Đơn vị tính: tỷ đồng
Từ biểu đồ 3.4 ta thấy trong cả giai đoạn 2009 – 2014, tổng tài sản của các NHTMNN đều chiếm trên 56% so với tổng tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Tính đến 31/12/2014 tổng tài sản 7 NHTMNN chiếm 57,87% giá trị tổng tài sản của tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Trong đó, ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam chi nhánh Long An có giá trị tổng tài sản là 10.546 tỷ đồng (chiếm 27,17% tổng tài sản các NHTM trên địa bàn). Khối các NHTMCP chiếm 42,13% giá trị tổng tài sản của tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn, trong đó có đến 16 chi nhánh chỉ có tổng tài sản dười 500 tỷ đồng.
Có thể thấy, giai đoạn 2009 – 2014, tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An liên tục tăng xuất phát từ việc các chi nhánh tập trung phát triển quy mơ, trong đó cho vay khách hàng chiếm xấp xỉ đến 80% trong cơ cấu tổng tài sản, điều này làm tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu nếu ngân hàng khơng thực hiện kiểm sốt các khoản vay một cách chặt chẽ. Do đó, trong giai đoạn tới, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần có những chiến lược cụ thể nhằm làm tăng tổng tài sản trên cơ sở quản lý tốt rủi ro, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thương hiệu trên thị trường.
Tình hình dƣ nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 3.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An Đơn vị tính: tỷ đồng Tổng dƣ nợ tín dụng Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 2009 15.262 186 1,19% 2010 19.370 227 1,17% 2011 23.357 396 1,70% 2012 25.023 787 3,14% 2013 27.136 729 2,69% 2014 30.601 613 2,00%
Biểu đồ 3.5: Tình hình dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An)
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Giai đoạn 2009 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An ở mức trên 20%, năm 2010 là 26,92% và năm 2011 là 20,58%. Đây là giai đoạn tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng trên địa bàn rất cao, các ngân
hàng cạnh tranh giành thị phần quyết liệt phần nào nới lỏng các quy định cho vay. Nợ xấu giai đoạn này được khống chế ở mức dưới 2%, và có dấu hiệu tăng từ 1,17% năm 2010 lên 1,70% năm 2011.
Trước thực trạng tín dụng tăng trưởng quá nhanh, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn ở mức thấp, góp phần tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, từ cuối 2011 và bước sang giai đoạn 2012 – 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh so với giai đoạn trước đó. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 7,13% và năm 2013 là 8,44%. Bên cạnh đó, nguyên nhân một phần đến từ việc các ngân hàng thận trọng hơn trong cho vay khi nợ xấu giai đoạn này tăng đột biến do việc chú trọng tăng trưởng tín dụng mà bng lỏng chất lượng tín dụng ở giai đoạn trước đó. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu từ dưới 2% đã vượt lên ở mức 3,14% so với tổng dư nợ, các ngân hàng phải tăng chi phí dự phịng rủi ro một cách đáng kể, gây ra ảnh hưởng giảm đáng kể kết quả kinh doanh của các NHTM. Trong đó, có các NHTM có tỷ lệ nợ xấu rất cao, điển hình là SHB chi nhánh Long An (47,48%), Vietcombank chi nhánh Long An (8,79%), ngân hàng Bản Việt (9,98%)… Bước sang năm 2013, bằng nhiều biện pháp, nợ xấu đã giảm tương đối đáng kể, giảm 7,37% so với năm 2012 và chiếm 2,69% tổng dư nợ. Giai đoạn này, tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, tăng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.
Sang năm 2014, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm và đưa về thấp hơn so với giai đoạn 2005 – 2006, tốc đố tăng trưởng tín dụng 12,77% đạt kế hoạch của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề ra là 12% đến 14% so với năm 2013. Dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Long An tăng cao thể hiện sự tích cực đầu tư vốn của các NHTM vào phát triển kinh tế địa phương. Nợ xấu được xử lý một cách tích cực bằng nhiều biện pháp khác nhau, và được đưa về mức 2% so với tổng dư nợ, tuy nhiên vẫn còn một số ngân hàng còn tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao trên 3% (10
chi nhánh ngân hàng). Việc xử lý nợ xấu giai đoạn này được các ngân hàng đẩy mạnh, tuy nhiên vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn khi các hồ sơ xử lý nợ xấu tại Tòa án, thi hành án còn nhiều. Các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An vẫn cịn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi các món nợ xấu, địi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp tích cực hơn trong công tác xử lý nợ xấu, nhằm giảm số tiền trích dự phịng rủi ro, giữ mức tăng trưởng tín dụng ổn định, phù hợp đi đôi với việc đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng.
Trong tổng dư nợ cho vay, các NHTMNN cho vay chiếm tỷ trọng trên 66% dư nợ tồn địa bàn, cịn các NHTMCP chỉ chiếm khoảng 34% dư nợ cho thấy trong giai đoạn vừa qua các NHTMNN với tiềm lực tài chính của mình vẫn đang chiếm ưu thế về thị phần cho vay so với các NHTMCP. Các NHTM tiến hành cho vay trong tỉnh Long An là chủ yếu, chiếm tỷ trọng gần 90%, khoảng 10% dư nợ cho vay là cho vay ngoài tỉnh.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản (LNTA)
Bảng 3.5: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Tổng dƣ nợ tín dụng Tổng tài sản LNTA
2009 15.262 18.890 80,80% 2010 19.370 22.839 84,81% 2011 23.357 28.381 82,30% 2012 25.023 31.429 79,62% 2013 27.136 36.551 74,24% 2014 30.601 38.309 79,88%
(Nguồn Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản, dao động xung quanh mức 80% so với tổng tài sản. Cụ thể: giai đoạn 2009 - 2011 tỷ trọng dự nợ tín dụng chiếm trên 80% tổng tài sản, năm 2009 (80,80%), 2010 (84,81%), 2011 (82,30%), đây là giai đoạn tăng trưởng tín
dụng cao. Giai đoạn 2012 – 2014 tỷ trọng dư nợ tín dụng chỉ chiếm dưới 80% so với tổng tài sản, đây là giai đoạn tăng trưởng tín dụng hạ nhiệt, tốc độ tăng thấp hơn so với tổng tài sản. Có thể thấy, trong cơ cấu tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An, cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thể hiện cho vay khách hàng vẫn là nghiệp vụ chính, mang lại lợi nhuận chủ yếu và điều này cũng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu, nguy cơ rủi ro thanh khoản nếu ngân hàng khơng thực hiện kiểm sốt các khoản vay một cách chặt chẽ.
Cơ cấu dƣ nợ tín dụng:
Bảng 3.6: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Trung, dài hạn Ngắn hạn
2009 5.388 9.875 2010 6.373 12.998 2011 7.404 15.953 2012 8.208 16.816 2013 9.118 18.018 2014 9.639 20.962
(Nguồn Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
67,10% 32,90% 2010 Ngắn hạn Trung, dài hạn
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Biểu đồ 3.7 thể hiện dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An chủ yếu là tín dụng ngắn hạn và chiếm trên 66% tổng dư nợ trong giai đoạn 2007 – 2012. Các khoản tín dụng ngắn hạn chủ yếu là các khoản cấp tín dụng nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc thực hiện góp vốn để đầu tư vào các dự án dài hạn. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An dễ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, trong thời gian sắp tới, các ngân hàng cần cân đối tỷ trọng cho vay, đảm bảo việc tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với khống chế và xử lý tốt tỷ lệ nợ xấu phát sinh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh như mục tiêu đã đề ra.