CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng lựa chọn chı́nh sách kế toán ta ̣i các doanh nghiê ̣p trên đi ̣a bàn
bàn thành phố Đà La ̣t hiê ̣n nay
Trong bài viết “Chính sách kế tốn trong doanh nghiệp” của tác giả Trần Đình Khơi Ngun (2012) thì “Ở các DNNVV, khái niệm CSKT cịn rất mới mẻ. Qua trao đổi với nhiều kế toán viên ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay người làm dịch vụ kế toán ở các doanh nghiệp, một câu trả lời phổ biến là “kế toán chỉ quen việc thao tác với các nguyên tắc tính giá tài sản, ghi nhận doanh thu, xác định lợi nhuận”. Kế toán ở nhiều doanh nghiệp thực hiện chỉ theo mục đích tính thuế nên trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp với yêu cầu của thuế, và điều này làm giảm thiểu vai trò của chọn lựa CSKT. Một hiện tượng khác ở các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc “chạy” số liệu vào cuối năm tài chính để điều chỉnh lợi nhuận. Ý niệm về “chạy” số liệu được hiểu là kế toán sẽ có những điều chỉnh về phân bổ chi phí, hay trích trước chi phí, hợp lí hóa chứng từ sao cho lợi nhuận ở mức có thể chấp nhận, ít đóng thuế thu nhập hay đảm bảo lãi chia cho cổ đông như đã công bố. Trao đổi về vấn đề này, nhiều kế tốn khơng hình dung việc lựa chọn một cách thức phân bổ chi phí trả trước có thể là một dấu hiệu của CSKT. Tương tự là các trường hợp về tính khấu hao, tính giá sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm.... Từ những trường hợp trên, có thể thấy rằng nhận thức của người làm kế tốn về CSKT chưa rõ ràng, và họ chưa có phương án cụ thể để đảm bảo việc hạch tốn có tính hệ thống ngay từ đầu năm tài chính. Từ khi có quyết định 48 về chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác lập BCTC ở nhóm doanh nghiệp này đã cải tiến đáng kể, nhưng phần thuyết minh BCTC vẫn
cịn trình bày rất sơ sài, đặc biệt là các thông tin liên quan đến CSKT. Nói cách khác, kế tốn được hiểu như là phương tiện để ghi chép một cách đơn thuần, chứ chưa thật sự là công cụ quản trị lợi nhuận và tác động đến cộng đồng kinh doanh. Ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết, khái niệm CSKT không phải là mới, và những biểu hiện cụ thể của nó là việc công bố các CSKT trên thuyết minh BCTC.”
Hiện nay trong hiểu biết của tác giả, chưa có cơng trình nghiên cứu chính thức nào về thực trạng lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp tại Đà Lạt. Tuy nhiên, trả lời cho câu hỏi về thực trạng lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp tại Đà Lạt hiện nay, Thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó trưởng phịng Phịng Tun truyền - Hỗ trợ Người nộp thuế Cục thuế tỉnh Lâm Đồng cho biế: “Hiện nay, tại Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng, một xu thế rất chung đối với các DNNVV là doanh nghiệp chỉ kê khai những khoản doanh thu có xuất hóa đơn, các loại chi phí mà doanh nghiệp cho rằng sẽ được tính là “chi phí đựơc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”, cho rằng sẽ được khấu trừ thuế GTGT… có thể đưa thêm những chi phí rất dễ xin hóa đơn như ăn uống, card điện thọai, xăng… Những chi phí khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, ví dụ như chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, chi phí “bơi trơn” … những chi phí này được gọi nơm na là chi phí kế tốn. Có thể nói tại các DNNVV ở Đà Lạt, hệ thống kế toán để phục vụ cơ quan thuế khi kiểm tra là chủ yếu, cũng chưa thật sự là công cụ quản trị lợi nhuận và tác động đến cộng đồng kinh doanh.”
Liên quan đến câu hỏi trên, Thạc sỹ Phạm Long Vương, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Rừng Tre; Trưởng VPĐD Cơng ty kiểm tốn Việt Úc tại Đà Lạt; Trưởng ban tư vấn tài chính và pháp luật của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Về lý thuyết, các CSKT phải phục vụ cho việc đảm bảo nguyên tắc các BCTC phản ánh trung thực và hợp lý. Tuy nhiên ở Đà Lạt, các doanh nghiệp chưa chú trọng nguyên tắc này khi lựa chọn CSKT. Các doanh nghiệp ở Đà Lạt áp dụng CSKT tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, hệ thống bộ máy kế toán của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, tập đồn, các cơng
ty lớn, bộ máy kế tốn quy mơ, hoạt động chuyên nghiệp, nghiệp vụ kế toán nhiều và phức tạp thì các CSKT được áp dụng đúng và đầy đủ hơn các DNNVV. Các cơng ty thiên về sản xuất, thương mại có loại nghiệp vụ kế tốn đa dạng hơn, các CSKT được áp dụng đúng và đầy đủ hơn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như dịch vụ du lịch, khách sạn…”