0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt Nam vẫn sử dụng

Một phần của tài liệu THUẾ QUAN HOÁ - MỘT GIẢI PHÁP TÍCH CỰC NHẰM DỠ BỎ NTBS (Trang 25 -26 )

I. Biến động giá cả

2. Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt Nam vẫn sử dụng

sử dụng NTBs ?

Có thể có một nguyên dân của thực tế đó là do một trong số trường hợp cần phải quản lý nhập khẩu ddể đảm bảo an toàn công cộng. Ví dụ cần kiểm soát nhập khẩu xăng dầu để bảo đảm chỉ những doanh nghiệp, cá nhân được đào tạo và trang bị đầy đủ mới đuơc tham gia mua bán, trao đổi mặt hàng vốn rất nguy hiểm này.

Cũng có thể một nguyên nhân khác phù hợp với tình hình của Việt Nam là thu nhập từ việc có được hạn ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ rơi vào ngân sách các tỉnh. Do vậy, hàng rào thuế quan là một nguồn thu của các tỉnh. Dù đây là một cách tạo nguồn thu rất không hoàn hảo (với những lý do đã nêu trên) nhưng néu không có cơ sở chế tạo và chia sẻ nguồn thu tốt thì hàng rào phi thuế quan có thể sẽ là một sự lựa chọn thay thế.

Để thực hiện chức năng mua bán và quản lý nhà nước đối với một số sản phẩm nhất định như dược phẩm, các chín phủ cũng có thể đi tới quyết định sử dụng hàng rào phi thuế quan. Trong một số trường hợp, chỉ só chính phủ mới có thể đàm phán và đạt được những thoả thuận có lợi với những công ty đa quốc gia.

Một nguyên nhân khác của việc sử dụng hàng rào phi thuế quan là do Chính phủ muốn ổn định thị trường trong nước. tuy nhiên như đã được đề cập ở trên, những gì đang diễn ra giúp khẳng định rằng cách sử dụng hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam chỉ làm tăng giá và gây biến động lượng hàng trên thị trường. Nếu diểm qua báo chí trong một vài năm vừa rồi chúng ta có thể thu thập rất nhiều những tít báo, những tiêu đề về tình trạng giá cả bất ổn định. có rất nhiều ví dụ như vậy được dẫn chứng đối với những hàng hoá được gọi là "giữ cân bằng", ví dụ như xi măng, giấy, kính và sắt thép.

Ở Việt Nam cách sử dụng hàng rào phi thuế quan là di sản của cơ chế kinh tế ké hoạch hoá tập trung bao cấp. Cho tới năm 1989 Việt Nam vẫn chưa sử dụng và nhìn nhận được vai trò củ thuế như một phương tiện để kiểm soát nhập khẩu hay để tăng thu nhập từ nhập khẩu. Và những mục tiêu này đã đươc đặt ra khi Nhà nước thực hiện định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và xác định mức dóng góp của chính vào ngân sách. Trên thực tế kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thường vẫn đi theo phương pháp "ngoài ngân sách" để đáp ứng chi tiêu và mục tiêu chính sách của các cơ quan trung ương, tỉnh và địa phương. Chỉ khi các phần tử của hệ thống thu ngân sách chính thức xuất hiện thì những cơ quan quản lý hành chính mới quyết tâm xóa bỏ đi hệ thống mà trong đó việc bảo vệ những nguồn thu tiền mặt và những nguồn lực khác của các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò the chốt đối với việc trang trải cho các chi tiêu công cộng.

Hiện nay những nhân tố của một hệ thống thuế hiện đại, những cơ chế thu từ việc nắm sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước và một khuôn khổ cho việc chia sẻ thu thập và nguồn thu giữa các cấp chính quyền vẫn còn đang ở giai đoạn hình thành. Và vì vậy rất dễ hiẻu tại sao các cơ quan quản lý lại muốn sử dụng các công cụ chính sách có tác dụng duy trì việc tiếp cận đến các nguồn lực. Hệ thống này càng trở lên phức tạp bởi vẫn còn nhiều doanh nghiệp thương mại hoặc sản xuất vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của các bộ và các cơ quan có trách nhiệm xây dựng chính sách và các quy định điều tiết quan trọng. Khoảng 43% khối lượng hàng hoá xuất khẩu và 35% lượng hàng nhập khẩu do các bộ hoặc chính quyền địa phương thực hiện.

Một phần của tài liệu THUẾ QUAN HOÁ - MỘT GIẢI PHÁP TÍCH CỰC NHẰM DỠ BỎ NTBS (Trang 25 -26 )

×