.2 Các tiêu chí về vốn của các loại hình ngân hàng năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45)

(Đơn vị: tỷ đồng, %) Loại hình Ngân hàng Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Số tuyệt đối tỷ lệ Số tuyệt đối tỷ lệ Số tuyệt đối tỷ lệ NHTM Nhà nước 3,270,873 47% 204,328 37% 137,093 32% 9.38 NHTM CP 2,923,123 42% 234,764 42% 194,088 46% 12.44 NH Liên doanh, nước ngoài 758,045 11% 119,644 21% 93,924 22% 33.55 Toàn hệ thống 6,952,041 558,736 425,105

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN Việt Nam Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống có xu hướng giảm mặc dù vẫn trong mức cho phép. Năm 2010, hệ số an tồn vốn bình quân của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tương ứng xuống 13,25% năm 2013 và năm 2014 là 12,75%, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ tăng chậm, trong khi tổng tài sản tăng nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây khơng tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp.

3.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Qua các năm, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng về chi nhánh và tiềm lực kinh tế, các sản phẩm cho cả doanh ngiệp và cá nhân đã giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trở thành nơi cung ứng lượng vốn chính yếu trong nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 chậm lại, chỉ đạt 12,41%/năm, năm 2012 có tăng trưởng tín dụng thấp nhất trpng 5 năm, chỉ tăng 8.85% so với năm 2013. Trong khi trung bình giai đoạn 2007-2010, tín dụng tăng trưởng đạt 37,83%, riêng năm 2007, tín dụng đã tăng 53,89% so với năm 2006. Điều này là cần thiết để góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ sau những năm tăng trưởng vượt bật.

Hình 3.2 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2015 (Đơn vị: tỷ đồng, %) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam Cấu trúc các khoản vay đã cân bằng hơn trong những năm gần dây. Từ bảng 3.3 diễn tả phân bố tín dụng ờ các ngành kinh tế trong giai đoạn 2012-2015, tỷ trong các khoản vay mặc dù thay đổi chậm, có thể rõ tỷ lệ vốn tín dụng dành cho 2 ngành công nghiệp và thương mại đã giảm trong tổng số dư nợ tín dụng tồn nền kinh tế. Ngành dịch vụ đang hoạt động tốt và vẫn đang dần phục hồi trong nền kinh tế khó khăn. Việc dàn trải các khoản vay đều hơn cho các ngành kinh tế giúp cho các ngân hàng phân toán rủi ro tốt hơn trong doanh mục cho vay.

Bảng 3.3 Dư nợ tín dụng phần theo ngành kinh tế

(Đơn vị: %)

Ngành kinh tế 2012 2013 2014 2015

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 10% 11% 10% 10% Công nghiệp 29% 28% 26% 23% Xây dựng 9% 10% 10% 10% Thương mại 20% 19% 19% 18% Vận tải và Viễn thông 4% 4% 3% 3% Các hoạt động dịch vụ khác 28% 29% 33% 36%

TỔNG CỘNG 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam

2839521 3090904 3477985 3970548 4655890 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000 2011 2012 2013 2014 2015

3.1.2.3 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế của ngành Ngân hàng từ năm 2012 đến nay vẫn đang giảm. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế, của hệ thống ngân hàng. Lý do có thể đến từ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ vay đến hạn, dẫn đến các khoản vay quá hạn và nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro nhiều hơn, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm.

Các chỉ số ROE, ROA từ năm 2012 đến 2015 đều thấp hơn giai đoạn 2008 - 2012. Đặc biệt khối NHTM CP, tại thời điểm 31/12/2012 ROA, ROE lần lượt chỉ đạt 0.22% và 1.36%, năm 2014, khối này tăng nhẹ, chỉ số ROA, ROE lần lượt là 0.43% và 4.01%, năm 2015, ROA là 0.36% và ROE là 4.43. Về ROE, các ngân hàng thuộc nhóm NHTM Nhà nước chiếm ưu tế vượt trội với kết quả năm 2012 là 11.37% năm 2013 là 8.01%, năm 2014 là 10.89%, và năm 2015 là 10.62%. Năm 2015, nhóm NH Liên doanh, NH NNgồi có ROA và ROE sụt giảm nghiêm trọng so với các năm trước , ROA, ROE lần lượt là 0..48% và 3.05%. Qua phân tích có thể rút ra, khả năng tiếp cận huy động vốn giá rẻ của nhóm NHTM Nhà nước vẫn vượt trội so với phần còn lại, tạo ra ưu thế cạnh tranh và khả năng chiếm giữ thị phần mạnh, mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cao.

Bảng 3.4 ROA, ROE của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 2012-2015

(Đơn vị: %)

Ngân hàng ROA ROE

2012 2013 2014 2015 2012 2013 2014 2015 NHTM Nhà nước 0.76 0.65 0.81 0.63 11.37 8.01 10.89 10.62 NHTM CP 0.22 0.34 0.43 0.36 1.36 3.09 4.01 4.43 NH Liên doanh, NH NNgoài 0.91 0.76 0.98 0.48 5.08 4.91 4.98 3.05 Toàn hệ thống 0.79 0.67 0.84 0.52 10.34 9.03 9.28 6.26

3.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam mại Việt Nam

Do hạn chế về mặt số liệu được công bố của các ngân hàng, trong phần thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả chọn 19 ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2014 để phân tích rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại cac ngân hàng. Hiện nay chính thức hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có 39 ngân hàng thương mại, vì vậy việc lấy mẫu từ 19 ngân hàng mang tính đại diện tương đối hợp lý. Các ngân hàng trong mẫu bao gồm các thành phần: ngân hàng NHTM nhà nước, ngân hàng NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, bảo đảm tính đa dạng và thưc tế của mẫu đại diện.

3.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Trong những năm qua, tình hình tăng trưởng tín dụng cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là từ sau phát triển nóng vào năm 2007 và khủng hoảng toàn cấu năm 2008. Sự tăng trưởng nhanh chóng và bất thường ln được xem là dấu hiệu của nhiều vấn đề trong ngành tài chính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

3.2.1.1 Về tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu giúp chúng ta có thể đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng. Bảng 3.5 thể hiện phần trăm giá trị nợ xấu trên tổng dự nợ tại một số ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014. BIDV là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vao nhất trong nhóm ngân hàng được chọn trong giai đoạn 2006-2014. Năm 2004, nợ xấu của BIDV ở mức 10.95%, tuy nhiên, trong những năm sau đó dã giảm mạnh, cho tới năm 2014 duy trì ở mức 2.03%. Nguyên nhân của con số 10.95% chủ yếu là do các khoản nợ xấu đến từ các doanh nghiệp quốc doanh.

Bảng 3.5 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2006-2014

(Đơn vị: %)

Nguồn: bankscope và tổng hợp từ báo cáo tài chính

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV 10.952 4.341 3.585 2.968 2.519 2.756 2.687 2.255 2.032 Vietinbank 1.408 2.525 1.809 0.612 0.655 0.750 1.465 1.001 1.115 VCB 2.747 3.272 4.581 2.456 2.815 2.025 2.398 2.719 2.308 Sacombank 0.723 0.230 0.595 0.644 0.539 0.575 2.046 1.455 1.189 MBbank 6.894 3.729 1.830 1.581 1.257 1.588 1.842 2.446 2.730 SHB 2.450 0.624 1.886 2.792 1.399 2.234 8.821 4.061 2.028 ACB 0.197 0.083 0.886 0.408 0.336 0.892 2.499 3.024 2.178 VPbank 0.579 0.482 3.407 1.630 1.201 1.823 2.718 2.807 2.538 Techcombank 3.110 1.390 2.530 2.490 2.288 2.827 2.696 3.651 2.383 Eximbank 0.845 0.875 4.712 1.834 1.420 1.611 1.318 1.982 2.461 DongAbank 0.770 0.440 2.546 1.331 1.599 1.685 3.945 3.990 3.756 MSB 3.760 2.080 1.491 0.629 1.868 2.268 2.645 2.707 2.610 SEAbanb 0.230 0.240 2.064 2.472 2.138 2.747 2.969 6.296 2.795 VIB 1.060 1.245 1.844 1.276 1.589 2.694 2.617 2.820 2.514 ABbank 2.702 1.506 4.180 1.459 1.165 2.822 2.835 6.743 3.833 OCB 1.520 1.410 2.870 2.638 2.050 2.794 2.384 2.911 3.895 Agribank 1.900 2.498 3.249 4.142 5.601 7.527 7.363 5.894 3.620 PGbank 1.002 1.422 1.225 1.418 2.056 8.426 2.834 2.485 Indovina 0.073 0.029 0.449 0.379 0.183 1.622 3.298 2.491 1.206

Trong các ngân hàng trong bảng 3.5, ngân hàng Vietinbank, Vietcombank và OCB có có tỷ lệ nợ xấu ở mức ổ định nằm trong khoản 2%-3%, duy chỉ có năm khủng hoảng 2008, tỷ lệ này ở ngân hàng Vietcombank bất ngờ tăng cao ở mức 4.56% tuy nhiên sau đỏ đã giảm xuống và duy trì ở mức thấp trong những năm tiếp theo. Năm 2012, ACB đã trải qua nhiều cú sốc lớn với một loạt các lãnh đạo cao cấp bị khởi tố, ngân hàng lỗ nặng vì vàng, tài sản tụt giảm, những hệ lụy này kéo theo là những năm sau rủi ro tín dụng của ACB tăng cao, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm 2011 là 0.89% đến năm 2012 là 2.46% và tiếp tục tăng lên 3.03% ở năm 2013. Cũng trong năm 2012, khi sáp nhập với Habubank, tỷ lệ nợ xấu của SHB có đã vượt 8,8%, nguyên nhân là do phải tiếp nhận nợ xấu rất lớn của Habubank, bao gồm cả khối nợ xấu rất lớn của Vinashin chuyển sang. Các năm tiếp theo SHB đã tăng trích lập dự phịng rủi ro, giảm lợi nhuận để dưa tỷ lệ này về mức an tồn. Ngân hàng Pgbank củng có tỷ lệ nợ xấu ở 8.4% năm 2012, đây cũng là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm trước.

Agribank hiện nay là 1 trong 4 ngân hàng có tổng tài sản cao nhất Việt Nam,tuy nhiên, Agribank cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 4 ngân hàng này và cũng ở mức cao so với các ngân hàng thương mại khác. Từ năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của Agribank tăng dần từ 1.9%, đỉnh điểm là tỷ lệ nợ xấu năm 2011- 7.52%, mặc dù những năm sau đó có giảm, tuy nhiên tỷ lệ này vẩn ỡ mức cao, 3.62% năm 2014. ABbank sau nhiều bê bối về cách tính nợ xấu, vẫn đang loay khoay tìm cach giải quyết nợ xấu cao. Tỷ lệ nợ xấu của ABbank bắt đầu tăng nhanh từ năm 2010 từ 1.16% lên 6.74% năm 2013 và rủi to tín dụng vẫn ở mức cao năm 2014 với tỷ lệ nợ xấu 4.51%.

Vietinbank, Sacombank, MBBank, VIBvà Indovina là 5 ngân hàng thương mại có tỷ lệ nơ xấu ở mức thấp trong giai đoạn 2006-2014 (trừ MBBank năm 2006), tuy những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này tăng mạnh nhưng vẫn duy trì tỳ lệ này nằm trong ngưỡng an tồn dưới 3%, Vietinbank duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các ngân hàng nguyên cứu, trong 3 năm gần nhất, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này chỉ dao động quanh 1%.. Tong khi đó, rủi ro tín dụng của ngân hàng

Đơng Á có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ xấu 3 năm 2012, 2013 và 2014 đều tăng cao ở mức xấu xỉ 4 %.

Qua phân tích về tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng trên, ta thấy rằng rủi ro tín dụng hay rủi ro không thu hồi được nợ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần dây có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân bao gồm khá nhiều vần đề nằm trong bản thân mỗi ngân hàng thêm vào các tác nhân môi trường các năm gần đây thay đổi liên tục. Xu hướng gia tăng này sẽ làm tăng nguy cơ không thu hồi được nợ, lợi nhuận của các ngân hàng cũng từ đó có nguy cơ bị giảm sút do doanh thu phần lớn đến từ hoạt động tín dụng, khi lợi nhận giảm mà nhu cầu thanh khoản lại gia tăng tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn vốn của ngàng, làm giảm giá trị tài sản ngân hàng, dần dần gia tăng nguy cơ phá sản tại các ngân hàng, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.1.2 Dự phịng rủi ro tín dụng

Nhìn qua, ta có thể nhìn thấy hầu các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có xu hướng gia tăng dự phịng rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2006-2014. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà nợ xấu của các ngân hàng đa số có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006-2014, đặc biệt là năm 2012 buộc các ngân hàng phải gia tăng dự phịng rủi ro tín dụng nhằm xử lý các khoản nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3% theo quy định của ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thuộc nhóm đầu là BIDV, Vietcombank và Agribank đều có tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng cao nhất trong các ngân hàng ở bảng 3.6. Ngân Hàng Vietcombank và Agribak có mức dự phịng rủi ro chiếm 2% - 4% tổng dư nợ tín dụng. Các ngân hàng cịn lại đều có tỳ lệ dự phịng rủi ro tín dụng dưới 3%.

Bảng 3.6 Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2014 (Đơn vị: %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV 1.457 2.200 3.011 3.043 2.414 2.262 2.034 1.810 1.486 Vietinbank 0.013 1.826 1.934 1.088 1.432 1.182 1.223 0.984 0.993 VCB 2.202 2.657 4.341 3.836 3.701 2.960 2.419 2.575 2.191 Sacombank 0.566 0.502 0.719 0.864 0.995 1.009 1.583 1.287 1.069 MBbank 2.717 1.239 1.569 1.511 1.513 1.850 1.763 2.017 2.449 SHB 0.298 0.193 0.408 0.991 1.118 1.217 2.271 1.630 1.007 ACB 0.354 0.470 0.683 0.838 0.860 1.008 1.507 1.497 1.357 VPbank 0.252 0.272 0.630 0.825 0.905 1.142 1.068 1.234 1.433 Techcombank 1.217 1.154 1.401 1.648 1.688 1.195 Eximbank 0.415 0.398 1.772 0.987 1.007 0.829 0.809 0.853 1.174 DongAbank 0.171 0.357 1.044 1.003 1.165 1.596 1.832 1.755 1.837 MSB 1.269 0.528 0.764 0.725 0.968 0.965 2.593 2.675 2.309 SEAbanb 0.269 0.419 1.040 1.673 1.576 1.670 2.782 2.417 1.552 VIB 0.859 0.791 0.944 0.912 1.134 1.581 1.694 2.626 2.329 ABbank 1.276 0.841 1.242 1.106 1.064 1.596 2.205 2.764 1.824 OCB 0.481 0.557 0.812 1.048 0.903 1.259 1.839 1.054 1.418 Agribank 1.142 1.914 1.963 1.812 2.788 4.082 3.867 3.434 2.740 PGbank 0.203 0.749 0.751 0.967 1.518 2.438 1.411 1.192 Indovina 0.472 0.518 0.739 0.890 0.829 1.572 1.857 1.636 0.783

Dự phòng rủi ro tín dụng cũng bắt nguồn từ nguyên nhân nợ xấu, nợ xấu càng tăng thì dự phịng rủi ro cũng phải tăng, tuy nhiên, ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng dự phịng, những ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính sẽ giảm dự phịng đến mức thấp nhất có thể. Hơn nữa, NHNN liên tiếp ra văn bản buộc các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu để thực hiện mốc dưới 3%. Qua đó ta có thể liên hệ tỷ lệ nợ xấu và tỳ lệ dự phịng rủi ro tín dụng. Ngân hàng Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến vào năm 2008, kéo theo tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng vào năm 2008 và 2009 tăng cao lần lượt 4.34% và 3.84% để giải quyết nợ xấu. Với Agribank, tỷ lệ nợ xấu năm 2011, 2012 tăng cao khủng khiến cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong năm tăng theo lần lượt là 4.08% và 3.86%. Tuy nhiên, có 2 xu hướng tồn tại ở các nhóm ngân hàng thương mại trong bảng 3.6, nếu các ngân hàng lớn thuộc nhóm NHTM Nhà Nước gồm BIDV, Vietcombank và Agribank gia tăng dự phịng rủi ro tín dụng vào những năm 2008-2011 thì những năm gần đây đã giảm tỷ lệ này xuống sau khi xử lý phần lớn nợ xấu. Ngược lại các ngân hàng thương mại cổ phần có chiều hướng gia tăng tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trong năm gần đây để xử lý nợ xấu phát sinh và dự tỳ lệ nợ xấu về mức dưới 3%. Đặc biệt, cac ng6an hàng SHB, MSB, SEAbank, VIB và Abbank trong 3 năm gần nhất, tỷ lệ dự phnag2 đã tăng lên 4% so với tổng dư nợ tín dụng nha7m2 giải quyết các khoản nợ xấu lớn được ghi nhận năm 2012.

Các ngân hàng đẩy mạnh cơng tác trích lập dự phịng nhằm thu hồi nợ và xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)