Thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trên địa bàn TP HCM (Trang 69 - 73)

Theo hình 4.3, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn do trung bình Mean = - 4.85E-15 (gần bằng 0) và độ lệch chẩn Std.Dev = 0.980 (gần bằng 1) do đó giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Bàn luận 4.3.

Theo như kỳ vọng đặt ra khi phân tích nhân tố khám phá, cả 4 nhân tố trong mơ hình đều có tác động đến sự lựa chọn CSKT, cụ thể có hơn 88% biến quan sát trong mơ hình được giữ lại ,chỉ có 2 biến HADN 5 - Tạo hình ảnh đẹp của DN trong mắt khách hàng nhằm thu hút nhiều dự án sản xuất phần mềm tạo nguồn thu cho DN và biến DDDN1 -Gía vốn dự án phần mềm chỉ bao gồm chi phí lương

nhân viên thiết kế và chi phí phục vụ sản xuất bị loại bỏ khi phân tích hồi quy.

Đối với ngành sản xuất phần mềm, giá thành tính cho từng dự án cũng tương tự cách tính giá thành của các ngành dịch vụ khác nên theo phần đông ý kiến khảo sát cho rằng chưa nêu bật được đặc điểm riêng trong cách tính giá vốn của ngành sản xuất phần mềm. Về việc DN lựa chọn CSKT để tạo hình ảnh đẹp trong mắt cơng chúng và cơ quan quản lý thì tất yếu sẽ tạo hình ảnh đẹp đối với khách hàng nên theo tác giả biến HADN4 đã bao hàm nội dung của HADN5. Như vậy, kết quả loại bỏ biến DDDN1 và HADN5 theo tác giả là phù hợp. Kết quả nghiên cứu được xem là tương đồng với phần lớn các nghiên cứu trước đây, cụ thể là nghiên cứu của Bosnyák (2003) và Szilveszter Fekete (2010) khi giữ lại hầu hết các nhân tố quan trọng là nhu cầu thơng tin, hình ảnh doanh nghiệp và sự ghi nhận kế toán. Riêng nhân tố đặc điểm DN phần mềm chỉ loại duy nhất 1 thang đo cho thấy đây là nhân tố có tác động tích cực đến sự lựa chọn CSKT của DN.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với các giả thuyết thuyết đã được đặt ra ở chương 2, cụ thể:

Giả thuyết H1: Nhân tố nhu cầu thơng tin có tác động dương đến sự lựa chọn CSKT của DN. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định giả thuyết hệ số Beta của biến NCTT dương. Từ ước lượng mơ hình hồi quy bội cho thấy hệ số Beta của biến

NCTT β = 0.388 > 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.00 < 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5% từ mẫu nghiên cứu cho thấy nhân tố NCTT có tác động dương đến sự lựa chọn CSKT. Kết quả được xem tương đồng với nghiên cứu của Bosnyák (2003) và Szilveszter Fekete (2010) khi giữa lại hầu hết các biến quan sát cho nhân tố NCTT và phù hợp với thực trạng hiện nay khi nhu cầu thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng CSKT.

Giả thuyết H2: Nhân tố hình ảnh DN có tác động dương đến sự lựa chọn CSKT của DN. Mơ hình hồi quy bội cho thấy hệ số Beta của biến HADN β = 0.344 > 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.00 < 0.05. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết nhân tố HADN có tác động dương đến sự lựa chọn CSKT. Kết quả phân tích tương đồng với nghiên cứu của Christos Tzovas (2006), Watts và Zimmerman (1990), Michael J.Aikten và Janice A.Loftus khi giữ lại các biến từ HADN1 đến HADN4 nhưng khác với kết quả nghiên cứu của Szilveszter Fekete (2010) khi loại biến HADN5.

Giả thuyết H3: Nhân tố sự ghi nhận kế tốn có tác động dương đến sự lựa chọn CSKT của DN. Mơ hình hồi quy bội cho thấy hệ số Beta của biến GNKT β = 0.473 > 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.00 < 0.05 nên ta chấp nhận mối quan hệ có tác động cùng chiều giữa nhân tố GNKT và sự lựa chọn CSKT. Kết quả được xem tương đồng với nghiên cứu của Bosnyák (2003) và Szilveszter Fekete (2010) phù hợp với tình hình thực trạng là sự ghi nhận kế tốn có tác động đến sự lựa chọn CSKT của DN.

Giả thuyết H4: Nhân tố đặc điểm DN sản xuất phần mềm có tác động dương đến sự lựa chọn CSKT của DN. Từ kết quả ước lượng mơ hình hồi quy bội ta có hệ số Beta của biến GNKT β = 0.337 > 0, p – value = 0.00 < 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5% từ mẫu nghiên cứu có thể cho rằng hệ số Beta của biến DDDN dương. Hay nói cách khác ta ta chấp nhận mối quan hệ có tác động cùng chiều giữa nhân tố DDDN và sự lựa chọn CSKT. Kết quả nghiên cứu phù hợp với mong đợi từ tác giả trong việc xây dựng thang đo cho nhân tố đặc điểm DN phần mềm, có đến ba trong bốn biến quan sát được giữ lại tác động đến sự lựa chọn CSKT của DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả của các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn gồm phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy có 4 biến độc lập (bao gồm 16 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (bao gồm 3 biến quan sát) đảm bảo độ tin cậy. Kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA thu được 4 biến độc lập (gồm 15 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (gồm 3 biến quan sát). Kết quả phân tích tương quan cho thấy giữa các biến đơc lập NCTT, HADN, GNKT, DDDN và biến phụ thuộc LC có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu đã đưa ra mơ hình gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT và mức độ tác động của từng nhân tố đó.

Nội dung chương 4 là cơ sở giúp tác giả đề xuất một số kiến nghị hữu ích đối với DN sản xuất phần mềm trong việc lựa chọn CSKT cũng như các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện kiểm tra, rà soát DN.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận 5.1.

Cơng trình nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp định tính và định lượng để tìm ra mức độ tác động các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT của các DN sản xuất phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Kết quả cho thấy cả 4 nhân tố “nhu cầu thơng tin”, “hình ảnh DN”, “sự ghi nhận kế tốn”và “đặc điểm DN sản xuất phần mềm” đều ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT với mức độ tác động như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trên địa bàn TP HCM (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)