CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ
5.2 Giải pháp dành cho việc sử dụng thông tin BCTC của nhà đầu tư
Nhà đầu tư phải thường xuyên nâng cao kiến thức về tài chính, chứng khoán trước khi tiến hành đầu tư vào thị trường như khả năng đọc hiểu BCTC.
Thực trạng chung là việc công bố BCTC chưa thực sự đáng tin nên nhà đầu tư phải có cách nhìn toàn diện hơn về TTCK. Do đó, ngoài nâng cao kiến thức về tài chính, chứng khoán, nhà đầu tư cũng phải thường xuyên nâng cao kiến thức ở các lĩnh vực khác. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp giúp nhà đầu tư khôn ngoan hơn trong các hoạt động đầu tư. Chẳng hạn như ngoài dựa vào các thơng tin được cơng bớ, nhà đầu tư cịn phải dựa vào các thông tin khác như: những biến
động về chính trị, xã hội, thông tin về hoạt động hiện tại, chính sách của công ty trong tương lai,…
Nhà đầu tư cần phải nắm rõ các phân tích chứng khoán như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật. Nhà đầu tư nên thường xuyên theo dõi thị trường kết hợp với phân tích kỹ thuật để nắm bắt được diễn biến thị trường. Khi xem xét, phân tích đầu tư, nhà đầu tư phải chú ý đến thời gian đầu tư của mình. Thông thường các phân tích cơ bản chỉ nên áp dụng triệt để khi đầu tư dài hạn còn trong ngắn hạn chỉ là một yếu tố nhỏ để tham khảo, tùy theo thời gian đầu tư mà nhà đầu tư nên sử dụng chỉ số thông tin nào cho hợp lý
NĐT phải đọc các thông tin trong BCTC để tính toán các chỉ số mà NĐT cho là quan trọng nhất để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. NĐT cũng cần xem xét các khoản mục lợi nhuận trước khấu hao, trước lãi vay và trước thuế vì lợi nhuận này mới phản ánh thực sự kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh nghiệp.
NĐT khi phân tích BCTC phải phân tích và loại ra khỏi danh sách những Doanh nghiệp có dấu hiệu xấu thể hiện trong BCTC như: DN có mức nợ quá lớn, khả năng tạo ra tiền mặt quá ít, khả năng thanh khoản kém, doanh thu thấp hay không trả cổ tức trong kỳ…
NĐT trong nước đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh với NĐT nước ngoài có tiềm năng về vốn, kiến thức và kinh nghiệm. Do vậy NĐT trong nước cần trang bị những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kiến thức cơ bản về kinh tế để có thể phân tích, chọn lọc thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư có tỷ suất sinh lời cao. Hạn chế chơi chứng khoán theo kiểu lướt sóng, tâm lý “bầy đàn”, nên nghiên cứu sâu, phân tích kỹ chiến lược đầu tư dài hạn.
Với hầu hết các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam, đa phần các DN này huy động vốn và đầu tư vào nhiều ngành. Do đó, NĐT phải nghiên cứu và phân tích hiệu quả của hoạt động chính có hiệu quả không? Một DN mà lãi từ hoạt động chính không bao nhiêu mà chủ yếu là từ các hoạt động khác thì không bền vững.
NĐT cần quan tâm đến giới hạn đầu tư của mình, bỏ qua bước này có thể khiến danh mục của NĐT gặp nhiều bất lợi. Chẳng hạn như một NĐT với mục tiêu đầu tư dài hạn nhưng cũng có một số mục tiêu ngắn hạn cần chi tiêu tức thời. Nếu việc này không được
xem xét trước, NĐT có thể phải bán bớt chứng khoán trong danh mục dài hạn ở thời điểm thị trường không thuận lợi cho việc bán ra.
NĐT nên chọn cho mình một quy trình phân tích đầu tư chủ đạo. Hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận trong phân tích đầu tư: thứ nhất là quy trình phân tích đi từ tổng thể nền kinh tế đến từng tài sản (gọi là cách tiếp cận từ trên xuống – top down approach), thứ hai là phân tích trực tiếp từng tài sản sau đó khái quát thành tổng thể nền kinh tế (gọi là cách tiếp cận từ dưới lên – bottom up approach). Nếu tiếp cận theo cách từ trên xuống thì NĐT bắt đầu phân tích nền kinh tế của mình với các nền kinh tế toàn cầu, bao gồm các chỉ số kinh tế của cả quốc tế và quốc gia, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, lãi suất, hối đoái…, sau đó mới thu hẹp phân tích của mình xuống phân tích khu vực/ngành công nghiệp về tổng sản lượng, doanh số, mức giá…chỉ khi đó họ mới thu hẹp tìm kiếm của mình xuống DN tốt nhất trong khu vực đó. Ngược lại, nếu NĐT tiếp cận phân tích theo cách từ dưới lên thì thì NĐT bắt đầu với các DN cụ thể, bất kể ngành công nghiệp hay khu vực của chúng. Mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm của nó, tùy vào quan điểm, nhận định của mỗi NĐT.
5.3 Kiến nghị với Nhà quản lý thị trường, Ủy ban chứng khốn
- Bộ Tài chính và UBCK cần rà sốt lại các quy định về kiểm tốn, kế tốn tài chính để tiếp tục hồn thiện các quy định còn chưa được đầy đủ, nhất quán, mâu thuẫn với các quy định hiện hành khác và chưa thực sự phù hợp với thực tế cũng như thơng lệ q́c tế.
- Cần có quy định khuyến khích và có thể tiến tới bắt buộc các cơng ty IPO hoặc niêm yết lần đầu phải có trách nhiệm nộp báo cáo thẩm định các BCTC và cáo bạch của công ty để đảm bảo "thông tin đầu vào sạch" cho thị trường;
- Nên bắt buộc các công ty niêm yết và các công ty đại chúng khi cơng bớ BCTC năm đã kiểm tốn phải đính kèm báo cáo kiểm toán của DN đã được cơng ty kiểm tốn độc lập đủ tiêu chuẩn và điều kiện kiểm toán xác nhận;
- Theo quy định hiện hành, chỉ có BCTC năm là phải kiểm tốn. Cần khuyến khích hoặc bắt buộc các DN công bố BCTC quý đã được kiểm toán hoặc soát xét bởi các kiểm tốn viên. Trong bới cảnh khó khăn hiện nay, khi mà các giá trị tài sản liên tục sụt giảm, điều này đặc biệt quan trọng để tạo niềm tin cho các NĐT. Ngoài ra, cũng cần yêu cầu nâng cao chất lượng cơng tác quản trị DN, kiểm tốn nội bộ, trách nhiệm giải trình của
các DN niêm yết, đồng thời nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát tài chính, báo cáo của các cơ quan quản lý;
- Cần có chế tài xử phạt các cơng ty đại chúng và cá nhân về vi phạm công bố thông tin mạnh hơn nữa để hạn chế sự tiêu cực, không minh bạch trong việc công bố thông tin. Cơ quan quản lý nên bắt buộc đính kèm BCTC của các công ty con đối với trường hợp công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất.
Với các diễn biến ngày càng tinh vi trong công nghệ làm giá, thao túng thị trường, hơn lúc nào hết, TTCK VN cần một hệ thống công nghệ giao dịch hiện đại, đủ sức theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường gây phẫn nộ và bức xúc dư luận trong thời gian qua và mất lịng tin đới với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính trên thế giới đối với TTCK VN. Cho phép các tổ chức niêm yết được phép nộp báo cáo tài chính trực tuyến nhằm rút ngắn thời gian công bố thông tin ra thị trường. Xây dựng quy trình và quy chuẩn về công nghệ thông tin đối với các lĩnh vực: giao dịch; đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán; thanh tra, giám sát và xử lý tiêu cực cho Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và các công ty chứng khoán thành viên. Để tạo điều kiện cho thông tin được công bố một cách kịp thời nhanh chóng có hệ thống thì cần phải tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư và huy động tối đa nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào việc thiết kế và xây dựng từng phần hệ thống công bố thông tin. Việc xây dựng từng phần này, trước hết sẽ tập trung vào giải quyết những khâu mất nhiều thời gian nhất hiện nay trong quy trình công bố thông tin. Trong thời gian trước mắt, nên bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống kết nối giữa các Sở GDCK và các tổ chức niêm yết chứng khoán, các công ty chứng khoán vì đây là một trong những khâu tốn thời gian xử lý văn bản nhất. Xây dựng website của Sở giao dịch ngày càng tốt hơn, kiểm tra và giám sát thường xuyên về việc tạo website giả.
Kết luận chương 5:
Trong chương 5, tác giả căn cứ trên kết quả kiểm định mơ hình của chương 4 để đưa ra các kiến nghị cũng như giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin BCTC đối với các đối tượng liên quan như: Công ty niêm yết, Nhà đầu tư, Nhà quản lý thị trường và Ủy ban chứng khoán.
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thông tin BCTC là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và là một công cụ có ý nghĩa rất trọng yếu trong việc ra quyết định của nhà đầu tư. Có thể nói rằng thông tin BCTC ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh. Nghiên cứu này góp phần đưa ra một số kiến nghị, chiến lược thích hợp để nâng cao chất lượng thông tin BCTC nhằm làm tăng giá trị của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thông tin BCTC có tác động đến giá của cổ phiếu các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây như của Nguyễn Việt Dũng (2009), Nguyễn Thục Đoan (2011) và Rocío D.Va1zquez, Arturo L.Valdés và humberto V.Herrere (2007). Trong nghiên cứu của tác giả thì đa số hầu hết các biến đại diện cho thông tin BCTC đều có tác động đến giá của cổ phiếu, điều này có thể chứng tỏ rằng việc cải thiện thông tin báo cáo tài chính minh bạch sẽ có thể làm tăng giá trị của công ty niêm yết và cũng góp phần làm thúc đẩy việc ra quyết định của nhà đầu tư có hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc thông tin BCTC minh bạch, kịp thời và chính xác là một chiến lược quan trọng để có thể nâng giá trị của cổ phiếu công ty và cũng là cung cấp cho nhà đâu tư những công cụ để đo lường các khả năng đầu tư hiệu quả hơn so với các thông tin không chính thức. Thiết nghĩ việc nâng cao chất lượng thông tin BCTC là việc cần thiết đối với công ty niêm yết vì đây sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn từ các NĐT bên ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VIỆT NAM
1. Bùi Kim Yến, 2008.Thị trường tài chính – Thị trường chứng khốn, NXB Thớng kê.
2. Bùi Kim Yến, 2012. Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong công bố thông tin của các cơng ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn TPHCM, tạp chí phát triển và hợi nhập, sớ 5, 26-22.
3. Đỗ Thành Phương, 2006. Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
4. Lê Nguyễn Quỳnh Hương, 2013. Ứng dụng mơ hình ohlson trong nghiên cứu đến
các yếu tố ảnh hưởng đến cở phiếu niêm yết tại thị trường chứng khốn Việt Nam. 5. Nguyễn Đình Hùng, 2005.Công bố thông tin của các công ty niêm yết, tạp chí
chứng khốn Việt Nam, số 5, 8-11.
6. Mai Hoàng Minh, 2007. Tác dụng của kiểm tốn đợc lập với việc minh bạch tài
chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam khi vừa hội nhập quốc tế, tạp chí kinh tế phát triển, sớ 115.
7. Nguyễn Thị Thục Đoan, 2011. Ảnh hưởng của thơng tin kế tốn và các chỉ số tài
chính đến giá cở phiếu trên thị trường chứng khốn Việt Nam, tạp chí nghiên cứu trao đởi cơng nghệ ngân hàng, sớ 62, 23-27.
8. Nguyễn Việt Dũng, 2009. Mối liên hệ giữa thơng tin báo cáo tài chính và giá cở
phiếu: Vận dụng linh hoạt lý thuyết hiện đại vào trường hợp Việt Nam.
9. Các trang web có thông tin thống kê của các công ty niêm yết trên 2 sản giao dịch
HNX và HOSE (2007-2014).
TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI
1. Aboody D., Hughes J. & Liu J. , 2002, Measuring Value Relevance in a (Possibly)
Inefficient Market, Journal of Accounting Research, 40, p. 965-986
2. Hand J.R.M., Landsman W.R., 2005. The Pricing of Dividends in Equity Valuation, Journal of Business Finance & Accounting, 32(3) & (4), April/May
2005, pp. 435-469.
3. Myers J. N., 1999. Implementing residual income valuation with linear information dynamics, The Accounting Review, 74(1), pp. 1 -28.
PHỤ LỤC ***Mơ hình 1:
Kết quả hời quy OLS
Source | SS df MS Number of obs = 1678 -------------+------------------------------ F( 2, 1675) = 136.61 Model | 5.2058e+10 2 2.6029e+10 Prob > F = 0.0000 Residual | 3.1915e+11 1675 190539898 R-squared = 0.1402 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.1392 Total | 3.7121e+11 1677 221354741 Root MSE = 13804
------------------------------------------------------------------------------ p | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- bv | .3157817 .044649 7.07 0.000 .2282079 .4033555 e | 1.132694 .1097655 10.32 0.000 .9174015 1.347985 _cons | 6867.125 870.1747 7.89 0.000 5160.381 8573.87
Kết quả hồi quy Fixed Effect
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 1678 Group variable: id Number of groups = 256
R-sq: within = 0.3951 Obs per group: min = 5 between = 0.3139 avg = 6.6 overall = 0.3211 max = 8
F(9,1413) = 102.53 corr(u_i, Xb) = 0.1101 Prob > F = 0.0000
------------------------------------------------------------------------------ p | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- bv | -.0334826 .0567663 -0.59 0.555 -.1448378 .0778727 e | .9678574 .098038 9.87 0.000 .7755417 1.160173 | year | 2007 | 14602.92 1228.511 11.89 0.000 12193.01 17012.82 2008 | -10431.04 1190.342 -8.76 0.000 -12766.06 -8096.01 2009 | -2486.68 1161.629 -2.14 0.032 -4765.383 -207.9772 2010 | -4588.825 1158.792 -3.96 0.000 -6861.963 -2315.687 2011 | -9717.479 1166.77 -8.33 0.000 -12006.27 -7428.692 2012 | -5944.211 1192.552 -4.98 0.000 -8283.573 -3604.849 2013 | 384.3122 1211.945 0.32 0.751 -1993.093 2761.717