CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ
2.3 Đánh giá thực trạng chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
2.3.1 Những thành tựu đạt được
2.3.1.1 Đối với cơ quan thuế
Về chính sách thuế
Hệ thống chính sách thuế được ban hành dưới hình thức luật, pháp lệnh tạo cơ sở pháp lý cao, cơ bản bao quát được hầu hết các nguồn thu, xóa bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế đã ứng dụng chính sách thuế hiện đại của quốc tế vào hệ thống thuế Việt Nam; Thực hiện lộ trình cam kết về
thuế với các nước và tổ chức quốc tế. Đàm phán và ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 50 quốc gia; Tạo cơ sở pháp lý và mơi trường thuận lợi, khuyến khích đối tượng nộp thuế vào Việt Nam; Thu hút các nhà nghiên cứu, các giáo sư, các chuyên gia nước ngoài đầu tư “chất xám” vào Việt Nam.
Về quản lý thuế
Hệ thống chính sách thuế đã từng bước được hồn thiện, công tác quản lý thuế đã được tổ chức thống nhất trong cả nước, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 đã được Bộ Chính trị phê duyệt; Hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách thuế, hình thành một hệ thống tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước; Đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trước pháp luật; đối tượng nộp thuế sẽ được tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đối tượng nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp, thực hiện nộp và xác định các ưu đãi được hưởng. Song song với sự chủ động, tự giác, luật cũng quy định chế tài cưỡng chế, chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo mơi trường bình đẳng, công bằng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.
Quyền hạn của đối tượng nộp thuế cũng được xác định khi thực hiện nghĩa vụ của mình, đó là các quyền như: Được hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chất lượng; Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giữ bí mật thơng tin. Đặc biệt, Luật Quản lý thuế quy định đối tượng nộp thuế có thể thuê các tổ chức dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế). Ngồi các hình thức kê khai truyền thống (nộp
văn bản bằng giấy, tại trụ sở cơ quan thuế), đối tượng nộp thuế có thể kê khai thuế điện tử. Cơ quan thuế chỉ can thiệp khi đối tượng nộp thuế có hành vi khai thuế khơng trung thực,… Để đảm bảo quản lý hiệu quả, Luật Quản lý thuế quy định cơ quan quản lý thuế được áp dụng một số biện pháp mạnh trong quá trình thanh tra, xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, cơ quan thuế có quyền thanh tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế. Khi có dấu hiệu trốn thuế, gian lận liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan thuế được quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm,…
Cùng với cả nước, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh từ khi có Luật Quản lý thuế cũng đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng hệ thống quản lý thuế hiện đại, tự kê khai, tự nộp thuế, như:
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình chức năng: Tun truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế; Xử lý tờ khai; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra;
- Xây dựng được hệ thống quy trình quản lý phù hợp với cơ chế TK-TN theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế;
- Các ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế, tra cứu thông tin về nghĩa vụ nộp thuế và kiểm sốt xử lý thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai và ứng dụng mạnh mẽ. Nhờ vậy, hiệu quả quản lý thuế từng bước nâng lên;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Năm 2010, tại thành phố Hồ Chí Minh, số doanh nghiệp FDI khai báo lỗ đã giảm xuống 34% so với tỉ lệ 39% của năm 2009. Qua công tác thanh, kiểm tra tại các doanh nghiệp này, cơ quan thuế đã truy thu, giảm lỗ được gần 3.000 tỷ đồng.
Năm 2011, cơ quan thuế thanh tra tại 870 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá hoặc khai lỗ trong 3 năm liên tiếp (năm 2008, 2009 và 2010)
với số thuế phải truy gần 3.000 tỷ đồng và quan trọng hơn là đã nâng cao ý thức nộp thuế cho doanh nghiệp, giảm thêm được xuống dưới 30% doanh nghiệp khai báo lỗ. Nếu làm quyết liệt, tỉ lệ này giảm được còn 15%-20% là hợp lý.
Năm 2012, công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp FDI thường xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá trong hoạt động sản xuất, gia công may mặc. Qua kiểm tra theo chuyên đề chống chuyển giá đối với 18 doanh nghiệp, đã truy thu 18 tỷ 439 triệu đồng, truy hoàn 1,3 tỷ đồng, giảm lỗ 20 tỷ 891 triệu đồng. Mặt khác, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã thanh tra 277 doanh nghiệp kê khai lỗ và doanh nghiệp giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả, đã giảm lỗ gần 2.000 tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt gần 2.200 tỷ đồng.
Năm 2013, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã tiến thành thanh tra 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có dấu hiệu chuyển giá (chủ yếu ở ngành may mặc), đã truy thu được 11,3 tỷ đồng tiền thuế và kéo số lỗ giảm 368 tỷ đồng. Các dấu hiệu chuyển giá như báo lỗ qua việc đơn giá xuất thấp hay giá nguyên phụ liệu cao. Trong các doanh nghiệp đã được thanh tra, nổi lên nhiều trường hợp doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ nhưng doanh thu hàng năm tăng 20-30% và lại liên tục mở rộng đầu tư. Ở các công ty này, cơ quan thuế chưa có thể khẳng định có chuyển giá hay không nhưng rất đáng nghi ngờ.
Năm 2014, qua thanh tra 688 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển nhượng vốn và có giao dịch liên kết, số thuế truy thu và phạt là 368,45 tỷ đồng, giảm lỗ 238,62 tỷ đồng.
Cơ quan thuế cho biết, sai phạm phổ biến được phát giác là ghi nhận doanh thu tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn doanh thu xuất khẩu trên tờ khai hải quan; Tăng vốn chủ sử hữu khác từ việc tài trợ, cho, biếu, tặng khơng ghi nhận thu nhập khác để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp hạch
tốn chi phí trước nhưng chưa chi; Chênh lệch đánh giá lại tài sản khơng ghi nhận thu nhập khác để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp; Khơng hồn nhập các khoản dự phòng theo quy định; Đăng ký đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, phần đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu bị lỗ nhưng khơng hạch tốn tách riêng mà tính ưu đãi theo tỷ lệ doanh thu trên tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc xác định và hưởng ưu đãi về thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp không đúng theo quy định; Thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản thực hiện không đúng quy định (không đáp ứng điều kiện ưu đãi hay xác định không đúng thời gian được hưởng ưu đãi); Cố tình hạch tốn tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi về thuế để làm giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp; Áp dụng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp cho cả các khoản thu nhập khác như thu nhập hoạt động tài chính, các khoản hồn nhập dự phịng; Xác định thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm do ưu đãi đầu tư cho dự án đã hết thời gian hưởng ưu đãi đầu tư; Xác định ưu đãi đầu tư không đúng thuế suất và thời gian quy định; Tự xác định được hưởng ưu đãi về thuế mặc dù doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định; Đăng ký lao động để được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp nhưng thực tế khơng đủ điều kiện;…
Ngồi ra, có nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng tài khoản phải thu, tài khoản phải trả, bán hàng tay ba để hạch tốn giấu doanh thu khơng thơng qua tài khoản doanh thu.
Bảng 2.2 Tình hình thất thu ngân sách đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2015 nếu không thanh tra, kiểm tra
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 2.703 2.724 4.143 3.944 5.318 5.624 -Số truy thu và phạt 817 1.297 2.198 1.925 2.142 2.322 +Thanh tra 402 471 1.079 964 999 1.113 +Kiểm tra 415 826 1.119 961 1.143 1.209 -Số giảm lỗ 1.886 1.427 1.945 2.019 3.176 3.302 +Thanh tra 1.028 814 1.075 730 1.123 1.178 +Kiểm tra 858 613 870 1.289 2.053 2.124
Nguồn: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm qua một số doanh nghiệp FDI có truy thu lớn khi tiến hành thanh, kiểm tra, như sau:
- Doanh nghiệp Y.X: Năm 2012 qua kiểm tra thuế, truy thu hơn 8 tỉ
đồng tiền thuế, do có 3 mặt hàng sữa bột nhập khẩu từ năm 2011 đến ngày 31-3-2012, áp dụng mã số tính thuế chưa phù hợp. Cụ thể, mặt hàng bơ lạt doanh nghiệp khai báo mã số có thuế suất nhập khẩu 10%, nhưng theo quy định là 15%.
- Doanh nghiệp M.T: Năm 2012, qua kiểm tra việc khai báo thuế trong
2 năm 2009 và 2010, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã truy thu 4,1 tỷ đồng, do áp mã số tính thuế đối với hàng nhập khẩu chưa chính xác, đối với 13 bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu mặt hàng “Bo mạch cho bộ phân phối điện và đánh lửa” là 0%, thay vì 5% và 10%.
- Doanh nghiệp B.J: Năm 2013, qua phối hợp với cơ quan Hải quan
chuyên sản xuất và gia cơng hàng may mặc, tại quận Tân Bình), xác định có sai sót khi khai báo tăng định mức của 6 hợp đồng gia công từ năm 2008- 2012 (xây dựng tỉ lệ hao hụt vải chính và một số phụ liệu của các hợp đồng gia cơng nói trên thực tế cao hơn so với khai báo Hải quan là 3%), với tổng số thuế truy thu trên 12,4 tỷ đồng, trong đó, thuế nhập khẩu trên 6,6 tỷ đồng, thuế GTGT trên 5,7 tỷ đồng.
Số truy thu đối với mỗi đơn vị nêu trên là khá lớn và thậm chí có doanh nghiệp cịn lặp đi lặp lại qua các năm, nhưng Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt khơng nhiều, nên khơng có tác dụng ngăn ngừa vi phạm. Mặt khác, do khơng có trường hợp nào xác định được hành vi vi phạm mà doanh nghiệp cố tình gian lận thuế một cách nghiêm trọng, mặc dù số tiền truy thu là rất lớn và khơng có dấu hiện thường xuyên xảy ra hơn.
Các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngồi ln được Nhà nước chú trọng, nên việc hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế là yêu cầu bức thiết để làm trong sạch môi trường đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng doanh nghiệp xù nợ, trốn thuế không thể khơng nói đến trách nhiệm của cơ quan thuế, hải quan trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, bởi tình trạng này khơng chỉ mới diễn ra gần đây.
Bên cạnh đó, cần có chế tài đủ mạnh để răn đe đối với các chủ doanh nghiệp FDI có hành vi trốn thuế, ví như truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phối hợp với cảnh sát nước ngoài để xử lý. Làm như vậy, một mặt để các doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, mặt khác tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để các doanh nghiệp chân chính yên tâm đầu tư, kinh doanh.
Việc kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp FDI không chỉ là truy thu cho ngân sách mà hướng tới một mơi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn, nghiêm túc chấp hành pháp luật.
2.3.1.2 Đối với đối tượng nộp thuế
Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ khi thực hiện cơ chế TK-TN, trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế được nâng cao hơn, các doanh nghiệp đã chủ động, tự giác kê khai thuế và tiến hành tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định, phần lớn các doanh nghiệp FDI đã thực hiện tương đối tốt. Đối tượng nộp thuế tự xác định các mức ưu đãi về thuế, quyền lợi về thuế căn cứ theo quy định của pháp luật.
Qua thời gian triển khai thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp, kết quả:
Tình hình nộp tờ khai: Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên 90%, số tờ khai lỗi số học giảm hẳn.
Tình hình nộp thuế: Cục thuế đã theo dõi sát hơn tình hình nộp thuế,
nợ thuế và có điều kiện làm tốt hơn cơng tác đôn đốc nộp thuế nên phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc nộp thuế.
2.3.2 Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân
Sau thời gian thực hiện cải cách, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về chính sách thuế và quản lý, chống thất thu thuế, như:
2.3.2.1 Về chính sách thuế
Hệ thống luật pháp của nước ta đang dần được hoàn thiện để phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo mơi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều nhược điểm của hệ thống luật pháp Việt Nam đã được phát hiện, nhưng chậm được khắc phục, đang gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và cho các hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam, như:
- Thiếu sự minh bạch, nhất quán trong tổ chức, thực hiện hệ thống pháp luật thuế. Các văn bản pháp quy từ luật, pháp lệnh cho đến nghị định, thông tư chưa bảo đảm nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung của luật và pháp lệnh còn dừng lại ở định hướng chung chung, chưa cụ thể, phải chờ nghị định của Chính phủ, thơng tư của các Bộ mới có hiệu lực. Có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh với nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng là kẽ hở để “lách luật” trong các hoạt động không hợp pháp. Ví dụ như việc miễn, giảm thuế từ năm 2003 đến nay thường xuyên thay đổi, những các cơng văn hướng dẫn thì khơng nhất qn, khơng rõ ràng, thiếu cụ thể, không chỉ làm cho doanh nghiệp mà cả cán bộ thuế cũng không thể hiểu được rõ ràng, dẫn đến chính sách thuế khơng được thực thi đúng mực, làm thất thu ngân sách. (Phụ lục 6: Bảng tóm tắt q trình ưu đãi thuế TNDN đối
với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2000 đến 2015 qua hướng dẫn của các chính sách thuế).
- Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, dẫn đến trốn thuế thông qua nhiều phương thức khác nhau. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là trong khi số lượng các doanh nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng lên theo từng năm nhưng tổng số thu ngân sách từ khu vực này liên tiếp không đạt trong nhiều năm. Ví dụ: Năm 2007, theo số liệu thống kê trên địa bàn thành