Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu vàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 25 - 42)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Cung vàng Việt

Cung vàng Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của Chính phủ, nếu lượng nhập khẩu bị hạn chế dẫn đến nguồn cung giảm, giá vàng trong nước sẽ tăng và ngược lại. Chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến giá vàng bằng việc đưa ra các chính sách về hoạt động kinh doanh vàng.

2.2. Ý nghĩa của việc bình ổn thị trường vàng Việt Nam

Để xem xét ý nghĩa của việc bình ổn thị trường vàng Việt Nam đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, chúng ta trước hết phân tích những tác động của thị trường vàng tới nền kinh tế.

Giá vàng trên thị trường tăng mạnh trong thời gian qua gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Xét từ quan hệ trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng đến nền kinh tế là rất lớn.

Thứ nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vốn và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đơ la hóa ở Việt Nam khơng chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngồi hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm sốt.

Thứ ba, nguy cơ lạm phát: Tuy chưa thống kê được quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa vàng và lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đến hiện tượng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản. Khi vàng trở thành thước đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát.

Thứ tư, thâm hụt cán cân thương mại: Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu càng lớn. Với khối lượng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thương mại.

Thứ năm, ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ: Tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. Đơn cử, với tổng phương tiện thanh tốn khơng kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính tốn của các chun gia khoảng 4,8. Nhưng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ cịn 2,0. Rõ ràng rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lượng vàng và TTV đang bành trướng hiện nay. Như vậy, vàng khơng cịn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Từ việc phân tích tác động tiêu cực của sự biến động thị trường vàng đến nền kinh tế cho thấy ý nghĩa của việc bình ổn thị trường vàng. Khi thị trường vàng ổn định, thể hiện qua việc giá vàng diễn biến với biên độ thấp, sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại trong hoạt động huy động vốn, tỷ giá ngoại tệ biến động với biên độ phù hợp, giảm nguy cơ lạm phát, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ hiệu quả, dự trữ ngoại tệ và cán cân thương mại được khôi phục.

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của các yếu tố vĩ mô đến biến động giá vàng động giá vàng

2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Dooley, Isard và Taylor (1995): tác giả đã tiến hành một loạt

các kiểm tra thực nghiệm để xem liệu giá vàng có được giải thích bởi sự biến động tỷ giá, các yếu tố tiền tệ và các biến khác trong mơ hình tỷ giá hối đối chuẩn hay khơng. Các tác giả đã dùng mơ hình hồi quy vector bộ và kỹ thuật đồng liên kết với dữ liệu từ năm 1976 đến 1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thay đổi của giá vàng phải được giải thích bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đối, và bất kì cú sốc nào làm giảm sự hấp dẫn của tài sản A khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng nhu cầu đối với các tài sản như vàng hoặc tài sản B. Điều này dẫn đến những thay đổi trong mức giá cân bằng.

Nghiên cứu Christie – David et al. (2000): Nghiên cứu đã theo dõi các báo cáo

tin tức trong 23 tháng từ năm 1992 đến năm 1995 để xem xét sự ảnh hưởng của các thông tin kinh tế vĩ mô đến giá vàng. Trong nghiên cứu này, các biến được sử dụng bao gồm các biến kinh tế vĩ mô khác nhau, độ trễ của trái phiếu chính quyền địa phương, giá

vàng và bạc trong tương lai. Kết quả của nghiên cứu là giá vàng bị ảnh hưởng bởi những tin tức về chỉ số sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, GDP và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tin tức về thâm hụt ngân sách khơng có ảnh hưởng đáng kể lên giá vàng.

Nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009): Tác giả đã tiến hành nghiên cứu

dự báo giá vàng Thái Lan. Mơ hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc và mười bốn biến độc lập. Biến phụ thuộc là giá vàng Thái Lan, các biến phụ thuộc là giá dầu, chỉ số giá SET, lãi suất, giá vàng phái sinh tương lai, dịp tết Âm lịch (biến giả), tỷ giá USD/THB, tỷ giá AUD/THB, tỷ giá CAD/THB, tỷ giá PEN/THB, tỷ giá HKD/TBH, tỷ giá JPY/THB, tỷ giá EU ponds (Đức và Ý)/THB, tỷ giá SGD/THB, tỷ giá COP/THB. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau: tỷ giá AUD/THB, tỷ giá JPY/THB, tỷ giá CAD/THB, tỷ giá EU ponds/THB giá vàng phái sinh tương lai, giá dầu tương quan thuận với giá vàng, Trong khi đó, tỷ giá USD/THB tương quan nghịch với giá vàng Thái Lan.

Nghiên cứu của Dirk G. Baur, Brian M. Lucey (2009): Bài viết đề cập đến câu

hỏi: “Vàng là một hàng rào chống lại sự thay đổi đột ngột trong lợi nhuận chứng khoán và trái phiếu hay một tài sản tinh tế - cơng cụ dự trữ an tồn? “Tác giả nghiên cứu các mối quan hệ liên tục và thời gian khác nhau giữa cổ phiếu, trái phiếu và vàng để điều tra sự tồn tại của một hàng rào và một cơng cụ dự trữ an tồn. Thơng qua các phân tích thực nghiệm tại Mỹ, Anh và Đức tác giả nhận thấy vàng là một hàng rào chống lại cổ phiếu và là một công cụ dữ trữ an tồn trong điều kiện thị trường chứng khốn cùng cực. Điều này giúp tăng cường sự ổn định và khả năng phục hồi của thị trường tài chính vì nó làm giảm thiệt hại của nhà đầu tư tại thời điểm cần thiết nhất.

Nghiên cứu của Melike Bildirici (2012): Dầu và vàng là hai mặt hàng chiến lược,

nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm. Bài viết nhằm mục tiêu phân tích tác động của các cú sốc giá dầu và giá vàng qua các chu kỳ kinh doanh của một số nước phát triển: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Úc và Ý. Mơ hình MS-VAR được mở rộng, trong đó, giá dầu, giá vàng như là các biến ngoại sinh cải thiện khả năng của từng đặc điểm kỹ thuật và xác định các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh cho mỗi quốc gia. Ngồi ra, bài nghiên cứu cịn ứng dụng và sử dụng mơ hình MS-ARX. Bài nghiên cứu đưa ra hai kết quả kinh tế: kết quả cho biến động của giá dầu và vàng và kết quả cho nghiên cứu

chính sách kinh tế vĩ mơ của các nước được chọn để nghiên cứu. Các kết quả đã nêu bật tầm quan trọng của chính sách tăng trưởng và phát triển kinh tế, gia tăng phúc lợi.

Nghiên cứu của Sindhu (2013): tác giả đã nghiên cứu về sự tác động của các yếu

tố được lựa chọn lên giá vàng Ấn Độ. Các biến độc lập được lựa chọn là tỷ giá USD/IRN, giá dầu, tỷ lệ Repo, tỷ lệ lạm phát Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng và tỷ giá USD/IRN tương quan thuận, giá vàng và giá dầu tương quan nghịch, giá vàng và tỷ lệ Repo tương quan thuận trong thời gian 11/2006 – 08/2008, 03/2010 – 10/2011 và tương quan nghịch 09/2008 – 02/2010, giá vàng và tỷ lệ lạm phát Ấn Độ tương quan thuận.

2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, chính sách điều tiết cũng như các giải pháp phát triển thị trường vàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu số liệu hoặc do chủ ý của tác giả mà phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số nhân tố nhất định như giá vàng thế giới, lạm phát, tỷ giá hối đoái cụ thể như sau:

Nghiên cứu của Thái Thị Hạnh Nhi (2011): tác giả đã xác định được mơ hình dự

báo phù hợp để dự báo giá vàng trong nước bằng việc sử dụng các mơ hình hồi quy bội, mơ hình ARIMA, ARCH, GARCH và TGARCH. Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian 1/2008 đến 7/2011. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng biến động của giá vàng trong nước khơng chỉ được giải thích bởi giá vàng thế giới, tỷ giá mà cịn được giải thích thơng qua các biến trễ của chính nó và biến trễ của sai số. Tác giả sử dụng mơ hình TGARCH để xem xét tính chất bất cân xứng giữa các tin tức tốt và các tin tức xấu đối với giá vàng. Kết quả cho rằng sự ảnh hưởng của tin tức đối với giá vàng có tính chất đối xứng, nghĩa là khơng có sự khác biệt giữa sự tác động của tin tốt và tin xấu đối với giá vàng.

Nghiên cứu của Bùi Kim Yến, Nguyễn Khánh Hoàng (2014) “Quản lý giá vàng từ góc độ kinh tế vĩ mơ”: Bài nghiên cứu được đặt dưới góc nhìn của nhà quản lý đối

với thị trường vàng trong nước. Thông qua việc xác nhận các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước sẽ giúp đưa ra được các giải pháp quản lý sự biến động của giá vàng và đưa thị trường vàng đi vào hoạt động ổn định góp phần vào sự phát triển ổn định của thị trường tài chính Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính, định

lượng, thống kê so sánh. Đồng thời ứng dụng và sử dụng mơ hình VAR để kiểm định tác động của các nhân tố đến giá vàng qua các bước: (i) Kiểm tra tính dừng của các biến trong mơ hình bằng việc kiểm định nghiệm đơn vị, qua đó xác định độ trễ thích hợp của mơ hình; (ii) Kiểm tra tự tương quan trong phần dư của mơ hình; (iii) Kiểm định quan hệ nhân quả giữa các biến; (iv) Phân tích phân rã phương sai. Để phân tích tác động của các nhân tố lên giá vàng tác giả sử dụng mơ hình thực nghiệm sau:

𝐺𝐼𝐴𝑉𝐴𝑁𝐺𝑇𝑅𝑂𝑁𝐺𝑁𝑈𝑂𝐶𝑡 = 𝑎1 + ∑ 𝑏𝑙𝑖𝐺𝐼𝐴𝑉𝐴𝑁𝐺𝑇𝑅𝑂𝑁𝐺𝑁𝑈𝑂𝐶𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 + ∑ 𝑑𝑙𝑖𝑇𝐺𝐿𝑁𝐻𝑡−𝑖 + 𝑘 𝑖=1 ∑ 𝑒𝑙𝑖𝐶𝑃𝐼𝑀𝑡−𝑖 𝑘 𝑖=1 + ∑ 𝑓𝑙𝑖𝐶𝑃𝐼𝑉𝑁𝑡−𝑖+ 𝑘 𝑖=1 ∑ 𝑗𝑙𝑖𝐿𝑆𝐻𝐷𝑡−𝑖 + 𝑘 𝑖=1 𝑤𝑙𝑡

Trong đó: k là độ trễ; a, b, c, d, e, f, j lần lượt là ma trận hệ số vng của hệ phương trình; biến GIAVANGTRONGNUOC: giá vàng trong nước; GIATG: giá vàng giao ngay thế giới; TGLNH: Tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng; CPIMY: Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ; CPIVN: Chỉ số giá tiêu dùng của VN; LSHD: Lãi suất huy động bình quân trong nước. Từ kết quả chạy ra của mơ hình với phạm vi dữ liệu 10 năm (từ 08/2003 đến 07/2013) bài báo chỉ ra rằng giá vàng không phản ánh đầy đủ ảnh hưởng của các biến kinh tế như lãi suất, tỷ giá, CPI. Tác động của các biến này đến giá vàng là rất yếu. Các biến động xảy ra đối với các biến trên tác động đến giá vàng tức thì nhưng thời gian kéo dài chỉ từ 2-3 tháng, trong khi đó tác động của biến động giá vàng trong nước lên các biến này lại khá mạnh và thường kéo dài có khi đến 8 tháng. Trong khi đó một thực tế là giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của chính sách quản lý điều tiết từ Chính phủ nên vấn đề đặt ra là việc quản lý thị trường vàng của Chính phủ cần mềm dẻo linh hoạt, chính sách ban hành cần nghiên cứu kỹ tác động đến thị trường. Cần tránh thay đổi chính sách đột ngột làm giá vàng biến động thất thường sẽ gây tác động mạnh và kéo dài ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế.

Nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và các cộng sự (2014) “Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam”: Bài nghiên cứu kiểm định mối

trong nghiên cứu bao gồm chuỗi chỉ số lạm phát và chỉ số giá vàng theo thời gian với tần suất tháng, được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013. Với mức ý nghĩa α = 5%, kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và lạm phát cho thấy giá vàng và lạm phát có tác động qua lại, lạm phát tăng làm giá vàng tăng, hay giá vàng tăng cũng sẽ làm cho lạm phát tăng.

Nhìn chung các nghiên cứu về giá vàng và thị trường vàng dưới nhiều góc độ khác nhau. Những nghiên cứu này có thể được phân loại thành bốn nhóm chính: Phương pháp tiếp cận đầu tiên là tìm ra mơ hình biến động giá vàng dưới tác động của các biến kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như tỷ giá, thu nhập thế giới, những cú sốc chính trị… Phương pháp thứ hai tập trung vào vàng như là một kênh đầu cơ. Cách tiếp cận này sẽ nghiên cứu tính hợp lí hoặc bất hợp lí của biến động giá vàng. Cách tiếp cận thứ ba xem xét việc đầu tư vào vàng nhiều hơn như một cách để tự bảo hiểm rủi ro cho danh mục đầu tư chống lại lạm phát và nhóm cuối cùng là những nghiên cứu để xây dựng mơ hình giá vàng.

2.4. Lý luận các nhân tố tác động đến giá vàng

Trong luận văn này, tác giả tập trung phân tích nhân tố tác động tới giá vàng tập trung vào các biến kinh tế vĩ mơ như tỷ giá hối đối, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất cho vay và các nhân tố khác như giá vàng thế giới, giá dầu cụ thể như sau:

2.4.1. Tỷ giá hối đoái và giá vàng

Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá trị chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác. Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh tốn tồn cầu, do đó, theo thơng lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD cũng tác động trực tiếp đến biến động giá vàng. Khi giá trị của đồng USD dao động, giá vàng cũng dao động theo. Vì vậy, tỷ giá hối đối được dùng trong các nghiên cứu thường là tỷ giá giữa đồng tiền của một nước với đồng USD.

Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến động giá vàng tại việt nam (Trang 25 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)