PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 28 - 33)

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng, thể hiện theo một quy trình bao gồm 7 bước cơ bản. Trong chương này cũng chỉ ra nguồn dữ liệu thu thập, các biến sử dụng và phương trình hồi quy đa biến.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Đề tài sẽ thực hiện phương pháp định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được mơ tả trong hình sau:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự thiết kế dựa trên hình ảnh từ Google

3.2 Nguồn dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng kết nối hai nguồn dữ liệu để thực hiện, bao gồm: Dữ liệu về doanh nghiệp và dữ liệu về môi trường thể chế kinh tế. Đây là cơ sở để lựa chọn các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát và biến tương tác của mơ hình. Dữ liệu được lấy đối với những doanh nghiệp tồn tại xuyên suốt giai đoạn 2006 – 2011 nhằm tạo nên dữ liệu bảng cân đối.

Thu thập, sàng lọc dữ liệu

Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi chính sách Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Kiến nghị chính sách Thực trạng nghiên cứu

-20-

3.2.1 Biến phụ thuộc

Dữ liệu về quy mơ lao động trung bình của doanh nghiệp được lấy từ bộ điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 6 năm, từ năm 2006 – 2011. Từ bộ số liệu này, tác giả sẽ tính tốn số lao động trung bình của mỗi doanh nghiệp theo công thức:

Lao động trung bình = (Lao động đầu năm + Lao động cuối năm)/2.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xét đến những lao động được doanh nghiệp trả lương theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm sạch dữ liệu về lao động như khơng có thơng tin hoặc giá trị bằng 0 đối với số lượng lao động; loại trừ những quan sát có số lao động trung bình lớn hơn 300.

3.2.2 Biến độc lập

Đối với dữ liệu về các yếu tố thể chế kinh tế tác động tới quy mô lao động trung bình của doanh nghiệp, tác giả sử dụng dữ liệu về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cùng trong giai đoạn trên. PCI được xem là tập hợp các chỉ tiêu đánh giá tốt về môi trường thể chế kinh tế.

PCI được xây dựng nhằm đánh giá về môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Bằng việc sử dụng bảng câu hỏi để điều tra cảm nhận cũng như các quan điểm các doanh nghiệp khu vực tư nhân từ năm 2005 tới nay.

Một khó khăn trong việc sử dụng biến độc lập - Chỉ số PCI là sự thay đổi về cả số lượng và nội dung thành phần trong mỗi chỉ tiêu. Chẳng hạn, từ năm 2006 – 2008, PCI được đo lường bởi 10 chỉ tiêu có tác động đến sự phát triển của kinh tế khu vực tư nhân, tuy nhiên, từ năm 2009 – 2011, chỉ tiêu Ưu đãi doanh nghiệp Nhà nước không được sử dụng, đồng thời chỉ tiêu Chính sách phát triển kinh tế tư nhân được thay thế bằng tên mới là Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Để thống nhất trong đánh giá và sử dụng mơ hình, đề tài chỉ sử dụng 9 chỉ tiêu của PCI cho giai đoạn 2006 - 2011 trong số liệu thu thập (phụ lục 2). Đồng thời, có 3 chỉ tiêu tác giả chỉ lựa chọn những yếu tố cấu thành phản ánh trực tiếp nhất tới vấn đề nghiên cứu, nhằm tránh những yếu tố tạo nên sự thiên lệch trong dữ liệu sử dụng (cách thức tính tốn được thể hiện ở phụ lục 3). Cụ thể:

-21-

Bảng 3.1 Yếu tố sử dụng trong 3 chỉ tiêu PCI

Chỉ tiêu PCI Yếu tố sử dụng

Tiếp cận và ổn định sử dụng đất đai

- Doanh nghiệp đánh giá về rủi ro bị thu hồi đất

- Nếu bị thu hồi, doanh nghiệp được bồi thường thỏa đáng - % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đào tạo lao động - Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giáo dục phổ thông

- Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng dạy nghề Thiết chế pháp lý - Hệ thống tư pháp cho phép tố cáo hành vi tham nhũng

- Doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật

- Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy, các biến độc lập tương ứng với 5 giả thuyết nghiên cứu về môi trường thể chế kinh tế được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.2: 5 giả thuyết về môi trường thể chế kinh tế tương ứng với 9 chỉ tiêu PCI

Giả thuyết Biến nghiên cứu Chỉ tiêu PCI được sử dụng

Giả thuyết 1 Quyền sở hữu tài sản Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất Giả thuyết 2 Tham nhũng Tính minh bạch

Chi phí khơng chính thức Giả thuyết 3 Chi phí giao dịch Chi phí gia nhập thị trường

Chi phí thời gian

Giả thuyết 4 Hỗ trợ doanh nghiệp Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Đào tạo lao động Giả thuyết 5 Tính thực thi của hệ thống

pháp luật

Thiết chế pháp lý

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, giá trị của tất cả các chỉ tiêu PCI sử dụng trong nghiên cứu này càng cao thì càng tốt.

3.2.3 Biến kiểm sốt và biến tương tác

Ngồi các biến độc lập, biến kiểm soát bao gồm: biến Khủng hoảng kinh tế và biến Ngành nghề. Biến Khủng hoảng được gán giá trị bằng 0 nếu thuộc vào giai đoạn trước khủng hoảng

-22-

(2006 và 2007), giá trị bằng 1 nếu thuộc giai đoạn khủng hoảng (2008 – 2011). Biến ngành nghề được phân theo mã cấp 5 (phụ lục 6) và lấy các Ngành Khác làm cơ sở để so sánh. Sự tác động gián tiếp của biến Khủng hoảng kinh tế lên quy mơ lao động trung bình thể hiện qua sự tương tác giữa biến này với các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu. Tuy nhiên, do đặc điểm của các chỉ số PCI là sự đánh giá, cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh nên nghiên cứu không xét đến sự tương tác giữa biến Khủng hoảng và 2 biến độc lập, gồm: Chi phí gia nhập thị trường và Chi phí thời gian, do 2 biến này có các yếu tố thành phần hầu như không bị đánh giá bởi cảm nhận của doanh nghiệp.

Liên quan đến tỉnh Hà Tây, do khơng có dữ liệu xun suốt giai đoạn 2006 – 2011 (sáp nhập Hà Nội từ năm 2008) nên đề tài không đưa vào để nghiên cứu.

3.3 Phương trình hồi quy

Đối với dữ liệu có phân phối lệch có thể sẽ dẫn tới điều kiện phân phối chuẩn sai lệch hoặc vấn đề phương sai thay đổi của biến dư (Lê Việt Phú, 2016). Để kiểm tra tính phân phối chuẩn có thể sử dụng hai chỉ số Skewness (đo lường mức độ lệch của phân phối) và Kurtosis (đo lường mức độ tập trung của các quan sát). Biến định lượng có phân phối chuẩn nếu giá trị của hai chỉ số lần lượt tiến gần đến giá trị 0 và 3 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2007)

Phụ lục 4 trình bày thống kê mơ tả đối với biến quy mơ lao động trung bình của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy biến phụ thuộc khơng phân phối chuẩn. Do đó, nghiên cứu thực hiện chuyển dữ liệu biến quy mơ lao động trung bình của doanh nghiệp qua dạng log để hạn chế vấn đề phân phối lệch.

Từ những phân tích trên, phương trình hồi quy được thể hiện như sau:

Lnldit = α0 + β1X1it + β2X2it + … + β9X9it + γKt + λ1KtX1it + … + λ7KtX7it + δjNjt + uit (*)

Trong đó:

i là số thứ tự doanh nghiệp, i = 1, 2, 3,…, 11.617, 11.618.

t là năm, t = 2006, 2007, …, 2010, 2011

Nj là ngành j, j = nông, lâm, thủy sản; xây dựng; ……; bất động sản; khác

-23-

Lnldit = Log quy mơ lao động trung bình của doanh nghiệp i tại thời điểm t

X1it, X2it, …, X9it = lần lượt là 9 chỉ số PCI tương ứng doanh nghiệp i tại thời điểm t uit = nhiễu trắng

Phương trình (*) có thể được ước lượng với mơ hình hỗn hợp. Tuy nhiên, đối với dữ liệu bảng, hiệu ứng cố định (FE) hoặc hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) là hai mơ hình được sử dụng nhiều hơn và an tồn hơn. Để lựa chọn giữa mơ hình FE và RE, kiểm định Hausman được sử dụng. Vấn đề tự tương quan, phương sai thay đổi và đa cộng tuyến cũng cần được kiểm định và khắc phục (nếu có) đối với mơ hình cuối cùng.

-24-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)