Các loại chân cắm

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp bộ nguồn máy tính (Trang 89 - 90)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

4. Các loại chân cắm

Dây cắm của nguồn điện máy tính được đánh mã màu rất chi tiết, màu đỏ là điện +5v, màu vàng là +12v, màu đen là dây "mát" (Ground)... Chúng được tập hợp lại thành những dạng chân cắm cơ bản sau đây:

- Molex: Sử dụng cho các loại đĩa cứng và ổ đĩa quang, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng để cắm quạt và một số thiết bị khác như card đồ họa AGP (Geforce 5, 6 hoặc Radeon X800) hay BMC như của Asus hay DFI.

- Đầu cắm nguồn chính: Nguyên bản ATX ban đầu có 20 chân cắm, chuẩn mới 2.0 đã nâng số chân cắm chính lên 24 chân. Bạn cũng có thể tìm thấy một số BN có dạng chân 20+4 với chốt gắn cho phép sử dụng cả trên các BMC với đầu điện nguồn dạng 20 hay 24 chân.

- Dây điện phụ 12V: Xuất hiện cùng với hệ thống Pentium 4. Dây này gồm 4 đầu cắm với 2 chân 12V và 2 chân "mát".

- Đầu cắm SATA: Những BN mới nhất đều phải có tối thiểu từ 2 tới 4 chân cắm dẹt dành cho những đĩa cứng SATA hiện đại. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các đoạn dây chuyển nếu như nguồn của mình không có loại chân này.

- Đầu PCI-Express: Cũng tương tự như với chân cắm SATA, đầu cắm PCI-Express là thứ không thể thiếu trong các BN thế hệ mới. Những nguồn điện với chứng nhận SLI hoặc Crossfire cho các hệ thống đồ họa kép luôn có tới 2 đầu cắm dạng này để sử dụng với card đồ họa PCI-Express. Tất nhiên, nếu nguồn của bạn không có đầu cắm mà vẫn muốn sử dụng card đồ họa mới, bạn vẫn có thể sử dụng các jack chuyển đối (đôi khi được tặng kèm theo card).

- Đầu cắm ổ đĩa mềm: Nguyên thủy, giắc cắm này được sử dụng cho ổ đĩa mềm, nó cũng gồm 2 dây ground, 1 dây +5V và 1 dây +12V. Về sau, có khá nhiều thiết bị khác cũng sử dụng kiểu đầu cắm này như các card đồ họa, đầu chuyển đổi ATA – SATA của đĩa cứng và thậm chí là cả BMC như DFI Lanparty NF4.

- Đầu cắm EPS 12V 8 chân: Thường được sử dụng cho các BMC workstation trên những hệ thống máy tính chuyên nghiệp với CPU Opteron hay Xeon. Gần đây, một số BMC desktop mới cũng bắt đầu sử dụng đầu cắm này ví dụ như dòng P5WD2 của Asus.

Hiện nay, thiết kế tháo rời (Modular Concept) của bộ nguồn máy tính đang bắt đầu được sử dụng. Bạn hãy thử hình dung một bộ nguồn chuẩn ATX 2.01 sẽ có khoảng 8- 10 đầu cắm Molex, 1 đầu cắm chính, một hoặc hai đầu cắm PCI-Express, 1 đầu 12V, 2 tới 4 đầu SATA và một số các đầu giao tiếp riêng đặc biệt khác. Tuy nhiên hệ thống máy tính của bạn nếu chỉ ở mức cơ bản và sử dụng chưa tới ½ số đầu cắm này thì chắc chắn việc sắp xếp gọn gàng những đầu cắm dư bên trong máy sẽ khá rắc rối. Modular Concept cho phép bạn chỉ cắm những dây với các đầu nối cần dùng và loại bỏ những chân không cần thiết. Nhờ vậy nội thất bên trong case của bạn sẽ gọn gàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp làm mát nói chung. Tuy nhiên kiểu thiết kế mới này hiện tại mới chỉ được áp dụng trên những BN cao cấp đắt tiền.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp bộ nguồn máy tính (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w