chế biến rác trong mơ hình nghiên cứu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hair và cộng sự (1998) cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là thang đo sử dụng được, từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc được nghiên cứu trong bối cảnh mới.
Khi cân nhắc nên loại bỏ biến nào, nhà nghiên cứu có thể căn cứ vào hai hệ số. Thứ nhất là Cronbach’s Alpha If Item Deleted. Khi hệ số này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng có nghĩa là sự tham gia của biến này làm giảm đi hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng có thể coi là một dấu hiệu để nhà nghiên cứu cân nhắc loại bỏ biến vì khi đó hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng sẽ tăng lên. Thứ hai là hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation). Hệ số này cho thấy mức độ quan hệ chặt chẽ giữa biến quan sát tương ứng và biến tổng. Những biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ được cân nhắc loại bỏ. Đây là những dấu hiệu gợi ý cho nhà nghiên cứu về việc loại bỏ biến quan sát nhằm làm tăng mức độ chặt chẽ của thang đo. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế nhà nghiên cứu sẽ cân nhắc kỹ càng các điều kiện này và các điều kiện trong kiểm định khác và ý nghĩa thực tế của biến quan sát để đưa ra quyết định.
Trong quá trình kiểm định Cronbach’s Alpha của nghiên cứu này, tác giả sẽ giữ lại các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3.
Sau ki sử dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được tóm tắt như sau:
Bảng 4.2: Tóm tắt kiểm định độ tin cậy thang đo Biến Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Sự quan tâm đến sức khoẻ - sk (Cronbach’s Alpha = 0.926)
SK2 18.9700 23.501 0.725 0.919 SK3 19.2200 22.761 0.725 0.919 SK4 19.2667 22.410 0.818 0.910 SK5 19.9667 22.668 0.770 0.914 SK6 19.5467 22.282 0.806 0.911 SK7 19.2667 23.654 0.769 0.915
Sự quan tâm đến môi trường – mt (Cronbach’s Alpha = 0.771)
MT1 8.1767 1.832 0.574 0.728
MT2 8.2267 1.922 0.647 0.650
MT3 8.2367 1.820 0.599 0.698
Nhóm tham khảo – tk (Cronbach’s Alpha = 0.922)
TK1 23.8733 28.833 0.741 0.912 TK2 23.9233 29.857 0.715 0.914 TK3 23.8700 29.705 0.679 0.918 TK4 24.0567 27.331 0.772 0.909 TK5 24.2233 27.712 0.711 0.916 TK6 23.9600 28.634 0.765 0.909 TK7 24.2133 27.045 0.941 0.892
Chuẩn mực chủ quan – cm (Cronbach’s Alpha = 0.880)
CM1 13.4600 16.216 0.578 0.877 CM2 13.2467 15.023 0.779 0.845 CM3 13.1400 15.084 0.622 0.873 CM4 13.8400 15.820 0.690 0.860 CM5 13.3967 15.471 0.782 0.846 CM6 13.6833 14.779 0.714 0.855
Nhận thức về chất lượng – cl (Cronbach’s Alpha = 0.910)
CL1 8.6200 4.109 0.744 0.902
CL3 7.9267 3.493 0.770 0.903 CL4 8.4767 3.849 0.924 0.844 Nhận thức về sự sẵn có – sc (Cronbach’s Alpha = 0.848) SC1 8.1500 3.860 0.640 0.829 SC2 8.5633 4.133 0.717 0.798 SC3 8.2467 3.792 0.814 0.755 SC4 8.2100 3.932 0.604 0.846
Nhận thức về giá bán – gb (Cronbach’s Alpha = 0.851)
GB1 10.0500 11.533 0.614 0.842
GB2 10.0167 10.498 0.704 0.806
GB3 10.4067 10.015 0.760 0.781
GB4 10.4467 10.328 0.690 0.812
Ý định mua thực phẩm an toàn – yd (Cronbach’s Alpha = 0.929)
YD1 7.9900 2.933 0.816 0.918
YD2 8.1533 2.926 0.847 0.906
YD3 8.4167 3.254 0.869 0.900
YD4 8.4300 3.356 0.839 0.910
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS
- Sự quan tâm đến sức khoẻ
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo sự quan tâm đến sức khoẻ là 0.926. Các biến quan sát SK1, SK2, SK3, SK4, SK5, SK6, SK7 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường sự quan tâm đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
- Sự quan tâm đến môi trường
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo sự quan tâm đến môi trường là 0.771. Các biến quan sát MT1, MT2, MT3 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều
lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường sự quan tâm đến môi trường của người tiêu dùng.
- Nhóm tham khảo
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo nhóm tham khảo là 0.922. Các biến quan sát TK1, TK2, TK3, TK4, TK5, TK6, TK7 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường sự ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới ý định của người tiêu dùng.
- Chuẩn mực chủ quan
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo chuẩn mực chủ quan là 0.880. Các biến quan sát CM1, CM2, CM3, CM4, CM5, CM6 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.
- Nhận thức về chất lượng
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo nhận thức về chất lượng là 0.910. Các biến quan sát CL1, CL2, CL3, CL4 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường ảnh hưởng của nhận thức về chất lượng tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.
- Nhận thức về sự sẵn có
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo nhận thức về sự sẵn có là 0.848. Các biến quan sát SC1, SC2, SC3, SC4 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo
lường ảnh hưởng của nhận thức về sự sẵn có tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.
- Nhận thức về giá bán
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo nhận thức về giá bán là 0.851. Các biến quan sát GB1, GB2, GB3, GB4 đều có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Như vậy đây là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường ảnh hưởng của nhận thức về giá bán tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.
- Ý định mua
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo ý định mua thực phẩm an toàn là 0.929. Các biến quan sát đều thoả mãn điều kiện về giá trị hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted và hệ số tương quan với biến tổng. Như vậy bốn biến quan sát YD1, YD2, YD3, YD4 là thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.2.2. Kiểm định giá trị của thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA EFA
Các biến đã đạt yêu cầu sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố. Phương pháp rút trích được lựa chọn là Principal Component với phép xoay Varimax để phân tích nhân tố. Trong đề tài này, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc lập được phân tích cùng một lúc. Riêng biến phụ thuộc (Ý định mua thực phẩm an tồn) được phân tích riêng.
4.2.2.1. Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập
Trước khi kiểm định giá trị của các thang đo bằng kiểm định EFA, tác giả kiểm tra xem dữ liệu có đầy đủ điều kiện để phân tích hay khơng bằng kiểm định KMO và kiểm định Barlett.
Kết quả cho thấy KMO = 0.846 thoả mãn điều kiện KMO > 0.5 (Kaiser, 1974). Như vậy có thể kết luận phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có.
Kết quả kiểm định Barlett cho thấy p = 0.000 < 5% như vậy có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau và có đủ điều kiện để phân tích nhân tố bằng kiểm định EFA.