Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 77 - 85)

4.5. Kết quả kiểm định giả thuyết

4.5.4. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc

4.5.4.1. Giả thuyết

Dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trước đây, luận văn đưa ra những giả thuyết nghiên cứu như sau:

 Nhóm các nhân tố thuộc đặc trưng ngân hàng

H01: Tác động của quy mô tổng tài sản đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam là khơng có ý nghĩa thống kê.

H02: Tác động của tỷ suất sinh lợi trên tài sản đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam là khơng có ý nghĩa thống kê.

H03: Tác động của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam là khơng có ý nghĩa thống kê.

H04: Tác động của tốc độ tang trưởng tín dụng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam là khơng có ý nghĩa thống kê.

H05 Tác động của tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên vốn huy động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam là khơng có ý nghĩa thống kê.

 Nhóm các nhân tố vĩ mơ

H06: Tác động của tổng sản phẩm quốc nội đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam là khơng có ý nghĩa thống kê.

H07: Tác động của tỷ lệ lạm phát trên vốn huy động đến tỷ lệ nợ xấu của các

4.5.4.2. Mơ hình và kết quả hồi quy

𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡 =𝛽0+𝛽1𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1+𝛽2𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇𝐺𝑅𝑂𝑖,𝑡+𝛽3𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡+𝛽4𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡+𝛽5𝐿𝑇𝐷𝑖,𝑡 +𝛽6𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑡+𝛽7𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡 +𝛽8𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡 +𝜀𝑖,𝑡

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mơ hình

Pooled FEM REM DIF GMM SYS GMM

(1) (2) (3) (4) (5) NPL NPL NPL NPL NPL NPL(-1) 0.368*** 0.198*** 0.368*** 0.433*** 0.240** (6.62) (3.13) (6.62) (5.29) (2.52) LTD 0.000243 -0.00134 0.000243 0.000284 -0.00302** (0.10) (-0.42) (0.10) (0.06) (-2.10) ROE -0.000395** -0.000688*** -0.000395** -0.000504*** -0.000713*** (-2.40) (-3.13) (-2.40) (-4.08) (-2.75) ROA 0.0000778 0.00203 0.0000778 -0.00239*** 0.00180 (0.06) (1.13) (0.06) (-2.81) (0.77) SIZE 0.00261 0.142* 0.00261 0.0215 0.0128 (0.15) (1.82) (0.15) (0.56) (0.68) CREDITGRO -0.00111 -0.00190** -0.00111 -0.00236 -0.00479*** (-1.57) (-2.54) (-1.57) (-1.51) (-3.56) INF 0.0305*** 0.0196* 0.0305*** 0.0410*** 0.0264** (3.06) (1.92) (3.06) (14.97) (2.52) GDP -0.421*** -0.428*** -0.421*** -0.355*** -0.381*** (-3.65) (-3.73) (-3.65) (-9.21) (-5.00) _CONS 0.0404*** 0.0429*** 0.0404*** 0.0451*** (5.42) (5.23) (5.42) (6.09) AR(1) 0.028 0.024 AR(2) 0.191 0.097 Hansen 0.974 1.000

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Tính hợp lí của các công cụ được sử dụng trong phương pháp GMM được đánh giá qua các thống kê Sargan và Arellano-Bond (AR). Kiểm định Hansen xác định tính chất phù hợp của các biến cơng cụ trong mơ hình GMM. Đây là kiểm định giới hạn về nội sinh (over-identifying restrictions) của mơ hình. Kiểm định Hansen với giả thuyết H0 biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là không tương quan với sai số của mơ hình. Vì thế, giá trị p của thống kê Hansen càng lớn càng tốt. Kiểm định Hansen của tất cả mơ hình lớn hơn 0.05 cho thấy số biến cơng cụ trong mơ hình GMM là vừa đủ và phù hợp. Tất cả các kiểm định AR(1), AR(2) cho kết quả hợp lệ. Do đó các kết quả mơ hình GMM là tin cậy phù hợp phân tích kết quả thực nghiệm. Tác giả sử dụng kết quả mơ hình GMM là ước lượng có tính chất BLUE trong mẫu nghiên cứu vi phạm phương sai thay đổi, tự tương quan và có nghi ngờ xảy ra hiện tượng nội sinh khi nợ xấu là biến phụ thuộc có khả năng tác động ngược chiều tới các biến độc lập, mơ hình GMM làm căn cứ đóng góp bằng chứng thực nghiệm, các mơ hình Pooled, FEM và REM làm kết quả đối chiếu.

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy các ROE, GDP,CREDITGRO, LTD có tác động ngược chiều tới nợ xấu, trong khi NPL(-1), và INF có tác động cùng chiều. Đối với ROA và SIZE, tác giả khơng tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa ở mơ hình GMM. Quy mơ ngân hàng SIZE tác giả tìm thấy bằng chứng khơng đồng nhất, chỉ có tác động dương ở mơ hình FEM ở mức ý nghĩa 10% và lợi nhuận trên tổng tài sản ROA chỉ có tác động âm ở các mơ hình DGMM ở mức ý nghĩa 10%

4.5.4.3. Nhận xét và thảo luận về kết quả hồi quy

Quan sát những kết quả hồi quy dữ liệu bảng 4.6, ta thấy kết quả nghiên cứu tìm được đã có phần nào trùng khớp với một số nghiên cứu trước đây:

 Tỷ lệ nợ xấu năm trước NPL(-1)

Có tác động cùng chiều đối với tỷ lệ nợ xấu năm hiên tại của các NHTMCP. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Klein(2013) và Marki(2014).Điều này có nghĩa là một cú sốc với nợ xấu sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với hệ thống ngân hàng. Tại Việt nam, trong giai đoạn 2006-2015, các NHTM kiểm soát tốt nợ xấu những năm trước đó thì những năm sau có rủi ro nợ xấu thấp

do cơng tác quản lý và xử lý nợ xấu tốt hơn, chẳng hạn ngân hàng ACB và Vietinbank

 Tăng trưởng tín dụng

Có tác động ngược chiều đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này đi ngược lại với kết quả nghiên cứu của Klein(2013). Có thể lý giải điều này là do giai đoạn nghiên cứu, khung pháp lý quy định về cách xác định, phân loại và trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu của Việt nam vẫn đang hoàn thiện nên chưa phát huy được hiệu quả của chính sách trong việc xác định chính xác tình hình nợ xấu thực tế của hệ thống. Hơn nữa, giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao, các NHTMCP đề cao mục tiêu lợi nhuận đẩy mạnh hoạt động cho vay bất chấp các khoản vay dưới chuẩn nên chất lượng tín dụng biểu hiện dấu hiệu đi xuống trong những năm sau đó

 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động

Có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Djiogap và Ngomsi (2012). Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay. Nó có tác động tương tự như tác động của tăng trưởng tín dụng lên nợ xấu

 Tỷ lệ lạm phát

Có tác động cùng chiều đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Klein(2013) và Skarica (2013).Điều này phản ánh đúng thực trạng tại Việt nam, khi lạm phát tăng cao, chi phí đi vay sẽ cao hơn, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn làm xấu đi chất lượng khoản vay

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE

Có tác động ngược chiều đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Ahmed và Bashir (2013), Huyn và Hang (2012), Klein (2013).Nguyên nhân là do ngân hàng quản lý kém, chưa sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, với những ngân hàng có suất sinh lời cao, sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ hạn chế các hoạt động mang tính chất rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng, cụ thể là tăng trưởng tín dụng khơng kiểm soát dẫn đến nợ xấu tăng cao

 Tốc độ tăng trưởng GDP

Có tác động ngược chiều đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Skarica (2013), Makri (2014),Selma và Jouini (2013), Ahmed và Bashir (2013) , Huyn và Hang (2012), Klein (2013).Khi tăng trưởng kinh kế giảm xuống thì nợ xấu sẽ gia tăng, nguyên nhân là do sự khó khăn trong vấn đề tài chính của các hộ gia đình và cơng ty. Từ đó khiến việc thanh tốn các khoản nợ bị trì trệ, khiến nợ xấu các ngân hàng tăng lên. Ngược lại, khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, thu nhập của các cơng ty và hộ gia đình được tăng lên, cải thiện khả năng trả nợ, nợ xấu ngân hàng từ đó cũng giảm xuống.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Khơng có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây của Selma và Jouini (2013),có thể là do trong q trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tái sản và nợ xấu chưa thể hiện rõ hoặc do sự can thiệp của Chính phủ dẫn đến mối quan hệ này bị ảnh hưởng, phù hợp với phân tích thực trang ở Chương 3

 Quy mơ ngân hàng

Khơng có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Huyn và Hang (2012) nhưng chưa khớp với thực trạng đã phân tích tác động lên nợ xấu. Ngun nhân, do trong mơ hình nghiên cứu tác động của nhiều nhân tố lên nợ xấu, chính vì thế có thể tác động của các nhân tố khác mạnh hơn, lấn át tác động của quy mô ngân hàng nên không thể hiện trong kết quả ước lượng

Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam

Biến Tác động dự

kiến Tác động thực tế Thực trạng

NPL(-) + + +

SIZE + Không ý nghĩa -

ROA - Không ý nghĩa Không chắc chắn

LTD + - -

CREDITGRO + - -

GDP - - -

INF + + +

Kết luận chương

Nội dung chương 4 trình bày cụ thể về phương pháp, mơ hình và kết quả nghiên cứu. Đồng thời, đây cũng là chương trình bày cụ thể cách thức thu thập, xử lý dữ liệu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 27 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 -2015. Từ kết quả của các mơ hình hồi quy ta có thể xác định được có hay khơng sự tác động của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc và hướng tác động. Kết quả nghiên cứu trong chương 4 sẽ làm tiền đề để đưa ra một số giải pháp để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam trong chương 5.

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐỂ QUẢN LÝ NỢ XẤU CÚA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM

5.1. Định hướng xử lý nợ xấu của Chính phủ và Ngân hàng thương mại cổ phần

Một là, đánh giá lại các khoản nợ xấu để có cơ chế chính sách xử lý phù hơp đối với những khách hàng có nợ xấu nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.Các tổ chức tín dụng cho vay, cần phải thẩm định và bảo đảm rằng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; đồng thời, kiểm sốt được dịng tiền của khách hàng vay để thu nợ. Riêng khách hàng cần phải chứng minh được nguồn tiền có được để trả nợ khi đến hạn và cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo.

Hai là, khẩn trương đánh giá, nghiên cứu và hoàn thiện hành lang pháp lý đủ thơng thống cho q trình xử lý nợ, nhất là quy định, quy chế về mua bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đối với các khoản nợ bán cho VAMC và mua bán nợ giữa các TCTD, tổ chức với tổ chức và cá nhân khác. Hơn nữa cần tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nếu người nước ngồi tham gia mua bán nợ xấu, giá trị thực của các khoản nợ sẽ được đánh giá xác thực, tính minh bạch cao, từ đó đánh giá đúng giá trị nợ xấu để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTMCP

Ba là, triển khai quyết liệt và đồng bộ hơn Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đồng thời đẩy mạnh thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2017-2020, hệ thống chỉ còn trên dưới 20 ngân hàng lành mạnh. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành hoạt động M&A thông qua 3 kênh là mua lại ngân hàng với giá 0 đồng; M&A trên cơ sở tự nguyện, các ngân hàng thương mại cổ phần có quyền tìm kiếm các đối tác phù hợp với lợi ích, chiến lược kinh doanh của từng mìnhnhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; M&A bắt buộc đối với một số ngân hàng thương mại yếu kém. Với hoạt động tái cơ cấu này, các ngân hàng thương mại yếu kém sẽ được sáp nhập vào các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, một mặt làm gia tăng quy mô ngân hàng, mặt

khác nâng cao công tác quản trị trong việc đề ra chiến lược kinh doanh và xử lý nợ xấu hiệu quả

5.2. Giải pháp vận dụng các nhân tố tác động để quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)