Kiểm định điểm gãy trong chuỗi số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa sự biến động tỷ giá và tỉ suất sinh lợi thị trường chứng khoán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 44 - 48)

c. Kiểm định nghiệm đơn vị đối với tính dừng

4.2 Kiểm định điểm gãy trong chuỗi số liệu:

Dựa vào quan sát hai chuỗi số liệu sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái và giá cả thị trường chứng khoán từ tháng 08/2000 đến tháng 12/2014, tác giả nghi ngờ có sự thay đổi cấu trúc trong chuỗi dự liệu. Điều này có nghĩa là trong chuỗi dữ liệu tồn tại điểm gãy mà tại đó mối liên hệ giữa hai chuỗi số liệu bị thay đổi. Điều này có thể thấy khá rõ đối với chuỗi dữ liệu tỷ giá hối đoái, cụ thể trong giai đoạn trước và sau năm 2008.

Mặt khác, năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới nên càng củng cố thêm nghi ngờ về điểm gãy trong cấu trúc dữ liệu tại năm 2008.

Tác giả tiến hành thống kê điểm gãy dữ liệu bằng phương pháp Multiple breakpoints test (Kiểm định đa điểm gãy), ta có:

Bảng 4.2: Kiểm định tác động điểm gãy khủng hoảng tài chính đối với mẫu dữ liệu từ tháng 08/2000 – tháng 12/2014

Estimated break dates: 1: 2009M11

2: 2008M04, 2011M05

3: 2002M09, 2008M04, 2011M05

4: 2004M01, 2006M02, 2008M04, 2011M05

5: 2004M01, 2006M02, 2008M03, 2010M04, 2012M12

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bằng phương pháp Multiple breakpoints test, tác giả nhận thấy rằng điểm gãy xuất hiện nhiều lần tại thời điểm tháng 04/2008, cụ thể 2008M04, 2011M05 xuất hiện 3 lần, 2004M01, 2006M02 xuất hiện 2 lần…. Ta chọn thời điểm 2008M04 vì thời điểm này trùng khớp với thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới.

Bảng 4.3: Kiểm định tác động điểm gãy khủng hoảng tài chính đối với mẫu dữ liệu.

Chow BreakPoint Test

Điểm gãy F – Statistic P - Value

01/2008 2.3829* 0.0713 02/2008 2.5513* 0.0574 03/2008 2.8294** 0.0401 04/2008 3.4216** 0.0187 05/2008 3.1689** 0.0259 06/2008 3.0288** 0.0310 07/2008 2.4558* 0.0649 08/2008 2.1476* 0.0962 09/2008 2.0895 0.1036 10/2008 2.3629* 0.0731 11/2008 2.5128* 0.0603 12/2008 1.8157 0.1463

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Tác giả lần lượt chọn thời điểm hàng tháng để đưa vào kiểm định, kết quả tác giả nhận thấy tại thời điểm tháng 04/2008 có p-value thấp nhất, tương ứng với mức ý nghĩa cao nhất. Như vậy, qua kiểm định điểm gãy Chow chứng tỏ điểm gãy xảy ra tại thời điểm tháng 04/2008.

Qua hai phương pháp kiểm định, tác giả nhận thấy rằng kết quả bền vững qua các phương pháp khác nhau.

Do đó, tác giả khi phân tích dữ liệu sẽ chia làm hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn trước khủng hoảng từ tháng 08/2000 đến tháng 03/2008 và giai đoạn sau khủng hoảng từ tháng 04/2008 đến tháng 12/2014.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mẫu dữ liệu Số quan sát Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn nhất Lớn nhất Nhỏ Tỷ suất sinh lợi thị trường (Stock Return)

SR 173 0.0098 -0.0007 0.1067 0.3258 -0.3102

-trước 04/2008 92 0.0178 -0.0009 0.1209 0.3258 -0.3102

-sau 04/2008 81 0.0007 -0.0006 0.0877 0.2467 -0.2744

Thay đổi trong tỷ giá hối đoái (Exchange rate changes)

EX 173 0.0025 0.0012 0.0119 0.0655 -0.0587

-trước 04/2008 92 0.0014 0.0013 0.0111 0.0655 -0.0587

-sau 04/2008 81 0.0037 0.0010 0.0127 0.0451 -0.0474

Nguồn: Tính tốn của tác giả

* Nhận xét:

- Về sự thay đổi trên thị trường chứng khoán:

+ Giai đoạn trước tháng 03/2008 (giai đoạn trước khủng hoảng tài chính): sự thay đổi giá chứng khoán trong giai đoạn này là 1,78%/tháng với độ lệch chuẩn là 12,09%, khoảng biến thiên với mức cao nhất là 32,58% và thấp nhất là -31,02%; điều này cho thấy trong giai đoạn từ tháng 08/2000 – tháng 03/2008 thị trường chứng khoán ở Việt Nam tương đối ổn định với trung bình cao và biến động (độ lệch chuẩn) trên trung bình thấp.

+ Giai đoạn sau tháng 03/2008 (giai đoạn sau khủng hoảng tài chính): sự thay đổi giá chứng khoán trong giai đoạn này là 0,07%/tháng với độ lệch chuẩn là 8,77%, khoảng biến thiên với mức cao nhất là 24,67% và thấp nhất là -27,44%; điều này cho thấy trong giai đoạn từ tháng 04/2008 – tháng 12/2014 thị trường chứng khoán ở Việt Nam tương đối bất ổn do sự tác động của khủng hoảng tài chính với trung bình thấp và biến động (độ lệch chuẩn) trên trung bình cao hơn.

- Sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này là 0,25%/tháng, độ lệch chuẩn là 1,19%, khoảng biến thiên với mức cao nhất là 6,55% và thấp nhất là -5,87%; điều này cho thấy trong giai đoạn 2000-2014 tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đơ la Mỹ tương đối ổn định. Ngun nhân có thể là do Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, cụ thể:

+ Giai đoạn trước tháng 03/2008 (giai đoạn trước khủng hoảng tài chính): sự thay đổi tỷ giá hối đối trong giai đoạn này là 0,14%/tháng với độ lệch chuẩn là 0,13%, khoảng biến thiên với mức cao nhất là 6,55% và thấp nhất là -5,87%; điều này cho thấy trong giai đoạn từ tháng 08/2000 – tháng 03/2008 thị trường ngoại hối của Việt Nam ít biến động, tốc độ tăng tỷ giá thấp hơn so với giai đoạn sau khủng hoảng tài chính.

+ Giai đoạn sau tháng 03/2008 (giai đoạn sau khủng hoảng tài chính): sự thay đổi giá chứng khoán trong giai đoạn này là 0,37%/tháng với độ lệch chuẩn là 1,27%, khoảng biến thiên với mức cao nhất là 4,51% và thấp nhất là -4,74%; điều này cho thấy trong giai đoạn từ tháng 04/2008 – tháng 12/2014, tỷ giá VNĐ/USD tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính. Điều này được giải thích là sau một thời gian kiểm sốt tỷ giá, những áp lực sau khủng hoảng tài chính, Ngân hàng Nhà nước nhận ra VNĐ/USD đang được định giá cao nên liên tục điều chỉnh theo tỷ giá gần với tỷ giá thực nên trong giai đoạn này tỷ giá tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa sự biến động tỷ giá và tỉ suất sinh lợi thị trường chứng khoán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)