Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu SANG KIEN KINH NGHIEM chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 và 5 (Trang 30 - 31)

Luyện tập để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học, các em phải học tập và ren luyện, được gia đình, nhà trường và xã hội vun đắp. Chính vì vậy, đòi hỏi người thầy phải thât kiên trì bền bỉ, biết phát huy trí lực, khả năng sáng tạo của học sinh. Tạo cho các em nguồn cảm hứng, sự say mê khi tiếp xúc với thơ văn.

Đặc biệt người thầy pải tự học hỏi, bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp, chịu khó tìm tòi các phương pháp giảng dạy để có những giờ giảng dạy hay, cuốn hút học sinh. Học sinh yêu thích

văn học ngày càng nhiều, các em rất ham thích và hứng thú với những giờ văn cảm thụ. Ngôn ngữ nói và viết của các em ngày một trong sáng hơn, bài viết của các em trôi chảy, lưu loát tự nhiên, không gò ép, không sáo rỗng. Nhờ đó mà thúc đẩy chất lượng của môn Tập làm văn. Một phân môn mà các em thường ngại ngùng khi tếp xúc, một điều không thể thiếu là người thầy phải có năng khiếu về thơ văn, ngôn ngữ trong sáng, phương pháp linh hoạt sáng tạo. Người thầy được coi là những dòng sông ngày đêm chuyên chở phù sa bồi dắp cho vạn vật tốt tươi. Hàng năm các cấp lãnh đạo và quản lý giáo dục nên tổ chức hội thảo và rút kinh nghệm về quản lý lãnh đạo.

Với những kinh nghiệm và bài học xử thế điển hình để các thành viên trong Ban giám hiệu, các nhà trường có dịp soi lại mình, soi lại phương hướng đường lối chỉ đạo chung và chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu SANG KIEN KINH NGHIEM chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 và 5 (Trang 30 - 31)