Thông tin chung của hộ nuôi tôm hùm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh phú yên (Trang 59 - 61)

Yếu tố Số hộ Tỷ lệ %

Tuổi chủ hộ Dưới 30 tuổi 5 2,5

Từ 30 - 39 tuổi 62 31,0 Từ 40 đến 49 tuổi 85 42,5 Từ 50 tuổi trở lên 48 24,0 Trình độ của chủ hộ Không đi học 2 1,0 Tiểu học 31 15,5 Trung học cơ sở 111 55,5 Phổ thông trung học 50 25,0 Khác (TC, CĐ, ĐH, SĐH) 6 3,0 Nghề phụ Khơng có nghề khác 129 64,5 Buôn bán 13 6,5

Cán bộ 6 3,0 Nghề khác (đánh bắt thuỷ sản, thợ

mộc, thợ hàn..)

52 26,0

Kinh nghiệm Dưới 5 năm 26 13,0

Từ 6 năm đến 10 năm 64 32,0

Từ 11 năm đến 15 năm 62 31,0

Từ 16 năm trở lên 48 24,0

(Nguồn: Số liệu điều tra, n = 200).

Tuổi chủ hộ nuôi tôm hùm được điều tra trong khoảng từ 20 tuổi đến 71 tuổi. Từ kết quả bảng 5.1, chủ hộ có độ tuổi từ 40 tuổi đến 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 42,5%), hộ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 2,5%). Tuổi trung bình của chủ hộ là 44 tuổi. Ở lứa tuổi này, chủ hộ có đã có vốn sống, có kinh nghiệm ni tơm hùm nhất định và có cơ sở vật chất tương đối ổn định. Đây là thuận lợi góp phần thúc đẩy việc ni tơm hùm.

Trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đến việc ni tơm hùm. Những hộ có trình độ học vấn tốt hơn sẽ có nhận thức cao hơn, do đó, họ có thể đưa ra những quyết định và lựa chọn hình thức cũng như những phương pháp ni phù hợp để nâng cao hiệu quả ni tơm hùm. Tuy nhiên, trình độ học vấn của các hộ được điều tra vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu trung học cơ sở (chiếm 55,5%). Chủ hộ có trình độ trên phổ thông trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) vẫn còn rất thấp (chiếm 3%), còn 1% hộ vẫn chưa đi học.

Từ kết quả bảng 5.1, có 64,5% các hộ ni tơm hùm không làm nghề nào khác, buôn bán chiếm 6,5%, làm cán bộ nhà nước chiếm 3%, nghề khác (thợ mộc, thợ hàn, đánh bắt thủy sản…) chiếm tỷ lệ 26%. Các hộ nuôi tôm hùm làm thêm các công việc bên ngoài một phần để tăng thêm thu nhập, tăng vốn nuôi tôm, đồng thời, cũng tăng vốn xã hội, cập nhật thơng tin hữu ích có thể góp phần tăng hiệu quả trong việc ni tơm hùm.

Kinh nghiệm nuôi tôm hùm của các hộ nuôi tôm hùm theo điều tra từ 3 năm đến 50 năm. Trong đó, chủ hộ có kinh nghiệm từ 5 năm trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 13%). Kinh nghiệm của chủ hộ ni tơm hùm trung bình là 11 năm. Đây là số năm kinh nghiệm tương đối cao, đủ để các hộ nuôi tôm hùm đúc rút kinh nghiệm, tính tốn chi phí, trau dồi kỹ thuật trong q trình ni.

5.1.1.2. Tình hình ni tơm hùm:

Quy mơ số lồng ni:

Số lồng nuôi tôm hùm của các hộ nuôi tôm từ 4 lồng đến 60 lồng. Theo kết quả điều tra, nhóm hộ ni tơm hùm dưới 10 lồng chiếm 28,5%, cao nhất là nhóm hộ có số lồng ni từ 10 lồng đến dưới 20 lồng (chiếm 50,5%), nhóm từ 20 lồng trở lên chiếm 21%. Theo quy định về nuôi tôm hùm ban hành kèm theo Quyết định 2383/QĐ-BNN-NTTS (2008) có 3 loại lồng ni tơm hùm thương phẩm là lồng chìm, lồng găm và lồng nổi với nhiều kích thước khác nhau. Theo số liệu điều tra, các hộ ni tơm hùm chỉ ni lồng chìm và lồng nổi. Kích thước lồng ni tơm hùm bông thương phẩm của các hộ điều tra nằm ở 2 mức là 3m x 3 m x 1,2 m và 2,5m x 2,5m x 1,5m. Số lồng ni trung bình là 14 lồng. Điều này cho thấy số lượng lồng nuôi của các hộ nuôi tôm không quá thấp (xem bảng 5.2 và xem thêm ở phụ lục 5.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh phú yên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)