Mô tả biến:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty tại một số nước đang phát triển ở đông nam á (Trang 40 - 45)

3. PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả dữ liệu:

3.2.2. Mô tả biến:

Để xem xét tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của công ty, bài nghiên cứu đã đưa các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm sốt sau vào mơ hình nghiên cứu như sau:

Để đo lường khả năng sinh lợi của công ty, bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) làm biến phụ thuộc. Biến này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán rồi chia cho tổng tài sản trừ đi tài sản tài chính. Tỷ lợi lợi nhuận hoạt động gộp được dùng thay cho thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) hay lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế vì bài nghiên cứu xem xét kết quả thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một tỷ số hoạt động và xem xét mối quan hệ giữa biến hoạt động này với các các biến hoạt động khác như chu kỳ luân chuyển tiền của cơng ty. Ngồi ra bài nghiên cứu cũng muốn loại phần hoạt động tài chính ra khỏi hoạt động của cơng ty vì các hoạt động tài chính sẽ có thể làm khuếch đại lợi nhuận của công ty nên phần tài sản tài chính sẽ được loại khỏi phần tổng tài sản (Lazaridis và Tryfonidis, 2006).

Tỷ số này đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đây như: Nghiên cứu của tác giả Deloof năm 2003, nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis năm 2006, nghiên cứu của Ukaegbu năm 2014, …

Tỷ lệ lợi nhuận

hoạt động gộp (GOP) =

(Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)

* 365 (Tổng tài sản – tài sản tài chính)

Theo các bài nghiên cứu trước như: Nghiên cứu của tác giả Deloof năm 2003, nghiên cứu của Garcia – Teruel và Martinez – Solano năm 2007, Sharma và Kumar năm 2011, … Đê đo lường hiệu quả của việc quản trị vốn luân chuyển của một công ty, bài nghiên cứu sử dụng kỳ luân chuyển tiền (Cash conversion cycle – CCC) và các thành phần của CCC như: kỳ thu tiền khách hàng (AR), kỳ luân chuyển hàng hóa (INV) và kỳ thanh tốn các khoản phải trả cho các nhà cung cấp (AP) làm các biến độc lập. Những biến này được xem là đại diện phù hợp nhất để do lường hiệu quả của việc quản trị vốn luân chuyển.

Kỳ thu tiền khách hàng (AR) cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu từ khách hàng trong kì của cơng ty. Kỳ thu tiền khách hàng bắt đầu từ ngày bắt đầu từ khi bán hàng cho khách hàng đến khi thu được tiền từ khách hàng.

Kỳ thu tiền khách hàng (AR) =

Khoản phải thu

* 365 Doanh thu thuần

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho trong kì của cơng ty. Kỳ ln chuyển hàng hóa bắt đầu từ hàng hóa được đưa vào kho cho đến khi hàng hóa xuất để bán cho khách hàng.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) =

Hàng tồn kho

* 365 Giá vốn hàng bán

Kỳ thanh toán các khoản phải trả cho các nhà cung cấp (AP) cho biết thời gian cơng ty thanh tốn các khoản phải trả cho nhà cung cấp trong kì. Kỳ thanh tốn này bắt đầu từ ngày cơng ty mua hàng đến khi công thực hiện chi trả cho người bán.

Kỳ thanh toán tiền cho người bán (AP) =

Khoản phải trả

* 365 Giá vốn hàng bán

Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) cho chúng ta thấy nguồn tiền của doanh nghiệp di chuyển thế nào trong thời gian hoạt động của công ty. Kỳ luân chuyển bắt đầu khi cơng ty thanh tốn tiền mua nguyên vật liệu cho nhà cung cấp và kết thúc khi công ty nhận được tiền bán hàng từ khách hàng.

Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) = AR + INV –AP

Nếu số ngày luân chuyển tiền mặt của công ty giảm đến một mức độ tối ưu đối với mỗi doanh nghiệp. khi đó nguồn tiền mặt của công ty được quay lại công ty nhanh hơn, cũng như gia tăng khả năng tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của công ty. Để có được số ngày luân chuyển tiền mặt tối ưu, công ty nên chú ý đến việc quản trị kỳ thu tiền, kỳ luân chuyển hàng hóa, kỳ thanh tốn tiền một cách hiệu quả. Vì thế bài nghiên cứu này xem xét kỳ thu tiền, kỳ luân chuyển hàng hóa, kỳ thanh tốn tiền một cách hiệu quả. Vì thế bài nghiên cứu xem xét việc quản trị thời gian luân chuyển tiền mặt của công ty trong các chu trình trên tác động đến lợi nhuận của cơng ty như thế nào.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu chọn biến về quy mô công ty (theo nghiên cứu của của tác giả Deloof năm 2003, nghiên cứu của Garcia – Teruel và Martinez – Solano năm 2007, Sharma và Kumar năm 2011, Monsoori và Muhammad năm 2014).

Biến về quy mô của hội đồng quản trị (theo nghiên cứu của Dalton năm 1999 và nghiên cứu của Ben Ukaegbu năm 2014) làm các biến kiểm sốt trong mơ hình.

Quy mơ ban quản trị (CG) = LN(số thành viên Hội đồng quản trị)

Các biến kiểm soát được đưa vào mơ hình vì các đặc tính vốn có của mỗi cơng ty cũng có thể tác động đến hoạt động của công ty thông qua đó tác động đến lợi nhuận của công ty.

Các biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát trong bài nghiên cứu đã được làm rõ trong phần miêu tả và chọn biến ở phần trên. Sau đây là phần tóm gọn cơng thức tính và kỳ vọng dấu của các biến dựa theo các bài nghiên cứu trước như sau:

Biến Kỳ vọng dấu Các nghiên cứu trƣớc

Kỳ thu tiền khách hàng (AR)

AR =

Khoản phải thu

* 365 Doanh thu thuần

-  Deloof (2003);  Lazaridis và Tryfonidis (2007);  Garcia-Teruel và Martinez- Solano (2007);  Gill và các đồng sự (2010);  Napompech (2012)  Monsoori và Muhammad (2014).

Kỳ thanh toán tiền cho người

bán (AP) AP = Khoản phải trả người bán * 365 Giá vốn hàng bán -  Deloof (2003);  Padachi (2006);  Lazaridis và Tryfonidis (2007);

 Raheman and Nasr (2007);

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) INV = Hàng tồn kho * 365 Giá vốn hàng bán -  Deloof (2003);  Lazaridis và Tryfonidis (2007);  Garcia-Teruel và Martinez- Solano (2007);  Napompech (2012)  Monsoori và Muhammad (2014);  Angahar và Alematu (2014).

Chu kỳ luân chuyển tiền

(CCC) CCC = AR + INV –AP -  Shin và Soenen (1998);  Lazaridis và Tryfonidis (2007);  Garcia-Teruel và Martinez- Solano (2007);  Zariyawati, các đồng sự (2009);  Napompech (2012)  Makori và Jagongo (2013);  Monsoori và Muhammad (2014).

Quy mô công ty (SIZE)

SIZE = LN(Doanh thu) +

 Deloof (2003);

 Lazaridis và Tryfonidis (2007);

 Gill và các đồng sự (2010);

Quy mô Hội đồng quản trị

(CG) CG = LN(số thành viên Hội đồng quản trị) +  Dalton (1999);  Ben Ukaegbu (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty tại một số nước đang phát triển ở đông nam á (Trang 40 - 45)