Lý thuyết khung sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 27 - 31)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.6. Cơ sở lý thuyết

2.6.1.2. Lý thuyết khung sinh kế

Định nghĩa: “Sinh kế” là một khái niệm rộng bao gồm các phương tiện tự nhiên,

kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ.

Theo khái niệm của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) đưa ra thì “Một sinh kế có

thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.

Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.

Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu ngun nhân của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ khơng bị đặt ra bên ngồi.

Sinh kế bền vững: Theo Chambers & Conway (1991) Sinh kế bao gồm năng lực, tài

sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.”

Khung phân tích sinh kế bền vững: Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố

chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:

Nguồn: DFID, sustainable livelihoods guidance sheets, 1999

Hình 2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như thế nào. Nó khơng phải là mơ hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn trong khuôn khổ có thể quản lý được. Khung sinh kế ln được đặt trong trạng thái động, nó khơng có

Bối cảnh dễ bị tổn thương -Các cú sốc - Các xu hướng - Tính mùa vụ Tài sản sinh kế Các chiến lược sinh kế Chính sách, cơ quan thủ tục Cơ quan -Các cấp chính quyền -Lĩnh vực tư -Luật -Chính sách -Văn hóa -Thể chế Thực hiện Ảnh hưởng và các nguồn tiếp cận Kết quả sinh kế -Thu nhập tăng -Đời sống nâng cao -Tính bền vững cao

-An ninh lương thực đảm bảo -Sử dụng đất lâu dài H N F P S Ghi chú:

H: Nguồn vốn con người S: Nguồn vốn xã hội N: Nguồn vốn tự nhiên P: Nguồn vốn vật chất F: Nguồn vốn tài chính

điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế.

Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Mà những mục tiêu và ước nguyện mà con người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau có thể gọi là kết quả sinh kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài.

Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất đai, vốn, khoa học công nghệ.

Các thành phần của khung sinh kế bền vững:

- Bối cảnh dễ bị tổn thương: là mơi trường sống bên ngồi của con người. Sinh kế

và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và khơng kiểm sốt được.

Một số ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản và sinh kế của con người:

Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế

quốc gia, quốc tế, những xu hướng thể chế (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật...).

Cú sốc: cú sốc về sức khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật

ni...

Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.

- Tài sản sinh kế: Theo DFID (1999), tài sản sinh kế là việc kết hợp 5 loại tài sản

gồm nguồn vốn con người (H), nguốn vốn tự nhiên (N) , nguồn vốn tài chính (F), nguồn vốn vật chất (P), nguồn nguồn vốn xã hội (S) để tạo ra sinh kế tích cực cho đời sống. Giữa chúng có hai mối quan hệ quan trọng là xác định trình tự (sequencing) và thay thế (Substitution). Năm loại tài sản này được xem là yếu tố cơ bản trong khung phân tích về sinh kế bền vững.

- Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu của họ. Các hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế (nhiều cách sinh sống). Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc khơng phụ thuộc vào điều kiện mơi trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thị trường, việc làm trong nền kinh tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân có thể sử dụng những gì mà họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặc cải thiện tình hình hiện tại.

Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định và lựa chọn của họ về sự đầu tư và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế nào với nhau. Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi. Quản lý như thế nào để bảo tồn được các nguồn lực sinh kế và thu nhập của họ? Cách người dân thu thập và phát triển các kiến thức, kĩ năng cần thiết để kiếm sống? Cách sử dụng thời gian và công sức? Hay cách họ đối phó với rủi ro.

- Kết quả của sinh kế: Kết quả sinh kế là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền

vững. Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của người dân ra sao? Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội. Đây là kết quả của những thay đổi cuối cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)