Che phủ rừng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh đăk nông đến năm 2025 (Trang 71 - 77)

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo công bố hiện trạng rừng tồn quốc của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn qua các năm

Như vậy, thời gian qua tỉnh chưa chú trọng nhiều đến việc bảo vệ rừng,

cân bằng lợi ích mơi trường với phát triển kinh tế. Đứng trước tình trạng này, Đăk Nơng cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện, bảo vệ rừng nhưng hiệu quả chưa cao. Thời gian gần đây, khu vực Tây Nguyên cũng như Đăk Nông đã phải

gánh chịu các đợt hạn hán, sạt lở đất, lũ quét, biến đổi khí hậu xảy ra trầm trọng, gây thiệt hại lớn. Đây là bài học đắt giá đối với Đăk Nông, khu vực và cả

nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, địi hỏi việc phát triển phải đặt

tính bền vững lên hàng đầu, là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển.

Số vụ thiên tai và thiệt hại

Theo dự thảo “Phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng” năm 2015 của tỉnh Đăk Nơng [33]

thì các loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh gồm:

Hạn hán: Tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng thường xuyên diễn ra, đặc biệt những năm gần đây rất nghiêm trọng, lượng mưa đo được thấp hơn trung bình nhiều năm, mùa mưa kết thúc sớm hơn. Các sơng suối trên địa bàn

có diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, thảm phủ và diện tích rừng suy giảm nên lượng nước trong các sông suối cạn kiệt rất nhanh. Nắng nóng và khơ hạn do ảnh hưởng của nạn phá rừng mấy thập kỷ tăng mạnh, khiến hạn hán càng

nghiêm trọng, thiếu nước xảy ra rất khốc liệt trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sinh hoạt đời sống, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2010-2015 trên địa bàn tỉnh số diện tích bị thiệt hại

do hạn hán là; 740,3 ha lúa, 20.407,4 ha cây công nghiệp, riêng trong năm 2015

vụ Đơng -Xn diện tích lúa bị thiệt hại 460ha, 16.300 ha cây cà phê, hồ tiêu bị hạn. (xem Bản đồ vùng nguy cơ hạn; phụ lục 5).

Lũ, ngập lụt: Lũ lụt đã gây cho tỉnh Đắk Nông thiệt hại khá nặng nề về người và tài sản, gây tổn thất cho hệ thống cơ sở hạ tầng của các địa phương, đồng thời cịn để lại những hậu quả xấu cho mơi trường sinh thái, các hệ lụy là thiếu nước sạch sinh hoạt, thiếu đói diện rộng, dịch bệnh,... Tổng giá trị thiệt hại do lũ lụt trên địa bàn tỉnh từ năm 2004 đến nay, ước tính lên tới 1.500 tỷ đồng, chưa tính thiệt hại mang tính ảnh hưởng lâu dài. (xem Bản đồ các vùng có

nguy cơ bị lũ, lũ quét, phụ lục 6).

Sạt lở bờ sông, suối, lở đất: Sạt lở bờ sông xảy ra trầm trọng trong mùa

khô, nhiều nhất là tại địa bàn huyện Krông Nô. Hàng năm bờ sông này thường xuyên bị sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 5m đến 10m, có chiều dài từ 30-35 km dọc

sông trong một ngày đêm. Đặc biệt, sau khi thủy điện Buôn Tua Srah hoạt động, việc đóng, xả nước để phát điện của nhà máy đã làm cho tình trạng sạt lở bờ sơng xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn[33].

Tình trạng sạt lở đất xảy ra hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh Đắk

Nơng, 5 năm gần đây tình hình nứt gãy sạt lở đất xảy ra liên tiếp tại nhiều điểm và tại một số tuyến tỉnh lộ, đường huyện khác trong tỉnh. Sạt lở đất đã gây thiệt

hại về tài sản rất lớn, làm sập đổ nhà dân và vùi lấp một số diện tích cây trồng,

ngồi ra, nhiều đoạn đường trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông

thôn trong tỉnh bị sạt lở nghiêm trọng, cô lập một số khu dân cư.

Như vậy, do đặc điểm địa lý đặc trưng mà tỉnh Đăk Nông thường xuyên

gánh chịu những thiên tai gây thiệt hại nặng nề, và tác nhân không thể không kể

đến trong việc làm cho thiên tai thêm nặng nề hơn, đó là con người. Những năm gần đây, tỉnh Đăk Nông đã gánh chịu thiên tai ngày càng khốc liệt hơn, hạn hán

kéo dài hơn, thiếu nước xảy ra rất khốc liệt trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời sống, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, sạt lở đất diễn ra nhanh và nặng nề hơn ở một số vùng gần đập thủy điện. Nguyên nhân là

do do ảnh hưởng của nạn phá rừng trong tỉnh và khu vực Tây Nguyên mấy thập

kỷ qua tăng mạnh, diện tích rừng giảm xuống rất nhanh, việc xây dựng đập thủy điện làm thay đổi môi trường sinh thái và cấu hình địa chất cũng là nguyên

nhân làm cho thiên tại xảy ra thường xuyên và nặng nề hơn (Xem bảng thống kê

thiệt hại từ thiên tai 2005-2015; phụ lục 7). Vì vậy, để phịng chống và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, rất cần sự quy hoạch, quản lý chặt chẽ của chính quyền các cấp trong việc bảo vệ rừng cũng như cân nhắc lợi ích, phát triển cân bằng hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường đảm bảo PTBV.

Nguy cơ hủy hoại mơi trường tiềm ẩn do khai thác khống sản và phát triển công nghiệp trong tương lai

Như thực trạng nêu trên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 10 năm

qua, tỉnh Đăk Nơng đã đạt được những thành tích đáng kể về kinh tế, một số vấn đề xã hội như nghèo đói, giáo dục đã cải thiện hơn, nhưng vấn đề môi

trường, bảo vệ rừng thì đã bộc lộ những hạn chế, kém bền vững đến mức báo động. Vấn đề môi trường sẽ cần được tỉnh chú trọng hơn trong tương lai, đặc biệt là khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động, việc khai thác bauxite được tiến hành thì nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường rất lớn. Thời gian qua, vấn đề

khai thác tài nguyên bauxite với phát triển bền vững ở Việt Nam đã được xem

xét, trình bày trong nhiều văn liệu, tại nhiều hội thảo với nhiều cách nhìn nhận,

đơi khi trái chiều. Sự phát triển của công nghiệp nhôm trên thế giới cho thấy để

phát triển công nghiệp nhôm không nhất thiết quốc gia phải có giàu quặng

nhơm (quặng bauxite). Tuy nhiên, khi đã có và có giàu quặng nhơm như ở Việt Nam (xem phụ lục 8) thì việc phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên có sẵn cho

hiện nay và mai sau đòi hỏi phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên

thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống, đây là bài

tốn kinh tế - xã hội – mơi trường cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trước hàng loạt

vấn đề môi trường do ảnh hưởng của khai thác bauxite (xem phụ lục 9) và thực tế công tác quản lý, pháp lý, ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và yêu cầu

PTBV nguồn tài nguyên hữu hạn, thì việc xây dựng hồn chỉnh một chương

trình quản lý mơi trường áp dụng trong khai khoáng là nhu cầu cần thiết và cấp bách. Nếu để xảy ra rủi ro trong lĩnh vực này thì hậu quả nặng nề khơng chỉ xảy ra trên địa bàn tỉnh mà còn ảnh hưởng lớn đến các khu vực miền hạ lưu, bởi Đăk Nông là thượng nguồn của nhiều sông chảy ra khu vực miền Trung và Đơng Nam Bộ của đất nước. Vì thế, việc xây dựng một chương trình quản lý

mơi trường áp dụng trong khai khoáng cũng tạo một hành lang pháp lý về quản lý và quy hoạch phù hợp cho các hoạt động khai thác quặng mỏ kim loại và

khoáng chất trong giai đoạn tới của tỉnh.

2.4 Đánh giá chung

2.4.1 Những thành tựu và nguyên nhân

Trải qua 10 năm (2006-2015) phát triển, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh

+ Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch dần theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tận dụng được những lợi thế của tỉnh. Cụ thể như:

(1) Nông nghiệp đang phát triển theo định hướng ứng dụng công nghệ cao,

năng suất sản xuất trong nông nghiệp đã tăng lên gấp nhiều lần so với đầu giai đoạn; Giá trị sản phẩm thu được trung bình trên 1 héc ta đất trồng trọt tăng từ

30,09 triệu đồng/ha năm 2009 tăng lên 78,39 triệu đồng/ha năm 2015. Giá trị sản phẩm thu được trung bình trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 50,47 triệu đồng/ha năm 2009 tăng lên 102,98 triệu đồng/ha năm 2015.

(2) Công nghiệp đang phát triển theo hướng tận dụng lợi thế so sánh của tỉnh, tập trung vào lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến nông sản và phát triển cơng nghiệp khai khống, năng lượng;

(3) Ngành dịch vụ tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của tỉnh là phát triển các

dịch vụ du lịch.

+ Đi cùng với quá trình CDCCKT ngành là của tỉnh, cơ cấu lao động cũng đang chuyển dịch theo đúng hướng, rút bớt lao động ra khỏi ngành nông nghiệp, chuyển dần sang ngành dịch vụ và công nghiệp, lao động trong nông nghiệp đã giảm từ 83,53% năm 2006 xuống 67,3% năm 2015, tương ứng, lao động trong hai ngành còn lại tăng lên. Chất lượng lao động cũng từng bước được cải thiện, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên từ 24,25% năm 2009 lên

35% năm 2015.

+ Sự phát triển kinh tế đã có tác động tích cực đến tình hình xã hội, tỷ lệ hộ

nghèo của tỉnh giảm dần từ 29,25% năm 2011 xuống 11,75% năm 2015, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của cư

dân trên địa bàn tỉnh đang tăng lên từng ngày, đặc biệt là 5 năm gần đây. Đạt được những thành tựu trên là nhờ:

+ Sự xác định đúng hướng của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh.

+ Sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, thực hiện

+ Sự quan tâm của Chính phủ thơng qua các chương trình hỗ trợ xây dựng kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững và sự nỗ lực của chính quyền địa

phương và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận dân cư tăng lên rõ rệt.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Đăk Nông thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, kém bền vững như:

- Sự CDCCKT ngành cịn chậm, ngành nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao

cịn hạn chế, cơng nghiệp chế biến chậm đổi mới công nghệ, hạ tầng dịch vụ du

lịch chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, tính thu hút kém.

- Sự phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh một cách tràn

lan thể hiện sự kém bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Việc phát triển các dự án thủy điện đa phần nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoặc

khu vực có rừng, điều này sẽ làm giảm diện tích rừng cũng như biến đổi hệ sinh thái ở khu vực có hồ thủy điện. Vì thế, việc đánh đổi giữa kinh tế và môi trường

phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng sao cho hài hịa lợi ích giữa các bên để đảm bảo phát triển bền vững.

- Năng lực thu hút vốn đầu tư kém, số lượng dự án khiêm tốn và quy mô đầu tư

nhỏ lẻ đang là điều dễ nhận ra trong lĩnh vực thu hút đầu tư vào Đắk Nông so với khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến

thu hút đầu tư chưa thực sự tạo được những bước chuyển căn bản để khai thác

tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển xứng tầm.

- Thời gian qua, diện tích rừng của tỉnh đã liên tục bị thu hẹp, độ che phủ rừng giảm từ 55% năm 2006 xuống còn 39,1% năm 2015, sự đa dạng hệ sinh thái giảm, cùng với đó là sự biến đổi khí hậu diễn ra rất phức tạp, các thiên tai như hạn hán, sạt lở đất, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và gây hậu quả nặng nề hơn.

Nguyên nhân là do:

- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn nên chưa được sự quan tâm nhiều của người nông dân; quy mơ ngành cơng nghiệp

chế biến của tỉnh cịn nhỏ lẻ, hạn chế nên chưa được quan tâm đầu tư phát triển nhiều; ngành dịch vụ phụ thuộc nhiều vào hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu của địa phương, do điều kiện kinh tế của tỉnh còn nghèo nên các hạ tầng thiết yếu

còn hạn chế, chưa đồng bộ, sự yếu kém này sẽ được khắc phục dần trong quá

trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thủ tục hành chính thiếu tính nhất quán, đồng bộ giữa chủ trương và giải

pháp thực thi. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ

số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (Chỉ số PAPI) của Đăk Nông những năm gần đây rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh đăk nông đến năm 2025 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)