SO SÁNH CHỈ SỐ CPI VÀ CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cú sốc tài khóa lên tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 29 - 37)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số giảm phát GDP (D) Đo lường giá hàng hóa và dịch vụ được

mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất)

Đo lường tất cả giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.

Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ được

mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước

Cố định sự ảnh hưởng. Nghĩa là CPI được tính tốn bởi giỏ hàng cố định . Được gọi là chỉ số Laspeyres index

Có sự thay đổi. Nghĩa là chỉ số giảm phát GDP cho phép có sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các thành phần GDP thay đổi. Được gọi là Paasche index

Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi xử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng dự trữ của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi họ muốn tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất

nước. Tuy nhiên, một lãi suất thấp như là một chính sách kinh tế vĩ mơ có thể là rủi ro và có thể dẫn đến việc tạo ra tình trạng bong bóng kinh tế, trong đó một lượng lớn các đầu tư được đổ vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Trong các nền kinh tế phát triển, các điều chỉnh lãi suất đã được thực hiện để giữ lạm phát trong phạm vi mục tiêu vì sức khỏe của các hoạt động kinh tế, hoặc thiết lập giới hạn trên của lãi suất đồng thời với tăng trưởng kinh tế để bảo vệ đà phát triển kinh tế. Lãi suất ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ cung – cầu, và chịu ảnh hưởng lãi suất tái cấp vốn.

2.2. Các cơng trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

2.2.1. Nghiên cứu thực nhiệm tác động của cú sốc chi tiêu cơng lên tăng trưởng kinh tế

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cú sốc chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Trong đó có các nghiên cứu của Eberts (1986), Aschauer (1989) và Munnell (1990) về mối quan hệ giữa cú sốc đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế và tăng trưởng ở các cấp chính quyền, khu vực và quốc gia. Các nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế phản ứng cùng chiều với cú sốc đầu tư công. Những nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985) và Barro (1991) cùng khai thác số liệu từ nhiều nước trên thế giới và được tính tốn trong một thời kỳ dài. Họ đã sử dụng biến giải thích nhằm giải thích và xem xét tác động của chúng đến tốc độ tăng trưởng giữa các nước. Các biến được lựa chọn dựa trên các lý thuyết tăng trưởng và trên các dự đoán. Tuy nhiên, hai nghiên cứu này lại cho kết quả khác nhau, với nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985) chỉ ra rằng cú sốc chi tiêu chính phủ khơng hề tác động đến tăng trưởng, còn Barro (1991) lại chỉ ra rằng cú sốc chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. ( Mai Đình Lâm, 2015, trang 4).

Các nghiên cứu khác được thực hiện bằng các kỹ thuật kinh tế lượng dựa trên dữ liệu đơn biến Aschauer (1989) hoặc sử dụng dữ liệu chéo Easterly và Rebelo (1993) đã chỉ ra tác động tích cực của cú sốc chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.

Ngồi ra cịn có nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil (1992), tuy nhiên nghiên cứu này chưa thực sự làm rõ phản ứng của tăng trưởng kinh tế với cú sốc chi tiêu chính phủ. MacMillan và Smyth (1994) phân tích bằng phương pháp VAR và cho thấy cú sốc trong khu vực cơng khơng có tác động đáng kể đến sản lượng kinh tế. Nghiên cứu của Raymond (1998) xem xét mối quan hệ này dựa trên dữ liệu hàng năm của Mỹ giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1993, kết quả thu được là cú sốc đầu tư công tăng có tác động tích cực lên sản lượng đầu ra, lực lượng lao động và vốn của khu vực tư nhân trong dài hạn. Mustafa & cộng sự (2002) tìm thấy một số bằng chứng về tác động lấn át của vốn đầu tư công lên đầu tư tư nhân, do đó khơng tìm thấy tác động đáng kể của đầu tư cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng trong dài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số bằng chứng về tác động bổ sung giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân trong ngắn và trung hạn. Một nghiên cứu khác của Rahaman và cộng sự (2005) đã tìm thấy cú sốc đầu tư tư nhân và cú sốc đầu tư cơng có tác động khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Bangladesh, cú sốc đầu tư tư nhân tiếp tục đóng vai trị lớn hơn nhiều và quan trọng hơn trong quá trình tăng trưởng của Bangladesh. Sheikh Touhidul Haque (2012) cho thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động của cú sốc đầu tư công và cú sốc đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế, bằng dữ liệu cho hai giai đoạn trong khoảng thời gian từ 1972 đến năm 2001. (Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thủy, 2010).

Một số nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa cú sốc xảy ra trong tổng chi tiêu chính phủ, cú sốc từng thành phần chi tiêu chính phủ và tăng trưởng như Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Chen (2006) và Ghosh và Gregoriou (2008). Với số liệu thu thập được từ 43 nước, trong khoảng 20 năm nghiên cứu của Davoodi, Swaroop và Zou (1996) đã chỉ ra một kết quả khác rất đáng chú ý: Tăng trưởng kinh tế phản ứng tích cực với cú sốc chi đầu tư dương và phản ứng tiêu cực với cú sốc chi thường xuyên dương. Ghosh và Gregoriou (2008) sử dụng số liệu thu thập từ 15 nước đang phát triển trong quãng thời gian 28 năm, cũng đưa ra kết quả khá nhất quán với kết quả trên. Theo kết quả phân tích thực nghiệm của họ, cú sốc chi

thường xuyên có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, chứ không phải cú sốc chi đầu tư. (Mai Đình Lâm, 2015, trang 4).

Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cú sốc đầu tư nói chung và cú sốc đầu tư cơng nói riêng đến tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới được thực hiện khá phổ biến. Nhưng kết quả nghiên cứu có nhiều sự khác biệt. Trong khi một số nghiên cứu của các tác giả cho thấy cú sốc đầu tư cơng có tác động dương đối với tăng trưởng như: Bose và cộng sự (2003), Gwartney và cộng sự (2004), Kamps (2005), Bokhari và cộng sự (2007), Eruygur (2009). Một số nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ giữa cú sốc đầu tư công và tăng trưởng kinh tế như: Roache (2007), Swaby (2007). Bên cạnh đó có nghiên cứu của Ahmed Badawi (2003), Ellahi và Kiani (2011) cho kết quả cú sốc đầu tư cơng có tác động âm đến tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng lại có tác động dương trong dài hạn. Ngoài ra, Sturm và cộng sự (1999) chỉ ra cú sốc đầu tư cơng chỉ có tác động dương đến tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng lại khơng có tác động trong dài hạn; kết luận ngược lại được tìm thấy trong nghiên cứu của Christian và cộng sự (2011) khi khẳng định cú sốc đầu tư cơng khơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng có tác động dương trong dài hạn.

2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm tác động của cú sốc số thu thuế lên chi tiêu chính phủ. Từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. phủ. Từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Có nhiều giả thuyết khác nhau được lập luận và đề xuất cho mối quan hệ giữa cú sốc thu ngân sách và chi tiêu ngân sách chính phủ. Giả thuyết đầu tiên được đề xuất bởi Friedman, cú sốc tăng thuế dẫn đến chi tiêu nhiều hơn, từ đó làm thâm hụt ngân sách lớn hơn. Darrat (1998), Kollias và Makrydakis (2000) sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng khác nhau nghiên cứu cho Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Vương quốc Anh, và Mỹ kết quả thu được đều cho thấy chi tiêu chính phủ phản ứng với cú sốc số thu thuế, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. (Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2015).

sốc thuế tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Có nhiều tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc thuế lên tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu phân tích tác động này trên nhiều quốc gia khác nhau như nghiên cứu của Bania và các cộng sự (2007); Reed (2008); Ojede và Yamarik (2012). Kết quả cho thấy bằng chứng thực tế phản ứng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế trước các cú sốc thuế bất động sản và cú sốc thuế kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn cho thấy thay đổi chính sách thuế khơng chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tiểu bang này mà còn ảnh hưởng đến các tiểu bang lân cận. Một nghiên cứu khác về mối quan hệ này của Ojede và Yamarik (2012) sử dụng dữ liệu cho 48 tiểu bang tiếp giáp của Hoa Kỳ trong gai đoạn 1967-2008. (Bebonchu Atems , 2014).

Có nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy cú sốc thuế xảy ra tác động đến các chỉ số kinh tế quan trọng khác. Nghiên cứu của Avila và Strauch (2008) cho thấy cú sốc thuế có tác động tiêu cực đến đầu tư và dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sử dụng chuỗi dữ liệu bảng cho khu vực Nam Á và Đông Á, Kerr và Monsigh (1998), lập luận rằng có một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa tổng số thu thuế và mức độ tiết kiệm khi có cú sốc số thu thuế xảy ra. Gần đây hơn, Berger và Everaert (2010), đo lường tác động của thuế lao động lên thất nghiệp ở 16 nước OECD và các nước châu Âu, Bắc Âu và nước Anglo-Saxon. Nhóm tác giả kết luận rằng cú sốc thuế lao động dương xảy ra sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước châu Âu và Bắc Âu. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã khơng tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào liên quan giữa cú sốc thuế lao động và thất nghiệp ở Anglo-Saxon. Một bài nghiên cứu của Imbarine Bujang và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu cho các nước OECD, tác động của cú sốc các thành phần số thu thuế với GDP và tiết kiệm, trong khi đó, khơng có bằng chứng cho thấy phản ứng của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khi cú sốc số thu thuế xảy ra.

Barro (1990, 1991), King và Rebelo (1990), Mendoza, Milesi-Ferretti, và Asea (1997), và Lucas (1990) kiểm tra ảnh hưởng của việc tăng thuế. Rabushka và Bartlett (1985) cho thấy rằng việc giảm thuế suất cận biên vượt quá 50% giúp cải thiện nền kinh tế của các nước đang triển. Koch, Schoeman và JJ Van Tonder

(2005) tìm thấy việc cú sốc thuế âm (giảm thuế) kích thích tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi. Các nghiên cứu xuyên quốc gia về ảnh hưởng của cú sốc số thu thuế đối với tăng trưởng kinh tế cho rằng cú sốc tăng thuế cản trở tăng trưởng. Lee và Gordon (2005) sử dụng dữ liệu chéo của nhiều cuốc gia và kết quả thu được tăng mức thuế sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Tương tự như vậy, Arnold và cộng sự (2011) quan sát 21 Tổ chức Hợp tác Kinh tế và các nước phát triển (OECD) và cho thấy cú sốc thuế bất động sản có tác động tích cực mạnh nhất với sự tăng trưởng, tiếp theo là cú sốc trong các loại thuế tiêu thụ và cuối cùng là cú sốc trong thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, cú sốc thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện tạo nên những phản ứng tiêu cực nhất trong GDP bình quân đầu người. Nghiên cứu của Dye và Feiock (1995) cho thấy bằng chứng thực tế mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và cú sốc thuế thu nhập cá nhân, và mối quan hệ tiêu cực này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện quốc gia. Một nghiên cứu của Gemmell (1987) về hệ thống thuế Châu Âu đã cho thấy rằng một sự gia tăng trong tổng tỷ lệ thuế và gia tăng thị phần của số thu thuế từ các loại thuế khác nhau tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Nghiên cứu của Dye và Feiock (2005) cho thấy bằng chứng thực tế mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và cú sốc thuế thu nhập cá nhân, và mối quan hệ tiêu cực này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện quốc gia. Arnold và các cộng sự (2011) xem xét các câu hỏi làm thế nào để thiết kế chính sách thuế, từ đó tạo nên các cú sốc trong số thu thuế để phục hồi nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế và góp phần tăng trưởng kinh tế dài hạn. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 21 quốc gia OECD hơn 34 năm, những phân tích của tập trung vào cú sốc từng thành phần số thu thuế tác động lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả thu được là cú sốc tăng thuế tiêu dùng và bất động sản tạo nên một phản ứng tích cực trong tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu khác của Pesendorfer (2008) cho dữ liệu ở Áo cho thấy cú sốc tăng thuế thu nhập lao động cao ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu tương tự của Widmalm (2001) xem xét cú sốc thành phần thuế tác động như thế nào lên tăng trưởng kinh tế trên 23 quốc gia OECD. Trong kết luận của Widmalm là khi cú sốc trong tổng thu xảy ra thì tăng trưởng

kinh tế phản ứng tiêu cực ngay trong các kỳ đầu tiên, trong đó cú sốc tăng thuế thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất, nhưng ngược lại cú sốc tăng thuế tiêu thụ lại đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Phillips và Goss (1995) xem xét trên một nghiên cứu trước đó của Bartik (1992), tiến hành phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tác động của cú sốc thuế trung ương và cú sốc thuế địa phương lên việc phát triển kinh tế. Kết quả tìm thấy bằng chứng gợi ý rằng thay đổi chính sách thuế tác động rõ rệt lên phát triển kinh tế. (Richard V. Adkissona, Mikidadu Mohammedb, 2013).

Nghiên cứu của Richard V. Adkissona và Mikidadu Mohammedb (2013), sử dụng dữ liệu trên 50 tiểu bang của Mỹ từ năm 2004 đến năm 2010, nhóm tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa cú sốc trong thành phần thuế địa phương và cú sốc trong thành phần thuế trung ương tác động như thế nào lên tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người xoay quanh cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008. Kết quả nhóm tác giả thu được tác động khác biệt trong cú sốc thành phần số thu thuế lên tăng trưởng, và phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước các cú sốc này rất nhỏ, ít nhất là trong bối cảnh của cuộc Đại suy thoái. Mazcrov (2013) đã chỉ ra rằng cú sốc thuế cao ln làm giảm tăng trưởng.

Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng tác động của cú sốc thuế đối với tăng trưởng kinh tế là tiêu cực, đặc biệt là cú sốc thuế đánh vào sản xuất và thu nhập như các nghiên cứu: Ferede & Dahlby (2012); Mertens & Ravn (2012); Gemmell và các cộng sự (2011); Barro & Redlick (2011); Romer & Romer (2010); Alesina & Ardagna (2010); Reed (2008); Bania và cộng sự (2007). Đây hiện là hai sắc thuế lớn và quan trọng trong tổng số thu thuế.

Nghiên cứu gần đây nhất của Jugoslav Aničić và các cộng sự (2016) cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc thực hành các chính sách thuế tạo nên các cú sốc giảm thuế như các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế ở Serbia đã không mang lại kết quả khả quan, tạo nên các phản ứng tiêu cực trong GDP bình quân đầu người. Bởi vì điều này, chính quyền địa phương trong thời gian tới phải có một vai trị chủ

kinh tế tiêu cực và đặt ra các tiêu chuẩn về dân số của họ. Nhóm tác giả cho rằng mức độ cao nhất để đạt được hiệu quả, nếu các biện pháp chính sách tài khóa có tương quan với các chính sách kinh tế và cơ cấu.

Chương này trình bày khái niệm của cú sốc chính sách, tăng trưởng kinh tế và các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, nêu rõ mối quan hệ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cú sốc tài khóa lên tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)