Kết quả kiểm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 52 - 54)

3 .4Phương pháp nghiên cứu

4.2 Kết quả kiểm định

4.2.1 Kết quả tham số kiểm định phương trình dạng rút gọn

Sau khi thực hiện hồi quy OLS các phương trình rút gọn. Có thể nhận thấy kết quả kiểm định cho ra đã đúng với mong đợi về chiều tác động của các biến ngoại sinh lên từng biến nội sinh. Các tham số trong phương trình dạng rút gọn đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa cao là 1%. (Xem kết quả kiểm định ở phụ lục 5 và 6).

Bảng 4-4: Tổng hợp tham số phương trình dạng rút gọn

a = 2.694204 b = -3.990121 c = 3.551777

d = 0.0574987 f = - 0.0704552 g = 0.0907743

Kết quả cho ra phương trình dạng rút gọn với biến phụ thuộc là lạm phát, biến độc lập là cung tiền và độ mở thương mạinhư sau:

𝐼𝐹𝑡 = 2.694204 − 3.990121. 𝑇𝑂𝑡 + 3.551777. 𝑀𝑡 + 𝑒 (3) (0.28253)(0.4972) (0.6270)

Phương trình rút gọn với biến phụ thuộc là thâm hụt ngân sách, hai biến độc lập là cung tiền và độ mở thương mại như sau:

𝐵𝐷𝑡 = 0.0574987 − 0.0704552. 𝑇𝑂𝑡+ 0.0907743. 𝑀𝑡 + 𝑢 (4) (0.0113)(0.0199) (0.0252)

Kết quả hồi quy phù hợp với nhận định theo kỳ vọng của bài, cụ thể là: đối với biến lạm phát, cung tiền có tác động đồng biến trong khi đó độ mở thương mại có tác

ngân sách. Từ đây có thể lập luận rằng, lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam có mối quan hệ đồng biến với nhau. Để kiểm định lập luận nêu trên, bài luận văn tiếp tục tìm ngược lại kết quả kiểm định tham số trong hệ phương trình cấu trúc (1) và (2) tại phần 3.4.3.1.

4.2.2 Kết quả tham số kiểm định phương trình cấu trúc

Tiếp theo, và là phần quan trọng nhất là tìm ra mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam thông qua tham số tác động phương trình dạng cấu trúc, các tham số này đều dựa trên những tham số tác động từ phương trình rút gọn có được ở trên, tính tốn đến các tham số tác động trong phương trình cấu trúc trong hệ phương trình đồng thời, kết quả tác giả có được từ cơng thức biến đổi tại phần 3.4.3.3 ở trên như sau:

Tham số tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phátđược xác định từ những tham số b và f của phương trình dạng rút gọn là:

𝛽 = 𝑏 𝑓=

− 3.990121

− 0.0704552= 56.633

Tham số tác động của lạm phát lên thâm hụt ngân sách được xác định từ những tham số g và c của phương trình dạng rút gọn là:

𝜑 =𝑔 𝑐 =

0.0907743

3.551777 = 0.02553

Bởi vì các tham số từ phương trình dạng rút gọn đều đạt được mức ý nghĩa thống kê cao (ở mức 1%). Do đó các tham số có được ở phương trình dạng cấu trúc đều đạt được mức ý nghĩa cao này.Theo đó, tham số 𝛽 và 𝜑cho thấy lạm phát và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ hai chiều đồng biến với nhau.

Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, bài luận văn đi đến phần thảo luận các kết quả kiểm định thu thập được ở phần trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 52 - 54)