2.1. Yếu tố cơ học :
Là yếu tố giữ vai trò chủ yếu gây nên tổn th−ơng sọ và não, có hai cơ chế quan trọng là:
- Đầu đứng yên: trong tr−ờng hợp bị ném, bị đánh bằng vật cứng hoặc bị vật nặng rơi từ trên cao vào đầu. X−ơng sọ và não bị tổn th−ơng d−ới chỗ lực chấn th−ơng nh−: lún sọ, rạn sọ, dập não hoặc tụ máu nội sọ...
- Đầu chuyển động: trong tr−ờng hợp ngã do tai nạn giao thông, ngã từ trên cao xuống, tổn th−ơng x−ơng sọ và não th−ờng phức tạp . X−ơng sọ tăng tốc và giảm tốc đột ngột làm cho hộp sọ thay đổi và biến dạng tức thời dẫn tới vỡ x−ơng sọ. Tổn th−ơng x−ơng sọ có thể làm vỡ rạn vòm sọ, vỡ rạn nền sọ, vỡ lún hoặc vỡ nhiều mảnh.
Não bị chuyển dịch theo đ−ờng thẳng và xoáy, do tăng tốc và giảm tốc đột ngột nên não bị tr−ợt lên các gờ x−ơng gây dập não, đứt mạch máu não, tổn th−ơng thân não, tổn th−ơng sợi trục lan toả.
2.2. Triệu chứng lâm sàng của chấn th−ơng sọ n∙o:
2.2.1 Chấn động não (CĐN):
Chấn động não là thể nhẹ nhất của CTSN. Triệu chứng chính của CĐN gồm:
- Rối loạn tri giác biểu hiện từ trạng thái choáng váng cho đến mất ý thức ngắn trong khoảng vài chục giây đến vài phút.
- Quên ng−ợc chiều: Khi tỉnh dậy bệnh nhân quên các sự việc xảy ra tr−ớc, trong và ngay sau khi vị tai nạn, sau đó trí nhớ hồi phục dần.
- Rối loạn thần kinh thực vật: đau đầu, buồn nôn và nôn, nôn nhiều khi thay đổi t− thế, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi...
Các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật sẽ hết sau 1 - 2 tuần điều trị.
2.2.2. Dập não:
Về ph−ơng diện giải phẫu bệnh, dập não là vùng não bị bầm dập, phù nề, có thể kèm theo chảy máu. Triệu chứng của dập não là:
. Nếu nhẹ bệnh nhân tỉnh lại, tri giác tốt dần lên, đau đầu nhiều, buồn nôn và nôn, kêu la giãy giụa. Tình trạng trên giảm dần và bệnh nhân tỉnh táo sau một đến hai tuần điều trị.
. Nếu dập não nặng, bệnh nhân hôn mê sâu, rối loạn chức phận sống, có những cơn duỗi cứng mất não.
- Rối loạn thần kinh thực vật: nếu dập não nhẹ, rối loạn thần kinh TV không nặng lắm, thở nhanh nông, mạch nhanh vừa phải. Nếu dập não nặng, dập thân não: mạch chậm và huyết áp tăng cao ngay từ giờ đầu sau chấn th−ơng, nhiệt độ tăng cao, tăng tr−- ơng lực cơ kiểu duỗi cứng mất não.
- Triệu chứng thần kinh khu trú (TKKT): Có thể xuất hiện ngay sau chấn th- −ơng nh−: Giãn đồng tử cùng bên với ổ dập não, bại 1/2 ng−ời đối bên, dấu hiệu Babinski (+), tổn th−ơng dây thần kinh III, VII, VI, co giật động kinh cục bộ.
Một số triệu chứng TKKT chỉ có thể phát hiện đ−ợc khi bệnh nhân đã phục hồi sức khoẻ, tiếp xúc tốt nh−: RL ngôn ngữ, RL thính, thị giác, RL tiền đình tiểu não,...
- Tăng áp lực nội sọ: biểu hiện: Đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn.,ứ phù, kích thích: kêu la vật vã, giãy giụa, nếu chọc đốt sống thắt l−ng thấy áp lực dịch não tuỷ tăng.
2.2.3. Máu tụ nội sọ:
2.3.1. Máu tụ trên lều gồm:
Máu tụ ngoài màng cứng (NMC), máu tụ d−ới màng cứng (DMC), máu tụ trong não và máu tụ não thất (ít gặp).
- Triệu chứng lâm sàng của MTNMC:
. Rối loạn tri giác: "khoảng tỉnh" là triệu chứng đặc tr−ng trong máu tụ NMC. . Triệu chứng thần kinh khu trú: Giãn đồng tử cùng bên với ổ máu tụ, bại 1/2 ng−ời bên đối diện.
- Máu tụ d−ới màng cứng th−ờng kèm theo dập não và có tỉ lệ tử vong cao. Máu tụ d−ới màng cứng đ−ợc chia ra: cấp tính (trong 3 ngày đầu), bán cấp tính (từ ngày thứ 5), triệu chứng nh− sau:
. Rối loạn tri giác: Có khoảng tỉnh điển hình hoặc không điển hình . Triệu chứng thần kinh khu trú
. Đau đầu dữ dội, kèm theo nôn, có biểu hiện kích thích vật vã. . Mạch chậm dần và huyết áp tăng cao dần.
- Máu tụ d−ới màng cứng mãn tính: th−ờng sau một chấn th−ơng sọ não không nặng lắm, bệnh nhân không nằm viện. Đau đầu hết sau một vài ngày.. Sau hai đến ba tuần hoặc vài tháng bệnh nhân đau đầu tăng lên, nôn hoặc không nôn, lú lẫn. Có thể bại 1/2 ng−ời hoặc xuất hiện cơn động kinh.
- Máu tụ trong não: Triệu chứng nh− sau: . Rối loạn tri giác.
- Máu tụ trong não thất: Triệu chứng lâm sàng không đặc tr−ng. Máu tụ nằm trong não thất một bên hoặc cả hai bên. Hội chứng tăng áp lực sọ não sớm và rầm rộ do máu tụ gây tắc cống sylvius. Rối loạn thần kinh thực vật sớm.
2.3.2. Máu tụ d−ới lều:
- Máu tụ hố sọ sau ít gặp và th−ờng gây chấn th−ơng nặng kèm theo tổn th−ơng thân não. Những dấu hiệu sau đây cần nghĩ tới khi máu tụ hố sọ sau:
- Chấn th−ơng vùng chẩm, gáy.
- Bầm tím phần mềm vùng gáy, đau đầu, cứng cổ và ở thế bắt buộc.
- Triệu chứng não nói chung rất rầm rộ. Đau đầu dữ dội, nôn ,chóng mặt, ứ phù gai thị, rung giật nhãn cầu tự phát.
- Bại 1/2 ng−ời , chiệu chứng tháp (+).
2.4. Đặc điểm tổn th−ơng x−ơng sọ:
Vỡ x−ơng sọ có thể kèm theo tổn th−ơng não (dập não, máu tụ,..) nh−ng trong thực tế nhiều tr−ờng hợp tổn th−ơng não nặng và rất nặng nh−ng không có tổn th−ơng x−ơng sọ.
2.4.1. Vỡ x−ơng vòm sọ:
Có hai loại là vỡ rạn (còn gọi là nứt sọ) và vỡ lún x−ơng vòm sọ.
2.4.2. Vỡ x−ơng nền sọ:
Đặc điểm nền sọ có cấu trúc không đều: chỗ thì x−ơng đặc, chỗ x−ơng xốp. Nền sọ có nhiều lỗ để cho mạch máu và thần kinh đi qua nên nền sọ yếu hơn nhiều so với vòm sọ và hay bị tổn th−ơng.
Vỡ nền sọ th−ờng kèm theo rách màng não cứng, máu và dịch não tuỷ có thể chảy ra mũi và ra tai.