Số doanh nghiệp ngành kinhdoanh và chế biến gỗ năm 2000 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu việt nam (Trang 30)

2000 – 2014

(Nguồn: T ng m nghi p)

Tuy nhiên, xét về quy mơ thì đa số các doanh nghiệp chế biến trong nước đều có quy mơ nhỏ, cả về số

lượng lao động lẫn vốn đầu tư. Theo số lượng lao động, có tới 46 doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ, 49 quy mô nhỏ và 1,7 quy mơ vừa, ch có 2,5 doanh nghiệp là quy mơ lớn16

. Cịn theo vốn đầu tư, số doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 93%; 5,5 quy mơ vừa, cịn lại ch 1,2 quy mơ lớn Hình 3.4 .

H nh 3.4. Quy mô doanh nghiệp theo vốn đầu tư và l đ ng

(Nguồn: B NN&PTNT)

Với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, năng lực ngành chế biến gỗ xuất khẩu nước ta đang bộc lộ những hạn chế sau: thiếu vốn đầu tư sản xuất, khả năng quản lý sản xuất k m, doanh nghiệp chủ yếu ch tập trung vào sản xuất theo đơn đặt hàng với thiết kế sẵn có mà khơng chú trọng đến nâng cao năng lực tiếp cận thị trường.

16 Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí phân loại quy mơ doanh nghiệp trong khu

vực nông, lâm thủy sản thì số lượng lao động trung bình hàng năm của doanh nghiệp trong khu vực sản xuất từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ; từ 10 đến dưới 200 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ; từ 200 đến 300 lao động được coi là doanh nghiệp vừa; trên 300 lao động là doanh nghiệp lớn. Theo quy mô vốn, tổng số vốn dưới 20 t đồng là doanh nghiệp nhỏ; từ 20 t đến dưới 100 t đồng là doanh nghiệp vừa; và trên 100 t đồng là doanh nghiệp lớn.

o năng lực vốn hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ ch có thể thực hiện các đơn hàng nhỏ lẻ hoặc gia cơng cho các cơng ty khác, cịn với những đơn hàng lớn lại ràng buộc về thời hạn giao hàng thì gần như khơng thể đáp ứng được do khơng chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt khi có biến động về giá cả nguyên liệu nhập khẩu. Theo Tổ chức Forest Trend (2011), trong số hơn 3.400 doanh nghiệp ngành gỗ thì có tới 80 doanh nghiệp là nhóm khơng xuất khẩu trực tiếp, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, và sản xuất tiêu dùng nội địa. Cịn lại ch có khoảng 600- 700 doanh nghiệp (20%) tham gia xuất khẩu trực tiếp nhưng chiếm tới 80 giá trị xuất khẩu của ngành, tập trung phần lớn là các doanh nghiệp có quy mơ trung bình và lớn trong ngành, 57% trong số đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi FDI).

Hạn chế về vốn cũng khiến các doanh nghiệp nhỏ khơng có khả năng đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng dây chuyền máy móc, cơng nghệ chế biến lạc hậu được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, trong khi các dây chuyền hiện đại như của Nhật, Đức, thì các doanh nghiệp này lại khơng có khả năng đầu tư17

. Trong khi đó, các doanh nghiệp có khả năng đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại là những doanh nghiệp quy mơ lớn và nhóm các doanh nghiệp F I. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ FDI mặc dù ch chiếm 14 nhưng có tới 30% có quy mơ lớn. Bởi vậy, ch riêng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp F I chiếm 50,1 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành18. Điều này phản ánh lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp F I so với các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài hạn chế về vốn thì các doanh nghiệp chế biến của nước ta cũng đang cho thấy khả năng quản lý và tổ chức sản xuất yếu. Việc quản lý, sắp xếp quy trình sản xuất khơng hợp lý, khâu kiểm sốt chất lượng khơng đảm bảo, thiếu tính chun nghiệp trong thực hiện các hợp đồng đang tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước. Báo cáo của Hiệp hội Chế biến gỗ ình Định19 đã ch ra các điểm hạn chế trong tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp gỗ ình Định gồm: sản xuất khơng liền mạch, nhiều thao tác thừa khiến thời

17 Nguyễn Tôn Quyền 2016 , “Mừng và lo xuất khẩu gỗ năm 2016”, o i n đàn Do nh nghi p, truy cập ngày 11/01/2016 tại địa ch : http://enternews.vn/mung-va-lo-xuat-khau-go-nam-2016.html.

18 Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan (2015).

19 Hiệp hội gỗ và Lâm sản ình Định (2013), Gi i pháp nâng cao ch t ư ng doanh nghi p chế biến gỗ Bình

gian trung bình để hồn thành một sản phẩm k o dài; hạn chế nguồn cung và sử dụng nguyên phụ liệu dẫn đến thất thoát và lãng phí trong sử dụng nguyên phụ liệu, thụ động mỗi khi có đơn hàng; khâu kiểm sốt chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu dựa trên quan sát chủ quan của người giám sát và tinh thần tự giác của công nhân, ch thích hợp với đơn hàng sản xuất nhỏ; doanh nghiệp thiếu tính chuyên nghiệp trong thực hiện các hợp đồng sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là việc tuân thủ thời hạn giao hàng và khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn với chất lượng đồng bộ. Những điểm yếu này cũng là tình trạng chung của đa số các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước.

Hạn chế về khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm nên sản xuất theo phương thức OEM vẫn là chủ yếu đối với hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong nước hiện nay. Có tới 70% các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam làm gia công đơn thuần, sản xuất theo mẫu thiết kế của khách hàng, số doanh nghiệp có khả năng tự thiết kế, sáng tạo ra các mẫu mã mới để chào hàng rất ít20 (Hình 3.5). ởi vậy mà trong gần 7 t USD xuất khẩu đồ gỗ năm 2015, sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20% (theo HAWA). Lợi ích mà các doanh nghiệp nhận được ch là phần giá trị gia tăng ở công đoạn gia công sản phẩm nên tổng giá trị xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị thặng dư mà doanh nghiệp nhận được thì hạn chế.

Với việc ch dựa vào sản xuất gia công đơn thuần, ngay cả những cơng ty có quy mơ lớn khơng ch phải chịu biên lợi nhuận thấp mà cịn đối mặt với khơng ít rủi ro. Chẳng hạn, khi kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất bị đội lên. Nhiều doanh nghiệp còn phải chấp nhận chịu rủi ro trong thanh toán khi phải cho nhà nhập khẩu trả sau21. ên cạnh đó, khơng ch cạnh tranh về giá gia công với các nước khác có nền sản xuất tương tự, các nhà sản xuất trong nước cũng đang cạnh tranh gay gắt với nhau khi mà nhà nhập khẩu đưa mẫu thiết kế cùng lúc đến nhiều doanh nghiệp để đấu thầu và họ s so

20 Ban Cao (2016), “Doanh nghiệp gỗ còn yếu về vốn và tiếp cận thị trường”, Thời báo kinh tế Sài gòn Online, truy cập ngày 16/3/2016 tại địa ch : http://www.thesaigontimes.vn/143264/Doanh-nghiep-go-con-

yeu-ve-von-va-tiep-can-thi-truong.html.

21 Thanh Hương 2015 , “Xuất khẩu nội thất gỗ: ba câu chuyện chiến lược”, o hịp u đ u tư, truy cập ngày 16/3/2016 tại địa ch : http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/phan-tich/xuat-khau-noi-that-go-3-cau- chuyen-chien-luoc-3295503/#axzz4C0mRYYLE.

sánh về giá để quyết định chọn thầu. ởi vậy, giá gia công lại càng bị đẩy xuống. Hệ quả là biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nhận được cũng sụt giảm theo.

R ràng, muốn nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm ngành chế biến gỗ xuất khẩu và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng tồn cầu, buộc các doanh nghiệp khơng thể mãi duy trì phương thức sản xuất O M mà phải nâng cấp hoạt động của mình, chuyển dần lên phương thức sản xuất OBM. Theo ông Nguyễn Chánh Phương22, Tổng thư ký HAWA, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, ch thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn.

22 Minh Khuê (2016), “Mốc 20 t US của gỗ Việt”, o n pr ss, truy cập ngày 08/6/2016 tại địa ch :

H nh 3.5. Quy t nh ản uất c ản củ c c nh nghiệ chế iến g uất h u Việt Nam

guồn: Trung t m T -VCCI, 2015)

Nhận đ n hàng

T nh t n lư ng nguyên liệu T nh t n thời gi n thực hiện

đ n hàng Phản hồi với h ch hàng

Chu n nguyên liệu

Đối với DN c h lưu t ữ: i t lư ng nguyên liệu tồn h , nếu thiếu th nhậ thê Đối với DN hông c h lưu t ữ th nhậ nguyên liệu

Nhậ nguyên liệu:

- Nhậ h u t ực tiế h ặc nhậ h u u công ty h c t nước ng ài, l i g này thường c chứng nhận FSC.

- Thu u g t c c đ i l h ặc thu u t ực tiế t n, l i g này c c c chứng nhận củ i l và ch nh uyền đ hư ng.

Sản uất

đồ g t ng nhà, đồ g ng ài t ời, hung ghế , v n àn, g , i g , t g

Đọc ản v S chế Tinh chế Lắ H àn thiện

n, t ng t

Đ ng g i và nhậ h

i t lần cuối Đ ng g i và nhậ h

uất hàng

ự ượ ao động

Về nhu cầu lao động, theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành gỗ và doanh nghiệp chế biến gỗ thì hiện nay nguồn nhân lực cho ngành này còn thiếu trầm trọng. Hiện tại, ngành công nghiệp chế biến gỗ đang thu hút khoảng 300.000 lao động làm việc, bao gồm công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, lao động có trình độ từ đại học chuyên ngành chế biến lâm sản ch chiếm 2-3 , số cịn lại là lao động phổ thơng. Trong khi đó, yêu cầu số lượng kỹ sư cần từ 7-10 /tổng số lao động, như vậy số lượng kỹ sư chế biến lâm sản cần thiết cho ngành cịn thiếu đến hàng nghìn người/năm23

.

Tuy vậy, lượng tuyển sinh hàng năm tại các trường Đại học từ năm 2011 đến nay hầu như không thay đổi, mỗi năm ch từ 150-200 sinh viên theo học ngành công nghiệp chế biến gỗ và thiết kết nội thất tại Đại học Nông lâm TP.HCM và Đại học Lâm nghiệp Việt Nam24. Theo ông Vũ Huy Đại23, Viện trưởng viện Công nghiệp gỗ, dù nhu cầu của doanh nghiệp nhiều nhưng lượng sinh viên vào trường khơng nhiều, đó chính là thực tế khơng dễ thay đổi ngay một sớm một chiều.

Về chất lượng, lao động trong ngành chế biến gỗ vẫn chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất, kể cả lao động kỹ thuật và phổ thông. Đa số công nhân chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận cơng nghệ mới cịn hạn chế, ý thức k luật, tiết kiệm trong sản xuất cịn kém. Theo bà Ngơ Thị Qu nh Tiên25, Tổng giám đốc công ty Chấn Hưng-chuyên sản xuất các mặt hàng gỗ nội ngoại thất xuất khẩu, có đến 80% cơng nhân cơng ty tuyển dụng khơng biết gì về nghề mộc. Cơng ty phải trơng vào các tổ trưởng, tổ phó biết nghề đào tạo cho công nhân nhưng họ làm nghề thì giỏi, cịn truyền đạt cho người khác vẫn chưa có kinh nghiệm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư cho đào tạo nâng cao tay nghề công nhân cũng không được chú trọng. Kết quả khảo sát năm 2015 của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM đối với 100 doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ về nhu cầu đào tạo cho thấy hầu hết doanh nghiệp chưa nhận thức được công tác đào tạo cho bộ phận

23 Trần Toản 2016 , “Nhân lực ngành gỗ: cần nhiều trí tuệ và sự sáng tạo”, Tạp hí ỗ i t, Số 78 - tháng 5/2016;

24 Tác giả thống kê ch tiêu tuyển sinh hàng năm giai đoạn 2011-2015 của 2 trường ĐH Lâm nghiệp và ĐH Nông lâm HCM, được xem là hai trường đào tạo kỹ sư ngành gỗ lớn nhất nước;

25 Vân Khánh (2015), “Ngành gỗ xuất khẩu-Nóng chuyện học nghề”, Báo Doanh nhân Sài gòn cuối tu n, ra ngày 20/3/2015.

công nhân, trong khi đây là lực lượng tham gia phần lớn trong quy trình sản xuất sản phẩm26.

Về mức lương cho lao động, dù được đánh giá là đang có lợi thế về nguồn lao động và giá nhân công tương đối thấp so với nhiều nước nhưng chi phí sinh hoạt tăng nhanh đã khiến cho nhiều công nhân rời bỏ công việc do mức lương hiện tại không đủ sống. Theo ông Ngơ Sĩ Hồi27, lâu nay ngành gỗ vẫn theo hướng phát triển chiều rộng, sử dụng nhân công giá rẻ để cạnh tranh, trong khi chi phí ngày một đắt đỏ thì lao động khơng thể sống b ng 3-4 triệu tiền lương/tháng, nếu vẫn giữ mức lương như hiện nay thì Việt Nam s rơi vào tình trạng thiếu nhân cơng.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp chế biến gỗ thì mức lương mà họ trả cho người lao động hiện tại đang phản ánh đúng với chất lượng lao động ngành gỗ. Nếu tăng lương cho công nhân, doanh nghiệp s khơng có lợi nhuận. Theo ông Trần Quốc Mạnh28, y viên an chấp hành HAWA, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng hàng năm nhưng lợi nhuận doanh nghiệp lại đang giảm sút, lương công nhân thì khơng được cải thiện là do ngày càng có nhiều nguồn cung cấp từ nhiều nước nên giá đặt hàng khơng tăng, thậm chí người đặt hàng cịn ép giảm giá. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã rà soát tất cả chi phí sản xuất có thể tiết kiệm được, nhưng lao động thật là bài tốn khó. Tình trạng năng suất lao động kém, làm hàng bị lỗi vẫn diễn ra cả trong doanh nghiệp quy mơ lớn đã có quy trình sản xuất bài bản. Doanh nghiệp nhiều đơn hàng, khó lịng giảm cơng lao động vì khơng muốn biến động lao động trong tình hình ngành gỗ rất khó tuyển dụng người biết nghề nên các doanh nghiệp phải tuyển dụng công nhân về rồi đào tạo đang phổ biến.

Như vậy, có thể thấy vấn đề lao động cho ngành gỗ đang rơi vào tình cảnh vừa thiếu vừa yếu. Với hiện trạng lao động như hiện nay, nếu vẫn tiếp tục dựa vào lợi thế so sánh cấp thấp từ nguồn lao động giá rẻ thì giá trị gia tăng mà ngành chế biến gỗ xuất khẩu đem lại

26 Vũ Phong 2015 , “Cơ hội tăng đồ gỗ xuất khẩu”, o gười o đ ng, truy cập ngày 24/3/2016 tại địa ch : http://nld.com.vn/kinh-te/co-hoi-tang-xuat-khau-do-go-20150322165340852.htm ;

27 Đỗ Hương (2014), “Sản phẩm gỗ tìm lối thốt cho cảnh chợ chiều”, o i n tử Chính ph , truy cập ngày 24/3/2016 tại đại ch : http://baochinhphu.vn/Thi-truong/San-pham-go-Tim-loi-thoat-canh-cho- chieu/204538.vgp.

28 Chia sẻ tại “Hội thảo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ” tại TP.HCM (11/3/2015),

cũng ch dừng lại ở khâu sản xuất gia cơng thuần túy, khó để doanh nghiệp có thể duy trì và cạnh tranh với các nước trong dài hạn. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh29

, Chủ tịch HAWA, mặc dù vẫn giữ vị thế là nước sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ số một thế giới nhưng ngành gỗ Trung Quốc hiện gặp phải nhiều khó khăn do chi phí nhân công tại nước này tăng cao, bên cạnh đó Chính phủ Trung Quốc đang dành sự quan tâm nhiều hơn tới những ngành công nghiệp như điện tử, lắp ráp máy móc , là những ngành có hàm lượng chất xám cao, đem lại nhiều giá trị thặng dư hơn so với ngành gỗ hay dệt may. Đây s là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất trong nước tìm kiếm các đơn hàng lớn và hợp tác với các nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)