Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường và đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008 2014 theo mô hình camels (Trang 62)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3.Đánh giá chung

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Qua hơn 35 năm đổi mới, hệ thống các NHTM Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Sự an toàn, ổn định của hệ thống các NHTM đóng vai trị quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính và là một trong những yếu tố quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống các NHTM cung cấp một khối lượng vốn to lớn cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo công ăn việc làm và góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước trong những năm qua. Đồng thời, ngân hàng cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Một số thành tựu chủ yếu đạt được như sau:

Về sự phát triển của hệ thống ngân hàng:

Hệ thống ngân hàng 2 cấp với sự đa dạng về sở hữu (nhà nước, tập thể, liên doanh, 100% vốn nước ngồi, cổ phần), loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mơ và quy mơ (lớn, vừa và nhỏ/vi mô).

Từ một hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng NHTM và chức năng NHTW, một hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng NHTM và chức năng NHTW, đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành với sự tách bạch chức năng ngân hàng Trung ương (Ngân hàng nhà nước) với chức năng ngân hàng thương mại (tổ chức tín dụng). Số lượng các NHTM tăng lên nhanh chóng từ chỗ ban đầu chỉ có 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) với quy mơ tài chính và dịch vụ nhỏ bé. Đến nay, hệ thống các NHTM đã phát triển rất nhanh về số lượng NHTM, quy mơ tài chính và hoạt động, bao gồm: 3 NHTMNN, 31 NHTMCP, 5 NH 100% vốn nước ngoài.

Sự tồn tại của nhiều loại hình NHTM với quy mơ khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng. Đặc điểm đa dạng của hệ thống các NHTM phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đa sở hữu, đa ngành nghề và các nhóm đối tượng phục vụ khác nhau (doanh nghiệp FDI, công ty xuyên quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng cơng ty, cá nhân, hộ gia đình,…). Tính chất đa dạng về nhu cầu dịch vụ ngân hàng và đối tượng khách hàng là cơ sở quy định tính đa dạng của hệ thống các NHTM Việt Nam.

Về năng lực cạnh tranh:

Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế: Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng khơng cịn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà cịn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thơng như thẻ thanh tốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư,… Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng.Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.

Về sự năng động trong mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thị trường dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đã được tự do hóa đáng kể, có độ mở tương đối cao và mức độ thâm nhập của ngân hàng nước ngoài lớn. Các ngân hàng của Việt Nam từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực.Đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đã hiện diện thương hiệu tại Việt Nam và một số ngân hàng của Việt Nam đã hiện diện ở nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanma, Trung Quốc, Đức).

Về năng lực tài chính của các NHTM:

- Về chất lượng tài sản cơ bản các ngân hàng đảm bảo được theo quy định khung an toàn CAMELS.

- Về tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu là tốt, năm sau tăng hơn năm trước bình quân trên 21%.

- Các NHTM Việt Nam đã phát huy được ưu thế việc sử dụng đòn bẩy trong cấu trúc vốn của mình.

- Năng lực tài chính và quy mơ hoạt động của các NHTM tăng nhanh: Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các NHTM cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2008 – 2014 và đến cuối năm 2014 tương đương khoảng 120% GDP. Tổng dư nợ tín dụng của các NHTM Theo đó, đến tháng 12/2014, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế là 3,97 triệu tỷ đồng, tăng 14,16% so với tháng 12/2013. Tổng vốn huy động được một khối lượng vốn khổng lồ để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tổng vốn huy động từ nền kinh tế đến cuối tháng 12/2013 đạt gần 3,54 triệu tỷ đồng (nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM đến năm 2013). Hàng ngàn tỷ đồng vốn tín dụng được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và cho vay nông nghiệp, nông thơn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, hệ thống các NHTM đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Với quy mô và vai trị quan

trọng như vậy, sự an tồn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các NHTM là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô.

3.3.2. Về hạn chế, nguyên nhân

Qua số liệu phân tích từ 2008 – 2014 cho thấy, hệ thống các NHTM phát triển nhanh và góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các NHTM đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam: Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các NHTM thấp, tỷ lệ nợ xấu cao.

Theo số liệu tháng 12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 3,25% dư nợ tín dụng. Theo số liệu của cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu thực tế của hệ thống các NHTM hiện nay là khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng. Nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các NHTM có thể lên tới 2 chữ số (Tổ chức xếp hạng Fitch Rating đánh giá ở mức 13%), khi đó trích lập dự phịng đầy đủ thì nhiều NHTM của Việt Nam bị lỗ, thậm chí khơng cịn vốn tự có.

Rủi ro của hệ thống các NHTM cao là do:

- Hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào vốn của hệ thống các NHTM, nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước có tình hình tài chính kém lành mạnh, kinh doanh kém hiệu quả;

- Đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng thối hóa, biến chất, cấu kết với khách hàng vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân;

- Chuẩn mực, điều kiện cấp tín dụng thiếu chặt chẽ; Trình độ, năng lực thẩm định, đánh giá, quản lý tín dụng của các NHTM cịn nhiều yếu kém;

- Mức độ tập trung tín dụng rất lớn vào các lĩnh vực kinh doanh rủi ro và khơng có hiệu quả cao như bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế; - Cấp tín dụng cho các bên liên quan, nhất là các cá nhân hoặc doanh nghiệp

thuộc quyền quản lý, kiểm sốt của các cổ đơng lớn của ngân hàng.

Chi phí quản lý cao trong khi năng lực quản trị của các NHTM còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động: Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các vị trí quản lý của NHTM. Nhiều cổ đông lớn và người đại diện cổ đông lớn tham gia các vị trí quản lý, điều hành ngân hàng nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quả trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các NHTM hoạt động chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực, chính sách; phương pháp, quy trình kinh doanh của các NHTM nhìn chung chưa có hiệu quả cao dẫn đến chưa kiểm sốt có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của NHTM.

Vốn thấp. Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP

các NHTM phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010, tuy nhiên đến nay còn 3 NHTM chưa đáp ứng được mức vốn tối thiểu nói trên. Số NHTM có mức vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng (tương đương gần 240 triệu USD) còn khá lớn (22 NHTM). Vốn CSH của các NHTM cũng không đảm bảo khung an toàn CAMELS.

Khả năng sinh lời của các hệ thống NHTM ở mức khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2012, chênh lệch thu nhập, chi phí so với vốn chủ sở hữu (ROE) là 9,47% và chênh lệch thu nhập,chi phí so với tài sản có (ROA) chỉởmức 0,82%. Trong năm 2013, ROE là 7,57% và ROA là 0,65%. Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và hạch toán theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam còn thấp hơn nữa và thấp hơn rất nhiều so với một số quốc gia khác.

Bảng 3.20: So sánh ROE của các NHTM Việt Nam với NHTM của một số quốc gia khác năm 2012

STT Quốc gia ROE (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Indonesia 25,9 2 Malaysia 18,9 3 Trung Quốc 17,5 4 Brazil 29,6 5 Chile 24,6 6 Peru 24,3 7 Vietnam 9,47

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng thế giới năm 2012)

Bảng 3.21: So sánh ROA của các NHTM Việt Nam với NHTM của một số quốc gia khác năm 2012

STT Quốc gia ROA (%)

1 Indonesia 2,9 2 Malaysia 1,8 3 Nga 2,3 4 Brazil 3,3 5 Chile 1,9 6 Peru 2,3 7 Vietnam 0,82

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng thế giới năm 2012)

Thứ 5, khả năng thanh khoản ngắn hạn kém. Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh. Với chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình bày, các NHTM Việt Nam rất dễ bị mất khả năng chi trả trên diện rộng dẫn đến khủng hoảng hệ thống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã đánh giá tổng hợp NLTC của các NHTM trong giai đoạn 2008 – 2014 theo khung an tồn CAMELS. Trong đó đã phân tích và chỉ ra việc NLTC của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này có thật sự tuân theo khung an tồn hay khơng.

Kết quả cho thấy, có thể cho rằng NLTC của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 tuân theo khung an tồn. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các kết quả đạt được cũng như những yếu kém, hạn chế và phân tích ngun nhân của những hạn chế đó.

Những điểm cịn yếu kém trong đánh giá NLTC của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 bao gồm:

- Vốn chủ sở hữu thấp - Tỷ lệ nợ xấu cao.

- Thanh khoản ngắn hạn kém - Hiệu quả kinh doanh không cao.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

5.1. Định hƣớng chung

Sau khi nghiên cứu các khía cạnh có liên quan đến NLTC của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Mục đích của chương này là dựa trên các căn cứ khoa học đã chỉ ra để xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao NLTC cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đồng thời nhận diện các yếu tố mà NHTM Việt Nam cịn yếu kém, từ đó xác định phương hướng cụ thể nhằm nâng cao chỉ tiêu tài chính. Các ngân hàng cần phải có những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh khả năng tài chính nhằm khắc phục nguy cơ thất bại để đi đến phát triển bền vững. Cụ thể:

- Tăng quy mô vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn điều lệ và kết hợp sáp nhập các ngân hàng có cùng điều kiện và quy mô, chuyển nợ thành vốn góp.

- Xử lý nợ xấu như thế nào cho có hiệu quả, đây là yếu tố tác động ngược chiều với năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, do vậy phải tập trung giải quyết dứt điểm nợ xấu bằng mọi biện pháp có thể.

- Tăng tính thanh khoản trong q trình hoạt động bằng sự kết hợp đồng bộ các giải pháp.

- Rà sốt quy trình cho vay cũng như nhân sự liên quan đến vận dụng quy trình này để tiếp tục cho vay những khách hàng uy tín làm ăn hiệu quả và hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng làm ăn khơng hiệu quả. - Sử dụng tài sản, địn bẩy tài chính hiệu quả.

- Kiến nghị với Chính phủ, NHNN cần có cơ chế quản lý, giám sát các ngân hàng hiệu quả hơn.

5.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

5.2.1. Căn cứ trên định hƣớng phát triển ngành ngân hàng

Định hướng và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020

Căn cứ trên quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Cho thấy chiến lược của Ngành:

- Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; - Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ

chức tín dụng, nâng cao trật tự kỹ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 2 ngân hàng có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng khu vực.

Theo đó, đề án đưa ra giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, cụ thể: - Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM nhà nước.

- Tăng nhanh quy mơ và năng lực tài chính thơng qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ;

 Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng;  Mở rộng nguồn vốn huy động.

- Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu, phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước dưới 3%.

- Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường và đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008 2014 theo mô hình camels (Trang 62)