CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cà mau (Trang 26 - 31)

2.1.4.2 .Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG CỦA DNNVV

2.2.1 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

17

Vốn chủ sở hữu được hình thành từ nguồn vốn tự có của chủ sở hữu và từ lợi nhuận giữ lại trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì bất kỳ hoạt động kinh doanh hay đầu tư nào cũng cần phải có vốn, nhưng muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các nguồn vốn với nhau. Khi thẩm định cho vay các ngân hàng thường xem xét đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hơn nửa, các ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng với một mức nhất định và không dự án hay phương án kinh doanh nào được tài trợ toàn bộ bằng vốn vay.

2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau đó mới quyết định cho hay không cho vay, thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho, khả năng thanh toán,…(Ricardo N. Bebczuk, 2004). Trong nghiên cứu của Mac An Bhaird et al, (2010) đã cho rằng các tổ chức tài chính thường nhấn mạnh đến ROA để xem xét cho vay. Về cơ bản các chỉ số tài chính đo lường số lợi nhuận thu được từ mỗi giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nó đánh giá năng lực của các doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cooke và Uchida (2004) cho rằng ROA được sử dụng để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp. ROA cung cấp thông tin về lợi nhuận tạo ra theo từng đơn vị tài sản của doanh nghiệp (Petersen và Shoeman, 2008).

2.2.3 Tài sản bảo đảm

Theo Gitman (2003) định nghĩa tài sản thế chấp là tài sản được cam kết giữa người vay và người cho vay để bảo đảm cho khả năng thanh tốn nợ. Vì vậy, tài sản có thể làm tăng khả năng thanh lý doanh nghiệp cải thiện việc bảo lãnh trả nợ, giảm rủi ro cho con nợ (Harris và Raviv, 1991).

Theo lý thuyết đánh đổi của Kraus & Litzenberger ( 1973) , doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình cao sẽ làm giảm chi phí liên quan thơng qua việc sử dụng tài sản cố định hữu hình và dễ dàng sử dụng nó làm vật thế chấp trong khi đi vay nợ, do đó các DN có giá trị tài sản cố định lớn thường vay nợ

18

nhiều hơn và thường có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cao hơn vì khả năng trả nợ cao.

Theo Williamson (1988), các DN có giá trị tài sản cố định nhiều hơn đồng nghĩa với tính thanh khoản cao hơn vì thế sẽ làm an lịng các chủ nợ. Giá trị tài sản cố định càng lớn là nguồn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ vay phát sinh tốt nhất, đồng thời sẽ được xem xét cho các khoản vay có giá trị lớn.

Các nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng tài chính ngân hàng phụ thuộc vào việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp (Storey, 1994; Berger và Udell, 1998; Ghosh et al, 1999; Atanasova và Wilson, 2004). Johnsen và McMahon (2005) cũng nói rằng trong các điều kiện khác khơng thay đổi, các DN phi vật thể có khoản vay ít hơn so với các DN có tài sản vì yếu tố tài sản thế chấp. Trong các nghiên cứu, tài sản thế chấp được đại diện như đất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các tài sản cá nhân khác thường được các ngân hàng chấp nhận làm tài sản thế chấp khi vay vốn (xem Kumar và Franciso, 2005; Wu et al, 2008).

Theo Coco (2000) tài sản thế chấp có thể giải quyết vấn đề bắt nguồn từ sự bất đối xứng trong xác định giá trị dự án, sự không chắc chắn về chất lượng của các dự án và mức độ rủi ro của khách hàng vay, và các vấn đề liên quan đến các chi phí giám sát hoặc giám sát hành vi của khách hàng vay. Tài sản thế chấp cũng chỉ ra rằng tài sản thế chấp giúp giảm thiểu sự mất cân đối thông tin và vấn đề rủi ro đạo đức giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tài sản thế chấp có thể thuộc quyền sở hữu của các chủ nợ trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, do đó nâng cao khả năng bảo vệ cho chủ nợ.

Stiglitz và Weiss (1981) giá trị tài sản bảo đảm cũng có thể làm giảm nguy cơ và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Ricardo Politi cho rằng những khó khăn trong việc mở rộng việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu là do chi phí, tài sản thế chấp, phụ thuộc và những khó khăn về thơng tin bất đối xứng.

Hơn nữa, khi doanh nghiệp sỡ hữu nhiều tài sản cố định hữu hình khi phị phá sản tổn thất sẽ ít hơn các doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản vơ hình các nghiên cứu

19

điển hình như: De Jong et al (2008); Daskalakis và Psillaki (2009); Bevan và Danbolt (2004). Với thị trường tiền tệ và thị trường vốn thiếu thông tin và chất lượng thông tin thiếu minh bạch như Việt Nam hiện nay, vấn đề thông tin bất cân xứng càng trở nên rõ rệt hơn nên yêu cầu tài sản bảo đảm gần như là điều kiện bắt buộc cho các DNNVV tìm kiếm các khoản tín dụng ngân hàng. DNNVV sở hữu tài sản cố định hữu hình có giá trị cao làm tài sản bảo đảm sẽ dẽ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn.

2.2.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Theo lý thuyết đánh đổi (The trade – off theory) của Kraus & Litzenberger ( 1973) hay còn được gọi là “lý thuyết đánh đổi của địn bẫy tài chính”. Theo lý thuyết này các doanh nghiệp nên giữ tỷ lệ nợ vay đúng mức nhằm cân bằng giữa lợi ích và chi phí nợ. Trong điều kiện có thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay. Vì lãi vay là khoản chi phí được khấu trừ vào khoản thu nhập chịu thuế, việc sử dụng nợ tạo nên một khoản lợi ích hay nói cách khác là tạo nên tấm lá chắn thuế. Tấm chắn này được tính bằng tích số giữa thuế suất thuế biên tế và lãi vay. Tấm chắn thuế thu hút các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều đến mức có thể. Theo lý thuyết đánh đổi các doanh nghiệp khác nhau thì có tỷ lệ nợ khác nhau.

2.2.5 Tuổi doanh nghiệp

Các nhà kinh tế khác cũng cho rằng các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài có thể tích tụ được nhiều vốn tự có để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo Petrunia (2007) các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu có kinh nghiệm, có kiến thức sâu sắc về thị trường, có lực lượng vững chắc bởi lực lượng khách hàng hùng hậu và các nhà cung cấp truyền thống, có tiềm lực mạnh. Mặt khác, khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, các ngân hàng thường xem xét đến các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm trong ngành (Edmore Mahembe, 2011).

20

Khi nói đến tuổi tác của các cơng ty, những cơng ty càng có tuổi sẽ có xu hướng để có thể tiếp cận nhiều hơn với tín dụng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (Chandler, 2009; Biais và Gollier, 1994; Burkart và Ellingsen, 2004. Berger và Udell, 1995; Abor và Biekpe, 2009; Voordeckers et al, 2006: Colluzi et al. 2009).

2.2.6 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng

Mối quan hệ lâu dài giữa người cho vay và người đi vay được cho là giúp giảm bớt các vấn đề thông tin bất đối xứng (Frame et al, 2001; Binks và Ennew, 1997). Ngoài ra, một mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng vay tạo ra sự tin tưởng mà giảm nhẹ các vấn đề về đạo đức. Petersen và Rajan (1994) nhấn mạnh rằng mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng sẽ giúp tăng cường dịng chảy tín dụng DNNVV và giảm lãi suất cho các doanh nghiệp.

Vigneron (2005) đã xem xét cách các ngân hàng khắc phục những vấn đề thông tin bất đối xứng thông qua sự phát triển của mối quan hệ đặc biệt giữ người cho vay với người đi vay. Tác giả đã chỉ ra rằng tài sản đảm bảo là không hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ và khơng có ảnh hưởng trên khả năng tiếp cận tín dụng. Chỉ có quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng vay mới quan trọng. Cơng ty có xu hướng giảm thông tin bất đối xứng và tăng khả năng tiếp cận tín dụng.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong tiếp cận vốn (Hongjiang Zhao, 2006). Các DN có mối quan hệ gần gũi với ngân hàng sẽ có điều kiện tiếp cận với vốn ngân hàng (Diamond, 1989; Boot Thakor, 1991; Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, 1995; Petersen và Rajan, 1994; Fama, 1980). Mặt khác, quá trình phê duyệt khoản vay sẽ rút ngắn hơn giảm cân xứng thông tin và điều này mang lại lợi ích cho khách hàng vay (Behr, Patrick; Entzian, Annekathrin, 2011). Lợi thế thường tăng bởi mối quan hệ lâu đời giữa khách hàng và ngân hàng chính khi doanh nghiệp có thể tiếp cận với các khoản tín dụng ưu đãi của ngân hàng khơng còn được đảm bảo .

21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cà mau (Trang 26 - 31)