Cấu trúc phần cứng của hệ thống PLC S7 –

Một phần của tài liệu Xây dựng mạng profibus DP và xây dựng hệ thống giám sát trên wincc (Trang 115 - 118)

i. Giao diện điều khiển và giám sát trạm Lưu kho sản phẩm

1.2.1. Cấu trúc phần cứng của hệ thống PLC S7 –

Thiết bị PLC Simatic S7-300 được thiết kế theo kiểu modul. Số các modul được sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng yêu cầu công nghệ, song tối thiểu bao giờ cũng có một loại modul chính là các modul CPU, các modul còn lại là các modul truyền nhận tín hiệu đối với đối tượng điều khiển, các modul chức năng chuyên dụng nhu PID, điều khiển động cơ, chúng được gọi chung là modul mở rộng. Các modul này sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Việc xây dựng PLC theo cấu trúc modul rất thuận tiện cho việc thiết kế các hệ thống gọn nhẹ và dể dàng cho việc mở rộng hệ thống.

Hình 2.2: PLC Simatic S7 – 300

* Modul nguồn nuôi của PLC S7 – 300

Có 3 loại modul nguồn nuôi 2A, 5A và 10A. Ở đây đang xét đến loại modul PS307 2A có nhiệm vụ chuyển nguồn xoay chiều 120/230V thành nguồn một chiều 24V để cung cấp cho các modul khác của khối PLC. Ngoài ra modul nguồn còn có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho các sensor và các thiết bị truyền động kết nối với PLC. Dòng tiêu thụ của các phân tử PLC phải nhỏ hơn dòng điện cấp của bộ nguồn để không bị quá tải.

Hình 2.3: Modul nguồn của S7 – 300

(digital). Các cổng vào/ra có trên modul CPU được gọi là cổng vào/ra onboard. Trong PLC S7 – 300 có nhiều loại modul CPU khác nhau, được đặt tên theo bộ VXL có trong nó như: CPU 312, CPU 314, CPU 315,… Những modul cùng sử dụng một loại bộ VXL, nhưng khác nhau về onboard cũng như các khối làm việc đặc biệt, được tích hợp sẵn trong thư viện của hệ điều hành phục vụ việc sử dụng các cổng vào/ra onboard này sẽ được phân biệt với nhau trong tên gọi bằng cách thêm cụm chữ cái IFM (Intergate Function Modul) ví dụ CPU 312IM, CPU 314FM,…

Ngoài ra còn có các loại modul CPU với hai cổng truyền thông, trong đó cổng truyền thông thứ hai có chức năng chính là việc phục vụ nối mạng phân tán. Tất nhiên được cài sẵn trong hệ điều hành. Các loại modul CPU này được phân biệt với các CPU khác bằng cách thêm cụm từ DP trong tên gọi. Ví dụ CPU 315 – DP.

* Modul mở rộng

Các modul mở rộng được chia làm 5 loại chính:

PS (Power Supply) là modul nguồn nuôi. Loại modul này có 3 loại, loại

2A, 5A và 10A

SM là loại modul mở rộng tín hiệu vào/ra, bao gồm modul mở rộng cổng

vào số (DI); modul mở rộng cổng ra số (DO); modul mở rộng các cổng vào/ra số (DI/DO); modul mở rộng các cổng vào tương tự (AI); modul mở rộng các cổng ra tương tự (AO); modul mở rộng các cổng vào/ra tương tự (AI/AO)

IM (Interface Modul) là loại modul ghép nối chuyên dụng có nhiệm vụ nối

từng nhóm các modul mở rộng lại với nhau thành một khối và được quản lý chung bởi một modul CPU. Thông thường mở rộng được gá liền với nhau trên một thanh đỡ gọi là Rack. Trên mỗi thanh Rack chỉ có thể gá được nhiều nhất 8 modul mở rộng. Một modul CPU S7 – 300 có thể làm việc trực tiếp được với nhiều nhất là 4 Rack và các Rack này phải được nối với nhau bằng modul IM.

FM (Function Modul) là loại modul có chức năng điều khiển riêng, ví dụ

modul chức năng điều khiển động cơ bước, modul điều khiển động cơ Servo, modul PID,…

CP (Communication Modul) là modul phục vụ truyền thông trong mạng

giữa các PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính.

Một phần của tài liệu Xây dựng mạng profibus DP và xây dựng hệ thống giám sát trên wincc (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w