Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Bên cạnh những kết quả quan trọng trong công tác tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua, qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh cũng nẩy sinh những bất cập cần tiếp tục được tháo gỡ, những bất cập đó là:

Về bản thân Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh.

Thứ nhất: Vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh, nên việc cho vay còn dàn trải nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Mặt khác, do thời hạn tín dụng còn có những bất cập, chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn, còn áp đặt chủ quan nên cũng làm giảm hiệu quả của đồng vốn.

Thứ hai: Về lãi suất cho vay hiện nay theo quy định của Chính phủ chỉ bằng khoảng 50 - 60% lãi suất của các NHTM, gây ra tư tưởng trông chờ, ỷ lại của hộ vay. Mặt khác, Ngân sách Nhà nước phải cấp bù chênh lệch lãi suất tương đối lớn, gây khó khăn cho Ngân sách và về phía NHCSXH cũng không chủ động được về tài chính.

Thứ ba: Các văn bản ủy thác giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội còn một số bất cập cần điều chỉnh cho phù hợp, việc phối hợp có lúc, có nơi chưa tốt, chưa chủ động trong công việc dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Thứ tư: Về công tác tổ chức cán bộ cũng còn một số vấn đề cần chấn chỉnh như; định biên cán bộ của chi nhánh còn quá ít, bình quân mỗi phòng giao dịch chỉ có 9 - 10 người, mặt khác phải quản lý một số lượng khách hàng lớn nên công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên.

Về cho vay ủy thác qua các tổ chức hội.

Thứ nhất: Tồn tại lớn nhất hiện nay là các tổ chức chính trị xã hội chưa bao quát toàn diện cả 6 nội dung công việc được ủy thác, mới chủ yếu quan tâm đến việc giải ngân cho vay mà thiếu quan tâm đến những nội dung công việc khác

nhưng tỷ lệ chung bị cắt giảm nên mức phí được thụ hưởng của hội cấp xã còn nhỏ.

Thứ ba: Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội có nơi, có lúc chưa được tốt. Chưa thực hiện tốt chế độ giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai.

Về Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Thứ nhất: Hiện nay việc củng cố, sắp xếp lại tổ TK&VV được xem là công việc quan trọng và là việc làm thường xuyên, nên việc củng cố sắp xếp lại và chuyển đổi hoạt động của tổ theo phương thức mới là việc làm không dễ, phải làm lâu dài, từng bước hoàn thiện bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

Thứ hai: Việc xác định vị trí, chức năng, địa vị pháp lý của tổ TK&VV chưa đủ rõ. Để hoàn thiện mô hình của NHCSXH, cần có những nghiên cứu sâu hơn về tổ TK&VV vì đây là khâu qua trọng nhất nhưng cũng là khâu còn yếu nhất trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng xã hội ở cấp cơ sở.

Thứ ba: Trên cơ sở tách bạch chức năng quản lý của các hội với tư cách là người nhận ủy thác, chức năng trực tiếp điều hành hoạt động của tổ TK&VV, các cán bộ lãnh đạo hội không nên kiêm nhiệm làm tổ trưởng, ban quản lý tổ TK&VV; đồng thời tổ chức hội cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tất cả các công việc của tổ (đây là khâu yếu nhất).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w