nay
1.2. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)
người gửi tiền đó là an toàn hệ thống. Chính vì vậy, nghiên cứu loại tiền gửi được bảo hiểm và nâng cao hạn mức chi trả cho người gửi tiền là để củng cố và duy trì niềm tin của dân chúng, người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì và ổn định hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một bộ phận quan trọng của mạng an toàn tài chính quốc gia và ngày càng khẳng định được vai trò trong hệ thống tài chính. Nếu như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chứng kiến sự thay đổi mạnh chính sách BHTG ở nhiều nước tại châu Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á thì giai đoạn hiện nay đang diễn ra sự chuyển mình trong chính sách BHTG tại khu vực châu Phi với một số quốc gia khu vực Đông
Phi và ngay cả Trung Quốc đã nhận thấy sự cần thiết tồn tại một cơ chế BHTG công khai. Các quốc gia này đang xây dựng kế hoạch cho việc thành lập và chuẩn bị khung pháp lý cho hoạt động BHTG.
Trung Quốc nỗ lực thành lập hệ thống BHTG
Cơ chế BHTG đã được ban lãnh đạo mới của Trung Quốc khẳng định sẽ có vai trò là một trụ cột trong mạng an toàn tài chính. Thành lập hệ thống BHTG là một bước đi quan trọng trong kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng. Sự ra đời của một hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai sẽ góp phần vào tiến trình tự do hóa tài chính hơn nữa ở nước này.
Mặc dù chưa chính thức được thành lập, theo ý kiến của nhiều chuyên gia Trung Quốc, khi đi vào hoạt động, hệ thống BHTG Trung Quốc nên áp dụng mức phí theo mức độ rủi ro.
Cộng đồng Đông Phi hướng tới kế hoạch xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả
Tính cấp thiết phải xây dựng một hệ thống BHTG hiệu quả tại châu Phi đã trở thành chủ đề “nóng” trong các hội nghị, diễn đàn quốc gia và quốc tế. Sau khủng hoảng, các quốc gia nhận thấy rằng việc quan tâm cũng như áp dụng không đúng mức hệ thống BHTG khu vực châu Phi ảnh hưởng bất lợi ra sao đến sự ổn định và khả năng phục hồi hệ thống tài chính ngân hàng của khu vực này. Tại châu Phi, chỉ có 9 nước trong tổng số 54 quốc gia có hệ thống BHTG. Đây là động lực chính thúc đẩy cộng đồng Đông Phi thành lập hệ thống BHTG.
Trước tình hình đó, các ngân hàng trung ương (NHTW) thuộc Cộng đồng các nước Đông Phi (EAC) đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả vào năm 2015 với mục đích đảm bảo người gửi tiền tại tất cả các tổ chức tài chính trong khu vực đều được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng.
Ban hành khung pháp lý cho cơ chế BHTG
Trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc và cộng đồng Đông Phi đang rục rịch chuẩn bị cho quá trình thành lập tổ chức BHTG, một số quốc gia tuy nhỏ bé hơn nhiều đã ban hành khung pháp lý cho cơ chế BHTG của mình.
Bảng 1: Ban hành khung pháp lý cho cơ chế BHTG Tên
nước
Ban hành khung pháp lý cho cơ chế bảo hiểm tiền gửi Mông
Cổ
Ngày 10/1/2013, Quốc hội Mông Cổ thông qua Luật bảo hiểm tiền gửi. Trước đó, Chính phủ Mông Cổ áp dụng cơ chế BHTG toàn bộ theo Luật của Mông Cổ về bảo đảm tiết kiệm ngân hàng do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 25/11/2008 (Luật Bảo đảm tiền gửi) và hết hiệu lực vào 25/12/2012. Phí bảo hiểm sẽ dựa trên mức độ rủi ro, nhưng không quá 0,125% tổng số dư tiền gửi. Hạn mức là 20.000.000 MNT (khoảng 14.400 USD).
Palestin Đạo luật trong đó có điều khoản về bảo hiểm tiền gửi nhằm tiến tới đảm bảo ổn định kinh tế hơn nữa cho Bờ Tây và Dải Gaza sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2013. Quỹ bảo hiểm của Tổng công ty BHTG Palestine đảm bảo khả năng chi trả cho 93% người gửi tiền trong giai đoạn đầu tiên.
Tăng cường năng lực tổ chức BHTG
Trong khủng hoảng tài chính vừa qua, châu Âu là khu vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ các nền kinh tế lớn như Ireland, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp cho đến các quốc gia bé nhỏ như đảo Síp đều lún sâu vào khủng hoảng ngân hàng, tiếp đó là khủng hoảng nợ công trầm trọng kéo dài, khiến các nước này phải kêu gọi cứu trợ nhiều tỷ euro từ các tổ chức quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính từ châu Âu đã lây lan sang các châu lục khác do tính liên thông cao giữa các châu lục trên thế giới. Trước thực tế đó, các quốc gia đều ý thức được nguy cơ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng nước mình nên đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cho tổ chức BHTG cả về mặt pháp lý lẫn tài chính
để có thể góp phần giải quyết các vấn đề đối với khu vực tài chính - ngân hàng sau khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống.
Bảng 2: Tăng cường năng lực của Quỹ BHTG Tên tổ chức Nội dung Tăng cường khung pháp lý về xử lý và quản trị khủng hoảng BHTG Pháp (FGD)
Dự thảo luật cải cách ngân hàng hiện nay cho phép Quỹ BHTG (FGD) tham gia vào việc xử lý ngân hàng, sau quyết định của Cơ quan giám sát và Xử lý (ACPR). Dự thảo Luật này trao cho các cơ quan quyền tách riêng các tổ chức đổ vỡ thành các ngân hàng tốt và xấu và thành lập các ngân hàng bắc cầu, và sẽ dần tăng việc cấp vốn trước của FGD từ mức 2 tỷ euro lên 10 tỷ Euro.
BHTG Indonesia (LPS)
Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị qui định cho phép LPS nhận được vốn nhằm hỗ trợ thanh khoản, đặc biệt trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Dự kiến qui định này sẽ được hoàn thành trước cuối năm 2013. Chính phủ sẽ sử dụng các tài sản của kho bạc để hỗ trợ cho LPS trong tình trạng khẩn cấp. Tăng quy mô
quỹ mục tiêu
BHTG Kosovo (DIFK)
Hội đồng quản trị của DIFK đã thông qua nghị quyết nâng quy mô quỹ dự trữ mục tiêu lên mức 8- 9% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm.
BHTG Bosnia Herzegovina
Những sửa đổi của luật điều chỉnh Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi đã được trình Quốc hội vào giữa tháng 5/2013. Những sửa đổi này nhằm đảm bảo rằng: (i) hạn mức bảo hiểm sẽ được mở rộng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (ii) tất cả các ngân hàng sẽ là thành viên của cơ chế bảo hiểm tiền gửi; và (iii) cơ chế BHTG phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
BHTG Ukraina
Ngày 22/4/2013, Ngân hàng Quốc gia Ukraina triển khai cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho Quỹ Bảo hiểm tiền gửi (DGF). DGF có thể đảm bảo cho các khoản tiền gửi nhỏ có giá trị lên tới 200.000 UAH (xấp xỉ 25.000 đô la Mỹ). Với cơ chế này, Quỹ này có thể bán trái phiếu cho Ngân hàng Trung ương theo một hợp đồng mua lại, theo đó đẩy nhanh việc thanh
toán cho những người gửi tiền được bảo hiểm. Tăng cường năng lực của tổ chức BHTG BHTG Philippines
Chương trình tăng cường năng lực của tổng công ty BHTG Philippines vừa được thông qua. Theo đó, dự án mô hình tài chính sẽ giúp PDIC tiến hành các cuộc kiểm tra sức chịu đựng đối với ngân hàng và dự đoán khả năng đổ vỡ. Các bài kiểm tra sẽ mô phỏng ảnh hưởng của viễn cảnh thị trường tồi tệ và kiểm tra khả năng của ngân hàng trong việc đối phó và quản lý rủi ro vốn.
BHTG Kosovo
Vào tháng 6, 2013, Chính phủ Kosovo dự kiến sẽ giải ngân 6,4 triệu euro để tăng nguồn vốn cho DIFK trước khi tăng hạn mức từ tháng 1 năm 2014.
Tăng hạn mức BHTG
Chi trả BHTG tăng niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng, dập tắt sự khủng hoảng cục bộ tại ngân hàng đổ vỡ, không để lây lan ra hệ thống. Hạn mức chi trả được xác định phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng quốc gia, có tính đến GDP bình quân đầu người, yếu tố lạm phát, tuân thủ kỷ cương thị trường….Tuy nhiên, nguyên tắc chung được thừa nhận là hạn mức chi trả không quá thấp để khuyến khích người gửi tiền yên tâm gửi tiền vào ngân hàng và không quá cao để kiểm soát rủi ro đạo đức.
Hạn mức chi trả được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình ổn định kinh tế - xã hội. Ở một số nước, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hay kinh tế bất ổn, khi có dấu hiệu rút tiền ồ ạt, một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ ngân hàng, các hệ thống BHTG tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm. Thực tế cho thấy, sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, ngoài việc chuyển từ cơ chế BHTG toàn bộ không công khai sang cơ chế BHTG công khai có hạn mức, một số quốc gia vốn đã một cơ chế BHTG công khai có hạn mức chọn giải pháp nâng hạn mức BHTG để nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính-ngân hàng. Ví dụ để đối phó với khủng hoảng tài chính xuất hiện từ năm 2008 đến nay, BHTG Liên bang Mỹ ban đầu tăng mức chi trả từ 100.000 USD lên đến 250.000 USD đến hết 31/12/2013, sau đó cam kết mức chi trả 250.000 USD được duy trì lâu dài, cho đến khi có quy định mới [7]; tổ chức BHTG Trung ương Đài Loan đã tăng hạn mức chi trả từ 1,5 triệu Đài tệ lên gấp đôi là 3 triệu Đài tệ khi có dấu hiệu khủng hoảng, và một thời gian ngắn sau đó công bố chính sách bảo đảm toàn bộ đến hết 31/12/2010 nhằm trấn an dân chúng. Hạn mức chi trả của BHTG Đài Loan hiện nay là 3 triệu Đài tệ [8].
Tại khu vực châu Âu, trong năm 2008, 25 trên tổng số 27 quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu đã điều chỉnh tăng hạn mức chi trả hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn. Hầu hết các quốc gia trong khu vực Ðông - Nam Á, là thành viên Ủy ban khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BHTG quốc tế đã tăng hạn mức chi trả BHTG, tại Hồng Kông (Trung Quốc) đã chuyển sang chi trả không giới hạn.
Bảng 3: Động thái điều chỉnh hạn mức BHTG Tên tổ
chức
Nội dung điều chỉnh BHTG
Brazil (FGC)
Từ tháng 5/2013, hạn mức BHTG tối đa đã được tăng từ 70.000 BRL (khoảng 34.900 USD) lên 250.000 BRL (khoảng 119.500 USD). Dự kiến biện pháp này sẽ giúp các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa bởi vì nó giúp họ mở rộng đối tượng người gửi tiền.
BHTG Kosovo
Luật Bảo hiểm tiền gửi được sửa đổi và thông qua vào tháng 12 năm 2012 đề xuất lộ trình tăng dần hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ nay cho đến năm 2018 từ 2000 euros lên 5000 euros vào năm 2018.
BHTG Zimbabwe
Hạn mức BHTG bắt đầu được tăng từ 150 USD lên mức 500 USD từ tháng 1/2013 theo cam kết hỗ trợ vốn của Chính phủ.
Nhật Bản giảm tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi
Vào ngày 1/4/2013, Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (DICJ) đã giảm tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi từ 0,084% xuống còn 0,07%, và hoàn lại 120 tỷ Yên (tương đương với khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ) các khoản phí thu là phần chênh lệch giữa số tiền phí cũ và số tiền phí mới mà các ngân hàng Nhật Bản đã nộp trong năm tài khóa 2012. Báo cáo của Moody cho biết đây là một dấu hiệu tích cực cho các ngân hàng Nhật Bản, đặc biệt là các ngân hàng địa phương, do chính sách giảm phí bảo hiểm sẽ góp phần làm giảm chi phí cận biên của hoạt động nhận tiền gửi.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định giảm tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi của DICJ là do trong năm tài khóa 2012 không có vụ đổ vỡ ngân hàng nào, khu vực ngân hàng cho thấy dấu hiệu ổn định và quỹ dự trữ gần đây được báo cáo là thặng dư 420,5 tỷ Yên (tương đương với khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ).
Tại Việt Nam
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay là 50 triệu VNĐ. Hạn mức này được điều chỉnh từ năm 2006 từ mức 30 triệu khi thành lập hệ thống BHTG tại Việt Nam năm 2000. Hạn mức này được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế vào thời điểm xây dựng, tức là tương đương gấp 5,5 lần GDP bình quân đầu người năm 2005 và bảo vệ được toàn bộ tài khoản của khoảng 80% số người gửi tiền nếu ngân hàng bị phá sản, giải thể, trong khi hạn mức chi trả trên thế giới vào khoảng 3-12 lần GDP bình quân.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 7 năm vừa qua, hạn mức này đã trở nên không phù hợp, không có ý nghĩa do không bảo vệ được đa số người gửi tiền tiết kiệm. Khi xảy ra hiện tượng mất khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, người gửi tiền chỉ được chi trả tối đa 50 triệu đồng là con số quá ít so với thu nhập bình quân đầu người ở nước ta hiện nay – khoảng 1.200 USD, tương đương 25 triệu đồng. Việt Nam đã có Luật BHTG, theo đó hạn mức chi trả do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, con số này khi xây dựng phải tính đến các yếu tố như thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ người gửi tiền được bảo vệ…
Biểu đồ: Cơ cấu tiền gửi ở Việt Nam theo số tiền
Biểu đồ trên cho thấy số lượng tiền gửi ở mức dưới 50 triệu chỉ chiếm 19% tổng số tiền gửi bảo hiểm, và trên 81% tổng lượng tiền gửi sẽ không được chi trả đủ 100% số tiền gốc và lãi khi ngân hàng bị phá sản, ngừng hoạt động.
Với đề xuất áp dụng hạn mức chi trả BHTG gấp 5,5 lần thu nhập quốc nội bình quân, hạn mức chi trả sẽ ở mức:
21.000 đồng x 1.200 USD x 5,5 lần = 138.600.000 đồng
Ở Việt Nam, tỷ giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Chúng ta cũng đang phấn đấu tăng thu nhập quốc nội bình quân đầu người. Với tính chất dự báo của chính sách, hạn mức chi trả của BHTGVN được coi là phù hợp nếu tăng lên ở mức 200 triệu đồng. Khi nâng mức chi trả BHTG lên tiếp cận với số tiền được gửi sẽ có ý nghĩa tạo niềm tin ở người gửi tiền.
1.3. Hạn chế tài sản được nắm giữ
Ở Việt Nam, ngân hàng trung ương cấm các ngân hàng thương mại dùng tài sản của dân cư để mua trái phiếu, cổ phiếu nhưng cho phép mua tín phiếu kho bạc do nó có độ rủi ro rất thấp.
2. Đối với các vấn đề rủi ro khác mà NHTM phải đối mặt
Ngoài vấn đề rủi ro thanh khoản các ngân hàng thương mại còn phải đối mặt với các rủi ro khác, đó là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp, và khủng hoảng hệ thống.
Xét trên phạm vi toàn thế giới, ngân hàng trung ương các nước đã thành lập ủy ban Basel, trong đó ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.Vấn đề này đã được thực hiện ngày càng toàn diện qua việc cải tổ và sửa đổi và cho ra với các phiên bản Basel I, II, III.
2.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng đã được đề cập đến ở trong Basel I và đã được bổ sung và hoàn thiện hơn trong các Basel II và đặc biệt là Basel III.
a. Basel I
Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. - Tiêu chuẩn của Basel I:
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo