Mục tiêu, phương pháp và mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu luận văn

3.2 Mục tiêu, phương pháp và mẫu khảo sát

3.2.1 Mục tiêu khảo sát

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các mục tiêu khảo sát như sau:

[1] Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam

40

[2] Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực cơng tại Việt Nam

[3] Đánh giá tình hình chung của hiệu quả kiểm tốn nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam hiện nay

3.2.2 Phương pháp khảo sát

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát bằng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi. Đây là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cơng cụ này cung cấp những dữ liệu định lượng về thái độ, ý kiến hoặc xu hướng của tổng thể bằng cách khảo sát mẫu chọn từ tổng thể, dữ liệu thu thập từ mẫu sẽ giải thích cho tổng thể thơng qua các phương pháp phân tích thống kê và kiểm định.

3.2.3 Mẫu khảo sát

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo đó tác giả sẽ chọn bất kỳ phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận để đưa vào mẫu. Về kích thước mẫu, để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính bội thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 và tỷ lệ quan sát /biến quan sát thường là 5:1 tức 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Một số quan điểm khác đề nghị tỷ lệ quan sát /biến quan sát là từ 2:1 đến 20:1 (Velicer & Fava, 1998, theo Nguyễn Thị Bích Liên, 2012).

Trong luận văn này, do hạn chế về thời gian và ngân sách, tác giả lựa chọn tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 3:1 tức với 32 biến quan sát thì số mẫu thu thập cần 96. Nhưng để đảm bảo về số mẫu tối thiểu để thực hiện EFA và sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính bội nên kích thước mẫu cho nghiên cứu này là 116.

Đối tượng khảo sát là những nhân viên kiểm toán nội bộ, các trưởng bộ phận kiểm tốn nội bộ, trưởng phịng tài chính, giám đốc tại các đơn vị trong và ngồi khu vực cơng. Lý do lựa chọn các đối tượng này là do họ là những người tham gia trực tiếp vào kiểm toán nội bộ tại các đơn vị cũng như tiếp nhận những phản hồi về hiệu quả kiểm tốn nội tại đơn vị đó. Vì vậy, họ là người trực tiếp cảm nhận được các nhân

41

tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB tại các đơn vị. Do đó sẽ mang lại kết quả khảo sát có độ tin cậy cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)