Tổng hợp các biến dùng trong mơ hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ lên tiêu thụ năng lượng (Trang 44 - 47)

STT Tên biến Ký hiệu

Nguồn dữ liệu

Các chỉ số World Development Indicators (WDI)

1 Tiêu thụ năng lượng yit Năng lượng sử dụng (kg dầu qui đổi bình quân đầu người).

2 Thu nhập GDPit GDP bình quân đầu người thể hiện trong hiện giá sức mua trong năm 2005 US$. 3 Giá năng lượng INit Chỉ số giá tiêu dùng (%).

4 Tín dụng tư nhân FD1it Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân bằng bằng một phần của GDP (%). 5 Tín dụng trong nước FD2it Tín dụng trong nước được cung cấp bởi

các lĩnh vực ngân hàng bằng một phần của GDP (%).

6 Giá trị cổ phiếu được giao dịch

FD3it Tỷ lệ giữa tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch với GDP (%).

7 Vòng quay thị trường chứng khoán

FD4it Tỷ lệ giữa tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch với mức vốn hóa thị trường chứng khoán (%).

8 Đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI

FD5it Tỷ lệ vốn rịng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%).

9 Chi tiêu chính phủ Git Tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (%).

3.3 Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu:

Các ưu điểm của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian, theo Baltagi:

Dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, tiểu bang, đất nước, v.v… theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này. Dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo khơng kiểm sốt được tính khơng đồng nhất này nên các nguy cơ kết quả sai lệch sẽ xảy ra. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân, được trình bày ngay sau đây. Ta sử dụng thuật ngữ cá nhân theo ý nghĩa chung bao gồm các đơn vị vi mô như các cá nhân, các doanh nghiệp, tiểu bang, và đất nước.

Dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu thông tin mới và nhiều hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo khơng gian. Điều này có thể làm cho kết quả của việc ước lượng các tham số dữ liệu bảng chính xác hơn.

Thơng qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Sự biến động trong dữ liệu của các biến giải thích càng nhiều thì độ chính xác của ước lượng càng cao. Ví dụ: Tình trạng thất nghiệp, luân chuyển cơng việc, và tính lưu chuyển lao động sẽ được nghiên cứu tốt hơn với dữ liệu bảng.

Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát và đo lường khi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Cho phép kiểm soát sự khác biệt không quan sát được giữa các thực thể (entities), ví dụ như khác biệt văn hoá giữa các quốc gia hay sự khác biệt về triết lý kinh doanh giữa các công ty. Cho phép kiểm sốt các biến khơng quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (chính sách quốc gia, thỏa thuận quốc tế).

Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mơ hình hành vi phức tạp hơn so với dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy và dữ liệu chéo theo khơng gian thuần túy. Ví dụ,

các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thông qua dữ liệu bảng tốt hơn; được nghiên cứu tốt hơn và được mơ hình hóa bằng các bảng.

Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng.

Tóm lại, dữ liệu bảng có thể giúp chúng ta phân tích dữ liệu hiệu quả hơn, nghiên cứu chính xác hơn theo những cách thức mà khơng chắc có thể đạt được nếu ta chỉ sử dụng các dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy.

3.4 Dữ liệu và mẫu quan sát 3.4.1 Thu thập và xử lý dữ liệu 3.4.1 Thu thập và xử lý dữ liệu

Dựa vào các mơ hình được trình bày ở phần 3.2, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho việc ước tính kết quả nghiên cứu cho chương 4. Bài nghiên cứu được thực hiện trên 18 quốc gia Apec Châu Á Thái Bình Dương và giai đoạn nghiên cứu là từ năm 1990 đến năm 2014. Dữ liệu thống kê trong bài được thu thập và tổng hợp để tính tốn các biến độc lập và biến phụ thuộc trong các mơ hình thực nghiệm được lấy từ các chỉ số World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank. Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dạng dữ liệu bảng (panel data).

Tăng trưởng kinh tế được đo bằng sự tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người. GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm trong nước chia cho dân số giữa năm.

Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh những thay đổi trong chi phí cho người tiêu dùng trung bình có được một giỏ hàng hóa và dịch vụ có thể được cố định hoặc thay đổi trong khoảng thời gian quy định, chẳng hạn như hàng năm. Dữ liệu là số thời kỳ trung bình.

Tín dụng tư nhân (FD1it) được đo bằng tín dụng trong nước cho khu vực tư gồm nguồn tài chính mà các tập đồn tài chính cung cấp cho khu vực tư nhân, thông

qua các khoản vay, mua các chứng khốn khơng góp vốn, các khoản tín dụng thương mại và các khoản khác phải thu, các khoản phải trả,...

Tín dụng trong nước (FD2it) được đo bằng tín dụng được cung cấp bởi các khu vực ngân hàng như là một phần của GDP.

Giá trị cổ phiếu được giao dịch (FD3it) được đo bằng tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trên thị trường như là một phần của GDP.

Vịng quay thị trường chứng khốn (FD4it) được đo bằng tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch như một phần của vốn hóa thị trường chứng khốn.

FDI (FD5it) được đo bằng tỷ lệ của dòng vốn ròng vào GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngồi là những dịng vốn rịng của đầu tư để có được một sự quan tâm quản lý lâu dài (10% trở lên cổ phiếu biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác hơn là các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ lên tiêu thụ năng lượng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)