mơ hình. mơ hình.
Khả năng sinh lợi cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có trên thị truờng để có thể tạo ra lợi nhuận (Amico & cộng sự, 2011). Tuy nhiên, một ngân hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao chưa hẳn là tốt, để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng cao như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao. “Lợi nhuận là mục tiêu chính của tất cả các hoạt động kinh doanh. Nếu khơng có lợi nhuận, các hoạt
động kinh doanh khơng thể tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, việc đo lường tỷ suất lợi nhuận trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tỷ suất lợi nhuận trong tương lai đóng vai trị rất quan trọng” (Don Hofstrand, 2009).
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày
16/06/2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy dịnh
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản
ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của
một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng có
mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển
trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động không hiệu
quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản khơng có tính thanh
khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh tốn. Trong mơi trường cạnh
tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao tỷ suất lợi nhuận
của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững.
Ở cấp độ ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng nắm giữ. Ðó là khả năng ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận từ tất cả các hoạt động kinh doanh, có tính đến mức độ rủi ro.
Ðể nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các ngân hàng phải tạo ra nguồn thu nhập ngày càng tăng, tiết kiệm chi phí hoạt động tới mức hợp lý, đồng thời phải hạn chế được rủi ro, thất thốt thơng qua các chính sách, biện pháp quản lý hợp lý nhằm đảm bảo cho mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân
hàng có thể hoạt động và phát triển một cách :“an toàn - hiệu quả - bền
vững”.
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và một số nghiên cứu ở Việt
Nam trước đây đã dùng chỉ tiêu ROA để đại diện cho việc nghiên cứu các
Sehrish Gul & các cộng sự (2011), Bashir (2000), Muhammad Sajid Saeed (2014). Đồng tình với các nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số tỷ suất lợi
nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) làm đại diện cho biến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng.
1.4.2. Lựa chọn các biến có tác động đến tỷ suất lợi nhuận NHTM dự kiến đưa vào mơ hình đưa vào mơ hình
Qua quá trình tham khảo kết quả nghiên cứu của Bashir (2000),
Sehrish Gul & các cộng sự (2011), James W. Scott & Jose Carlos Arias
(2011), Muhammad Sajid Saeed (2014), tác giả thấy rằng có một số yếu tố
tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng ở hầu hết các nghiên cứu trên, có
thể phân loại chúng thành hai nhóm: nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các
yếu tố bên ngồi. Cụ thể:
+ Nhóm yếu tố bên trong gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
+ Nhóm yếu tố bên ngoài gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng còn phụ thuộc vào một số yếu
tố định tính khác như: như tỷ lệ nợ xấu, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý,
cơng tác quản trị rủi ro hoạt động, công tác quản trị rủi ro tín dụng, uy tín của
ngân hàng…hay các yếu tố vĩ mô như môi trường luật pháp, môi trường cạnh
tranh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, tâm lý ngân hàng,..
Các yếu tố này cũng tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng, nếu kiểm soát
được tốt sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận ngân hàng NHTM. Tuy nhiên, do
không thực hiện đo lường được nên các yếu tố này sẽ được đề cập trong các
giải pháp thúc đẩy tăng tỷ suất lợi nhuận NHTM.
1.4.3. Các khái niệm và cách đo lường các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng thương mại dự kiến đưa vào mơ hình
• Các yếu tố bên trong
Biến quy mơ ngân hàng được tính bằng cách logarit tự nhiên tổng tài sản của ngân hàng. Tác giả sử dụng hàm logarit để điều chỉnh giá trị biến qui mơ có giá trị lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mơ hình. Biến qui mô ngân hàng được khá nhiều tác giả đưa vào nghiên cứu như Sehrish
Gul & các cộng sự (2011), Daniel Foos & ctg (2010), Jin-Li Hu & ctg
(2004), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011).
Đề tài đưa biến quy mơ ngân hàng vào nghiên cứu với cơng thức tính như sau:
Quy mơ ngân hàng (SIZEi,t) = lg (Tổng tài sản ngân hàng i năm t)
+ Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t): Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t) phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng được tính như sau:
𝐋𝐎𝐀𝐍𝐢, 𝐭 = Doanh số cho vay ngân hàng i năm tTổng tài sản ngân hàng i năm t
+ Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t): Biến tỷ lệ tiền gửi
trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t) phản ánh lượng tiền huy động được của ngân
hàng được tính như sau:
𝐃𝐄𝐏𝐎𝐒𝐈𝐓𝐒𝐢, 𝐭 =Tiền gửi khách hàng của ngân hàng i năm tTổng tài sản ngân hàng i năm t
+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được tính như sau:
𝐂𝐀𝐏𝐢, 𝐭 =Vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t
Tổng tài sản ngân hàng i năm t • Các yếu tố bên ngoài
+ Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt):
GDP là chỉ số giá trị thị trường của tất cả hàng hóa kể cả hữu hình và
vơ hình được sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP là tiêu chí tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế. Tăng trưởng GDP chính là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trước và được thể hiện bằng đơn vị
tính phần trăm.
Cách thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tăng trưởng GDP được lấy từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam
+ Tỷ lệ lạm phát (INFt)
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Chỉ tiêu
này cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính
tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng.
Cách thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ lạm phát được lấy
từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.