Các ngân hàng có Z-score suy giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Các ngân hàng như Oceanbank, Đông Á, và Sacombank cũng đang thể hiện sự suy giảm trong Z-score. Từ mức Z-score 30.6 trong năm 2007, Oceanbank đã có biểu hiện suy giảm mạnh Z-score trong các năm kế tiếp. Đến năm 2013, Z-score của ngân hàng này chỉ cịn lại 23.8. Mặc dù có mức Z-score khơng cao, nhưng ngân hàng Đông Á cho thấy mức suy giảm đều Z-score từ năm 2007 đến năm 2015, với mức giảm liên tục trong 8 năm thì đến cuối năm 2015, Z-score của Đơng Á chỉ cịn lại 16.1. Ngân hàng Sacombank, mặc dù Z-score không cao và cho thấy có chút sự biến động, nhưng nhìn chung vẫn đang trong xu hướng giảm trong những năm qua. Đến năm 2015, Z-score của Sacombank chỉ đạt mức 14.7.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0

SHB AnBinh KienLong Oceanbank DongA Sacombank LienViet SCB 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Trường hợp của hai gân hàng Liên Việt và SCB là rất đáng lo ngại, bởi vì trong những năm 2009, hai ngân hàng này có Z-score lớn hơn 10. Tuy nhiên trong vịng 6 năm sau đó, Z-score của các ngân hàng này liên tục giảm mạnh, giảm mạnh nhất là ngân hàng Liên Việt. Đến năm 2015, Z-score của Liên Việt và SCB chỉ còn lại lần lượt là 5.1 và 9.3.

Qua phân tích ở trên, có thể kết luận rằng: các ngân hàng có sự chênh nhau về Z-score, diễn biến Z-score ở mỗi ngân hàng khác nhau nhưng nhìn chung trong nhóm các ngân hàng này đang có Z-score suy giảm. Điều này có thể là những dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trên đang gặp rủi ro và cần được có biện pháp nhằm hỗ trợ kịp thời.

Các ngân hàng ó hỉ số Z-s ore tăn

Theo số liệu tính tốn từ BCTC của các NHTM cho thấy, có khá ít ngân hàng duy trì được đà tăng của Z-score. Các ngân hàng như SaiGonbank, Maritime, MBD, VIB, Vietinbank có đà tăng Z-score là dễ dàng nhận thấy nhất. Cụ thể, trong năm 2007, Z-score của SaiGonbank là 13.9, tuy nhiên đến năm 2014 đã tăng lên là 20.3. Tương tự như vậy là trường hợp của ngân hàng Maritime với Z-score trong năm 2007 chỉ là 18.4 nhưng đã tăng lên mức 19.7 trong năm 2015.

Hai ngân hàng MDB và VIB đang duy trì được đà tăng Z-score ổn định trong suốt những năm qua. Z-score của hai ngân hàng này liên tục tăng trong những năm trở lại đây. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh và vấn đề quản lý rủi ro của Sacombank khá tốt. Cụ thể, năm 2007 Z-score của MDB và VIB lần lượt là 26.2 và 22.2. Tuy nhiên, đến cuối năm 2014, Z-score của hai ngân hàng này đều trên mức 30 cụ thể là MDB có Z-score là 46.5, và VIB có Z-score là 36.3. Đây là mức Z-score cao trong mẫu các ngân hàng xem xét.

Biểu đồ 3.2 : Các ngân hàng có Z-score tăng

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Ngân hàng thương mại cịn lại có Z-score tăng là Vietinbank, đây là NHTM duy nhất thuộc khối các NHTM nhà nước duy trì được mức tăng Z-score trong những năm qua. Trong năm 2007, Z-score của Vietinbank chỉ là 17.3, tuy nhiên trong vịng 10 năm sau đó, tuy trải qua một ít biến động nhưng Z-score của Vietinbank nhìn chung đang tăng lên. Và cho đến cuối năm 2015, Vietinbank có mức Z-score là 23.6.

Như vậy, sau khi phân tích các NHTM có Z-score tăng có thể rút ra kết luận rằng các ngân hàng có diễn biến tăng khác nhau và hệ số Z-score cũng khác nhau ở mỗi ngân hàng. Các ngân hàng như VIB, MDB, Vietinbank có Z-score tăng cao, trong khi đó Saigonbank và Maritime có Z-score ở mức trung bình.

Các NHTM có Z-s ore biến độn

Sự biến động Z-score của các NHTM được chia ra thành hai nhóm nhỏ: nhóm có xu hướng biến động giảm và nhóm có xu hướng biến động tăng. Điều đặc biệt là đa phần các ngân hàng trong nhóm này đều biến động giảm, có thể kể đến như:

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0

SaiGonbank Maritime MDB VIB Vietinbank

OCB, Nam Á, Việt Á, HDB, VPB, Bản Việt và Nam Việt. Riêng chỉ ngân hàng Techcombank có biến động tăng lên trong những năm qua.

Phân tích cụ thể cho thấy, các ngân hàng như OCB, VPB, Bản Việt và Eximbank trước đây đã có đà tăng Z-score rất tốt, nhưng đa phần sau năm 2008 và 2009, các ngân hàng kể trên có Z-score sụt giảm liên tục. Cụ thể đến năm 2015, Z- score của 4 ngân hàng trên lần lượt là 19.6, 16.3, 11.5, 13.5. Đây thực sự là biểu hiện khơng tốt, cho thấy các hàng đang tìm ẩn nhiều rủi ro thơng qua chỉ số Z-score.

Tiếp theo là các ngân hàng Nam Á, Việt Á, HDB và Nam Việt có Z-score dao động tăng giảm liên tục qua các năm. Lấy ví dụ như ngân hàng Nam Á, có Z-score tăng từ năm 2007 đến năm 2008, sau đó giảm trở lại vào năm 2010, tiếp theo là tăng lên cho đến năm 2012, rồi cuối cùng giảm đi trong 3 năm gần đây nhất. Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở Việt Á, HDB và Nam Việt.

Biểu đồ 3.3 : Các ngân hàng có Z-score tăng

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0

OCB VPB BanViet Eximbank NamA VietA HDB NamViet TCB 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Chỉ số Z-s ore ủ 3 NHTM ó tổn t i sản ớn nhất

Hệ số Z-score của 3 NHTM có tổng tài sản lớn nhất cũng có vài điểm đáng lưu ý. Theo biều đồ cho thấy, diễn biến có thể chia làm hai giai đoạn, trước 2010 và sau 2010. Trước năm 2010, Vietinbank và Vietcombank có Z-score suy giảm, cụ thể Vietcombank giảm từ 22.5 năm 2007 về 21.5 năm 2009, còn Vietinbank giảm từ 20 xuống 16.3. Trong khi đó, Z-score của BIDV liên tục tăng, từ mức 32.2 tại năm 2007 lên mức 41.7 vào năm 2010.

Biểu đồ 3.4: Z-score của ngân hàng Vietinbank, BIDV và Vietcombank

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Sau năm 2010, tình hình đã có nhiều sự thay đổi, cụ thể Z-score của Vietinbank và Vietcombank đồng loạt tăng lên. Vietcombank tăng lên mức 30.3 vào năm 2013 sau đó giảm nhẹ về 23.5 trong năm 2015. Vietinbank tăng đều lên mức 26.7 và giảm nhẹ về 23.6 trong năm 2015. Trong khi đó, Z-score của BIDV lại suy giảm, giảm từ mức 41.7 về mức 21.7 năm 2013 và sau đó tăng lên mức 35.3vào năm 2015.

Trong năm 2015, cả 3 NHTM có tổng tài sản lớn nhất đều có mức Z-score cao trên 20. Ngân hàng BIDV có Z-score cao nhất, kế đó là Vietcombank và Vietinbank. Như vậy, có thể thấy được rằng 3 NHTM có tổng tài sản lớn nhất hoạt động an toàn hơn, mức độ gặp phải rủi ro thấp hơn thông qua hệ số Z-score cao hơn.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Chỉ số Z-s ore ủ á n n h n ni m ết

Nhìn lại Z-score của các ngân hàng niêm yết, chỉ có Vietinbank, BIDV, Vietcombank và MBB là có Z-score cao hơn 20 trong những năm gần đây. Các ngân hàng cịn lại như SHB, Eximbank, ACB, Sacombank có Z-score thấp hơn 20. SHB và Eximbank có Z-score suy giảm, ACB và Sacombank có Z-score dao động quanh mức dưới 20.

Biểu đồ 3.5: Z-score của các ngân hàng niêm yết

Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Phân tích cụ thể cho thấy, hai ngân hàng SHB và Eximbank có sự giảm sút Z- score là đáng chú ý nhất. Năm 2006, Z-score của SHB rất cao, lên tới mức 76.2, nhưng đã sụt giảm liên tục trong 10 năm sau đó. Đến cuối năm 2015, ngân hàng SHB có mức Z-score chỉ là 13.3. Trường hợp tương tự ở ngân hàng Eximbank, khi vào năm 2008 ngân hàng này có mức Z-score là 31.1, nhưng lại suy giảm trong 7 năm tiếp theo và đến năm 2015, Z-score chỉ còn lại mức 13.5. Hai ngân hàng ACB và Sacombank có mức Z-score dao động ổn định dưới mức 20.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0

SHB Eximbank ACB Sacombank MBB Vietinbank BIDV Vietcombank 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

3.1.2 Tỷ ệ nợ ấu

Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến chất lượng tín dụng giảm mạnh. Dư nợ tín dụng vẫn là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu vẫn đang ở mức cao.

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam

(Nguồn : Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước qua các năm )

Rủi ro tín dụng có xu hướng tăng từ năm 2012 nhưng NHNN đã đưa ra chính sách biện pháp để kiềm chế và xử lý nợ xấu. Nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2012 do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nển kinh tế, tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho ở mức cao. Trước thực trạng đó, NHNN đã đưa ra một số chính sách, biện pháp kiềm chế và xử lý nợ xấu như yêu cầu các TCTD triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm sốt chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực trích lập dự phịng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới; đặc biệt là việc

1.50% 2.17% 2.20% 3.07% 3.30% 4.08% 3.61% 3.25% 2.72% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm

thành lập và đưa vào hoạt động Công ty VAMC. Nợ xấu cuối năm 2013 đã giảm 1,62% so với cuối năm 2012 sau khi tăng nhanh liên tục trong giai đoạn trước.

Đến năm 2014, nợ xấu toàn hệ thống được kiềm chế và xử lý một khối lượng đáng kể. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến hết tháng 12/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 145,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ, giảm so với m ức 3,6% cuối năm 2013. Việc áp dụng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 01/6/2014 giúp cho tỷ lệ nợ xấu được phản ánh chính xác, minh bạch hơn, theo đó tỷ lệ nợ xấu có tăng mạnh trong tháng 6/2014 nhưng sau đó có xu hướng giảm liên tiếp. Chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện với những nỗ lực của hệ thống ngân hàng và tồn nền kinh tế nói chung

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN).

Vào cuối năm 2015, sau gần 4 năm triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giảm giảm cịn 2,72%, hồn thành mục tiêu đề ra là 3%. Theo NHNN, tính đến cuối năm 2015, khoảng 99,6% nợ xấu của các ngân hàng ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý. Như vậy, trong những với năm qua, với sự nỗ lực và tích cực từ phí NHNN và các NHTM, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đang trong xu hướng giảm đi.

Tình hình khó khăn chung của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây, nhất là khi ngành ngân hàng đang trải qua giai đoạn đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Vì vậy, với các ngân hàng, để đảm bảo trong hoạt động và muốn làm sạch được nợ xấu, địi hỏi tăng trích lập dự phịng rủi ro khiến lợi nhuận teo tóp, đồng thời cổ đơng cũng phải hy sinh lợi nhuận.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch năm 2011, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam khi áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế về phân loại nợ sẽ cao hơn nhiều con số đã được cơng bố. Lý do có sự sai lệch là do các NHTM Việt Nam vẫn phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn mà không đánh giá được một cách chính xác tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến việc phân loại nợ vào nhóm không phản đúng thực chất khoản nợ. Ngoài ra, việc sắp xếp lại các

khoản nợ, cơ cấu lại nợ và đưa các khoản nợ ra tài khoản ngoại bảng đã làm cho tỷ lệ nợ xấu ngân hàng giảm đáng kể.

3.2 Phân tích thự trạn nhữn ếu tố ảnh hƣởn đến rủi ro ủ n n h n thƣơn mại Việt N m

3.2.1 Nhóm nh n tố há h qu n

Điều kiện tố kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ có tác động đến rủi ro của hệ thống NHTM. Trong thời gian qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trước tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu nói dung và điều kiện Việt Nam đang hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự thay đổi trong tăng trưởng GDP, lạm phát, sẽ làm thay đổi tình hình kinh tế vĩ mơ qua đó tác động đến tình hình hoạt động và rủi ro của các NHTM.

3.2.1.1 Tăn trƣởng GDP

Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng GDP Việt Nam (%)

Nguồn: VietNam Key Indicators (2015), ADB

Tăng trưởng GDP của Việt Nam biến đổi qua các năm, cụ thể từ năm 2007 đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có chiều hướng suy giảm. Từ mức 7.13% vào năm 2007, đến năm 2009 tăng trưởng GDP chỉ còn 5.4%. Trong giai

7.1295 5.6618 5.3979 6.4232 6.2403 5.2474 5.4213 5.9836 6.6800 4.0000 4.5000 5.0000 5.5000 6.0000 6.5000 7.0000 7.5000 8.0000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

đoạn này, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra đã ảnh hưởng đến GDP của Việt Nam thơng qua các dịng vốn đầu tư, khối lượng xuất khẩu và chi tiêu của người dân trong nước.

Nhưng kể từ năm 2009, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên 6.42% và giảm nhẹ về 6.24% vào năm 2010 và 2011. Trong năm 2012 và 2013, tăng trưởng GDP của Việt Nam thấp hơn và dừng lại ở con số dưới 6%, cụ thể là 5.25% vào năm 2012 và đạt 5.42% vào năm 2013. Đến năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 5.98% vượt xa khỏi mức dự báo ở mức khiêm tốn khoảng 5,4%, do có sự hỗ trợ của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo vẫn mạnh. Bên cạnh đó, cầu trong nước của Việt Nam vẫn cịn yếu do lòng tin của khu vực tư nhân chưa đủ mạnh, tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại còn cao. GDP tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi trong năm 2015 đạt mức 6.68%. Như vậy có thể thấy trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP của Việt Nam đang đạt những con số ấn tượng

3.2.1.2 Tỷ lệ lạm phát

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam (%)

Nguồn: VietNam Key Indicators (2015), ADB

8.30 23.12 7.05 8.86 18.68 9.09 6.59 4.09 0.63 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tình hình lạm phát của Việt Nam diễn biến ổn định ở mức một con số trước khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008. Năm 2007, lạm phát tăng cao ngay khi Việt Nam gia nhập WTO (11/1/2007), đồng thời do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao bất ngờ và đạt mức hai con số là 23%. Trong thời gian đó, phía NHNN đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm giữ lạm phát, trong đó có việc tăng lãi suất lên mức hai con số trong năm 2008. Bước sang năm 2009, với những nỗ lực kiềm chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)