Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nền kinh tế thị trường luôn cần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, và tài chính công tại Việt Nam đang phát huy vai trò của mình cùng với những bước tiến của nền kinh tế thể hiện trên các góc độ: Tài chính công chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta, nó là một công cụ quản lý vĩ mô gắn liền với hoạt động nhà nước về tài chính của nhà nước nhưng được thực thi theo khuôn khổ pháp luật nhằm ổn định kinh tế và sự hài hoà xã hội, nó luôn tác động đến các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc dân, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực kinh tế và thị trường tài chính. Và nó có vai trò cực kỳ quan trọng hơn khi nước ta càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tài chính công cần huy động nguồn tài chính bảo đảm nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Nước ta có khoảng 28% đến 32% GDP từ thuế. Tuy nhiên chính sách thuế luôn được điều chỉnh phù hợp. Thuế đã đảm bảo nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Trong hệ thống chính sách thuế đã từng bước giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đẻ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo hướng áp dụng thống nhất dói với các loại hình kinh doanh và bước đầu phù hợp vối thông lệ quốc tế góp phần khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh nguồn thu từ thuế nước ta còn có các khoản thu
nhập, lợi tức cổ phần nhà nước thu qua việc đầu tư, các khoản thu từ phí và lệ phí của công dân như: phí cầu đường, lệ phí trước bạ, học phí…Các khoản thu phí tín dụng nhà nước. tất cả các hoạt động này luôn đảm bảo tỷ lệ phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành, vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích CDCCKT theo bước CNH-HĐH. Tạo công bằng giữa các ngành kinh tế như việc đánh thuế các mặt hàng sa xỉ như: bia, thuốc lá, rượu…nhưng lại miễn thuế cho các ngành truyền thống.
Vai trò của tài chính công ở nước ta hiện nay còn được biểu hiện rõ qua việc thưc hiện có kết quả việc đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho ngời ngèo, các đối tượng chính sách, những vùng khó khăn; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có bước phát triển mới. Do vậy, vai trò của nhà nước là không thể thiếu đươchj trong việc phân phối lại thu nhập đẻ trong chừng mực cho phép, có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Trên thực tế các chính phủ luôn thực hiện việc điều tiết đó thông qua thuế, đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng hơn trong phân phối. Đánh thuế cao đối với những người có thu nhập cao rồi hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp thông qua các chính sách an ninh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,… Đặc biệt coi trọng an sinh xã hội và quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách và những vùng khó khăn.
Điều hành giá cả thị trường Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý giá, sử dụng hợp lý các công cụ tài chính và tiền tệ nhằm giảm chi phí đầu vào cho nền kinh tế, kiểm soát chất lượng tiền trong lưu thông, chống đàu cơ tăng giá ảo,… để đảm bảo kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội; trong đó giải pháp
quan trọng nhất là thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB; tổ chức phát hành tín phiếu, trái phiếu để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư; đảm bảo cấp phát đầy đủ, kịp thời các kinh phí; tổ chức các đoàn kiểm tra các yếu tố cấu thành giá của một số mặt hàng thiết yếu. Nhờ vậy trong điều kiện kinh tế phát triển, sức mua có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư tăng lên, làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ đó giảm xuống. Khi giá cả dịch vụ giảm thì lượng cầu có xu hướng tăng lên.
Với sự điều chỉnh công cụ tài chính thông qua thuế nhà nước có thể điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thay thế nguyên vật liệu nhập bằng nguyên vật liệu có sẵn trong nước theo mức độ tỷ lệ nội địa, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng trong nước, đặc biệt trong tiến trình hội nhập hiện nay, làm cho hàng hoá trong nước có sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Khi đánh thế hàng nhập khẩu cao, giá hàng nhập khẩu đắt sẽ khuyến khích tiêu dùng trong nước. Với tầm quan trọng của quản lý vĩ mô thì tài chính công nắm vai trò chủ đạo để dẫn dắt và điều khiển nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy nước ta gia nhập vào nền kinh tế thế giới thì nhiệm vụ của tài chính công vô cùng quan trọng để dẫn dắt vào nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, tài chính công tại Việt Nam chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó trong nền kinh tế xã hội do tài chính công Việt Nam còn mờ nhạt, chính sách vẫn còn lỏng lẻo, chưa kiểm soát được thị trường trong nước đã làm cho giá cả của một số mặt hàng vẫn chưa ổn định như: giá sữa cao gấp 5 lần và giá ô tô cao gấp 3 lần so với giá của các nước khác trên thế giới hoặc khi giá xăng dầu thế giới tăng lên thì giá trong nước cũng tăng theo, nhưng khi đã giảm thì giá trong nước vẫn chưa được bình ổn,… Điều này là do tổ chức tài chính nước ta vẫn chưa thực hiện tốt, không kiểm soát chặt chẽ được giá cả trên thị trường nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung làm cho có sự phân hóa nghiêm trọng giữa
các ngành kinh tế, các vùng kinh tế hay giữa các doanh nghiệp sản xuất… làm cho kinh tế mất ổn định, rối loạn và mất ổn định, nền kinh tế sẽ bị lũng đoạn và trì trệ, việc điều hành NSNN vẫn còn khó khăn, hạn chế, do đó chưa phát huy hết vai trò của tài chính công như: chất lượng công tác dự báo chưa cao; việc triển khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia tăng áp lực lạm phát vào năm 2008; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng nhanh (tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn) gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ.
Nếu tài chính công không vững mạnh sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề về kinh tế sẽ không được giải quyết và dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống tài chính quốc gia, nền kinh tế của ta sẽ bị mất tự chủ trên thị trường quốc tế và ngày càng trở nên trì trệ, rối loạn và suy thoái. Chúng ta có thể thấy vai trò của tài chính công trong xã hội là không thể phủ nhận dù đôi khi nó có mang lại một số chưa tích cực trong xã hội (độc quyền giá điện, nước…). Nhưng tài chính công là cái đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người đều được công bằng như nhau. Vì vậy, ta có thể thấy tài chính công có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế vì nói đến tài chính công là nói đến trách nhiệm đối với xã hội đứng ở góc độ vững vàng là trụ sở vững chắc để điều tiết và tác động đến các cấu trúc tài chính khác trong nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
IV. Kết luận
Việt Nam cần tích cực đổi mới và hoàn thiện vai trò của tài chính công trong thời gian tới trên tất cả các phương diện.
- Quản lý nợ: Triển khai thực hiện đề án quản lý nợ nhằm thống nhất đầu mối quản lý nợ công, đạt mục tiêu duy trì tài khóa bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Xây dựng phương pháp hiện đại về quản lý nợ công và nợ của một số DNNN chủ chốt, bao gồm: (i) phương pháp ghi chép nợ tổng hợp; và (ii) phương pháp xác định, phân tích, xử lý và quản lý rủi ro tài khoản.
- Giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu: thực hiện thống nhất việc quản lý, giám sát đối với thị trường tài chính ở Việt Nam, tạo ra cơ chế quản lý, giám sát và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong quản lý, giám sát thị trường tài chính; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý và giám sát thị trường tài chính; đảm bảo an toàn thị trường, bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia. Xây dựng lộ trình phát triển trái phiếu đến 2010, nâng cao năng lực các định chế tài chính trung gian, đa dạng hoá các sản phẩm của thị trường trái phiếu, cải thiện việc phối hợp giữa thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ trong điều hành chính sách và kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
- Đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp: Xây dựng mô hình tối ưu về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kèm theo bộ cơ chế đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập WTO, thực hiện chung Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (2005); Ban hành được Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh. Xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp và quy chế giám sát tài chính đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế để áp dụng cho tất cả các DNNN hoạt động tại Việt Nam.
- Quản lý tài sản công: Rà soát, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý tài sản công, thực hiện chế độ thẩm định kế hoạch đầu tư, mua sắm công, kể cả kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tài sản công trong khu vực hành chính, sự nghiệp. Tăng cường định giá mọi tài sản nhà nước theo “giá thị trường”. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng “kho” dữ liệu chung và thống nhất toàn quốc về tài sản công để cung cấp cho các cơ quan quản lý và công chúng; xây dựng phần mềm quản lý tài sản công.
- Quản lý giá: Hoàn thiện khuôn khổ thể chế và phát triển hệ thống thẩm định giá tài sản “theo giá thị trường” phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, ASEAN và có thể trao đổi được với các hệ thống quốc tế và khu vực về thẩm định giá.
- Tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện để triển khai việc trao đổi thông tin, đối thoại chính sách và xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công.