2.1. Giới thiệu về công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền: đây là mục tiêu hàng đầu của
Ngân hàng Nhà nước trong khi thực hiện chính sách tiền tệ. Khi lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động, gây mất ổn định kinh tế xã hội; một tỷ lệ lạm phát vừa phải thì lại có tác dụng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Do đó Ngân hàng Nhà nước phải kiểm sốt lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu dài, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động. Kiểm soát lạm phát biểu hiện trước hết ở việc ổn định được giá trị của đồng tiền, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới thì
đồng tiền phải ổn định cả trong nước để đảm bảo sức mua trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái để duy trì cán cân thanh tốn, thu hút đầu tư, khuyến khích xuất nhập khẩu. Kiểm sốt lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền là hai mục tiêu phải đi đôi với nhau.
Tạo công ăn việc làm: việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng
đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chính sách tiền tệ có thể tác động đến cơng ăn việc làm trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, khi đó cầu lao động sẽ tăng và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại đối với chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi theo đuổi mục tiêu này thì cũng kéo theo một tỷ lệ lạm phát gia tăng nên phải cân đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền.
Tăng trưởng kinh tế: mục tiêu này đi đôi với việc tạo việc làm cho người lao
động, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tác dụng gia tăng lên cả hai mục tiêu này và ngược lại đối với chính sách thắt chặt.
Các mục tiêu trên của chính sách tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi thực thi chính sách tiền tệ cần đảm bảo dung hòa giữa các mục tiêu, khơng thể tuyệt đối hóa một mục tiêu nào. Trong ngắn hạn các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau, do đó chính sách tiền tệ khơng thể đạt được tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn được mà cần có mục tiêu lâu dài. Chính sách tiền tệ khơng thể có tác động trực tiếp và đạt được mục tiêu ngay (vì các mục tiêu trong dài hạn) mà thường phải qua các mục tiêu trung gian trong ngắn hạn trước đó là khối lượng tiền (M1, M2, M3) và lãi suất thị trường.
2.1.3. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Luật
quy định rõ: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ, các cơng cụ này gồm:
Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho tổ chức tín dụng. Với cơng cụ này, NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng, là chỗ dựa cuối cùng và vững chắc để các Ngân hàng Thương mại (NHTM) mở rộng hoạt động cho vay đối với nền kinh tế trong giới hạn đã được NHNN kiểm sốt. Theo quy định thì tái cấp vốn bao gồm các hình thức:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; - Chiết khấu giấy tờ có giá;
- Các hình thức tái cấp vốn khác.
Lãi suất: là công cụ đi đôi với công cụ tái cấp vốn, hai công cụ này đi liền với
nhau mới tạo ra được hiệu ứng thực sự. Để thực hiện chính sách tiền tệ thơng qua kênh lãi suất NHNN công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác. Lãi suất cơ bản không phải là cơ sở để xác định lãi suất cấp tín dụng trên thị trường, trong quá khứ đã có giai đoạn các NHTM dựa vào lãi suất cơ bản để quyết định lãi suất cấp tín dụng của mình. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình lãi suất biến đổi liên tục, nhất là việc cạnh tranh hoạt động của các NHTM khiến cho vai trò của lãi suất cơ bản ngày càng mờ nhạt, lãi suất cơ bản trở về với ý nghĩa vốn có của nó là khái niệm được đưa ra trong Luật dân sự nhằm quy định về trách nhiệm dân sự
và hình sự trong việc cho vay nặng lãi. Đối với lãi suất tái cấp vốn, đây là công cụ mạnh của NHNN trong việc điều chỉnh thắt chặt hay nới lỏng thị trường tín dụng. Việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn cũng là cơ sở hình thành lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, một chỉ báo quan trọng của kênh lãi suất. NHNN điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền, khi điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu thì lãi suất tín dụng trên thị trường sẽ giảm theo và ngược lại. Vì có tác động rất mạnh đến lãi suất trên thị trường nên đây là cơng cụ đắc lực để NHH thực thi chính sách tiền tệ.
Tỷ giá: tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương cũng như các hoạt động đối ngoại khác, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động mạnh đến giao dịch vãng lai, giao dịch vốn giữa Việt Nam với nước ngồi. Do đó đây là cơng cụ mà nhiều nước đã dùng để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện tại tỷ giá được NHNN điều hành tỷ giá theo hướng ổn định hỗ trợ xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế… NHNN còn chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá mua – bán ngoại tệ cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN. Điều này đã mang lại sự ổn định của tỷ giá, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, khơng có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ đơ la hóa giảm mạnh. Đây chính là tiền đề để kênh truyền dẫn tỷ giá của chính sách tiền tệ phát huy tác dụng của mình.
Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà các ngân hàng buộc phải gửi vào một tài khoản
tại NHNN. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng dẫn đến mức dự trữ bắt buộc tăng, làm giảm nguồn vốn khả dụng và làm giảm khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng.
Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông
qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. Khi muốn thay đổi lượng cung tiền, NHNN sẽ mua hay bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng, điều này làm thay đổi lượng tiền trong lưu thơng, qua đó NHNN sẽ kiểm soát được khối lượng tiền trong nền kinh tế.
2.2. Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Một thống kê có thể làm bất ngờ rất nhiều người, theo số liệu tính tốn ở bảng 1-1, trong vòng 6 năm (từ 2007 đến 2013) một nửa tổng tài sản của người dân Việt Nam đã bốc hơi mất, giả sử năm 2007 bạn có thể ăn một tơ phở với giá 20.000đ thì đến năm 2013 bạn chỉ có thể mua một nửa tơ phở với số tiền trên. Nguyên nhân của kẻ cướp vơ hình này chính là lạm phát.
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2007 – 2013 của tổng cục thống kê
Hình 2-1: Tỷ lệ lạm phát của Việt nam giai đoạn 2007 – 2013 Bảng 2-1: Bảng tính giá trị tương đương 1 triệu đồng giai đoạn 2007 - 2013 Bảng 2-1: Bảng tính giá trị tương đương 1 triệu đồng giai đoạn 2007 - 2013
12.63% 19.89% 6.52% 11.75% 18.58% 6.81% 6.04% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lạm phátViệt Nam giai đoạn 2007 - 2013
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lạm phát 12.63% 19.89% 6.52% 11.75% 18.58% 6.81% 6.04%
Giá trị tương đương 1
Nguồn: tác giả tự tính tốn
Có thể thấy, lạm phát là vấn đề dai dẳng và tác động lớn, làm bào mòn những thành quả của tăng trưởng kinh đối với nền kinh tế Việt Nam. Năm 2012 có thể coi là năm thành công của nền kinh tế Việt Nam khi lạm phát cả năm được giữ ở mức 6,81%; tuy nhiên nếu so với một số nước như Trung Quốc (2,4%), Nhật Bản (-0,1%), Hàn Quốc (1,4%), Indonesia (4,3%) (nguồn: global-rates.com) thì có thể thấy nền
kinh tế Việt Nam bị thiệt hại lớn so với các nước khác. Điều này cũng chứng tỏ sự điều hành nền kinh tế Việt Nam vẫn còn yếu kém. Việc tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của lạm phát nhằm đưa ra những giải pháp xử lý đúng đắn, hiệu quả, sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mơ.
2.2.1. Do chính sách tiền tệ mở rộng của Việt Nam
Do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn này đã bị chững lại. Nhằm khôi phục lại nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện liên tiếp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng; chi Ngân sách Nhà nước và dư nợ tín dụng đều liên tục tăng, kéo theo đó là cung tiền M2 cũng tăng theo. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam đạt mức 31,4%, trong khi đó ở một số nước như Trung Quốc là 17,8%, Indonesia 13%, Malaysia 8,7%, Thái Lan 6,2%. Điều này làm tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP năm 2000 chỉ ở mức chưa đến 60% thì đến cuối năm 2010 đã lên tới 130%. Giai đoạn 2007 - 2010, M2 của Việt Nam đã tăng 2 lần; trong khi đó, GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế tăng 1,20 lần. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng bình qn tăng 30,6%/năm. Hệ số dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã tăng từ 40% năm 2000, lên mức 116,14% năm 2010 (gần 3 lần). Ở Trung Quốc, hệ số này tăng 1,23 lần, Thái Lan và Malaysia hầu như không tăng.
tỷ lệ tiết kiệm, đi kèm với đó là chi ngân sách nhà nước tăng lên gần mức 30% GDP, ngân sách nhà nước liên tục bị thâm hụt. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội luôn ở mức khá cao, nhất là chi cho đầu tư công. Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ đã phải huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu Kho bạc và vay nợ quốc tế. Việc phát hành trái phiếu, tín phiếu này sẽ không tác động làm thay đổi M2 nếu được bán cho công chúng. Nhưng thực tế số trái phiếu này hầu hết bán cho tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng sử dụng để chiết khấu hoặc bán cho Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở, điều này lại trực tiếp làm tăng M2.
Tình trạng phát triển q nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn, tình trạng đơ la hóa, vàng hóa nghiêm trọng, đã khiến cho một lượng vốn lớn của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất hàng hóa để cân đối với nguồn tiền; đồng thời gây ra những cơn sốt giá và lan tỏa sang giá các mặt hàng khác, cũng góp phần làm tăng lạm phát.
Để bù lại sự mất giá của đồng tiền, Chính phủ đã điều chỉnh tăng lương tối thiểu, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và lạm phát kỳ vọng. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010, mức lương danh nghĩa của cán bộ, cơng chức tăng bình quân 16,18%/năm, cụ thể đầu năm 2008 lương tối thiểu được điều chỉnh tăng từ mức 450.000 VND lên 540.000 VND; hoặc đề xuất tăng lương tối thiểu từ 830.000 VND lên 1.050.000 VND vào năm 2012 khi mà lạm phát 9 tháng đầu năm 2010 là 16,63%. Điều này tạo nên tác động tâm lý tới giá cả hàng hóa ngay trong ngắn hạn và tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân trong trung và dài hạn.
2.2.2. Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa thế giới
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng mở cửa với thế giới, những con số thống kê đã chỉ ra rõ với tỷ trọng xuất khẩu trên GDP đạt 160%, tỷ lệ nhập khẩu trên GDP ở mức trên 80%. Việt Nam là nước có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu lớn nhất khu vực, cơ cấu chi phí sản xuất có tỷ trọng lớn các đầu vào sản xuất phải nhập khẩu, do đó tác động của giá
cả hàng hóa thế giới là điều không thể tránh khỏi. Từ năm 2006 đến 2011 chỉ số hàng hóa thế giới tăng 132%, giá năng lượng tăng 90,9%, giá lương thực tăng 151,2%. Do độ mở cao nên Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. Giá trên thị trường quốc tế vừa tác động đến giá cả trong nước qua nhập khẩu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giá cả những loại hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước, đặc biệt là hàng hóa nơng sản đã tạo áp lực tăng giá trong nước.
Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 trước khi giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đây là một trong những yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam đạt đến 19,89% vào cuối năm 2008 và quay ngoắt giảm xuống chỉ còn ở mức 6,52% trong năm 2009. Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa thế giới lên Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy khi mà ta có thể thấy được sự tương đồng của diễn biến giá cả hàng hóa thế giới và lạm phát ở Việt Nam.
Hình 2-2: Biểu đồ giá cả hàng hóa thế giới. giá lương thực và giá dầu thô giai đoạn từ 10/2006 – 12/2011
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên mở rộng đầu tư, sử dụng nhiều vốn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, điều này thể hiện ở chỉ số ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Giáo sư Dani Rodrick, Viện