6. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng hoạt động chiêu thị tại Công ty CP ĐT Lê Bảo Minh
2.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị của Công ty CP
TPHCM
2.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị của Công ty CP ĐT Lê Bảo Minh ĐT Lê Bảo Minh
Yếu tố dân số
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 30/09/2015, dân số Việt Nam năm 2014 vượt mốc 90 triệu người (90,7 triệu người), đứng vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ 3 về quy mô dân số, chỉ sau Indonexia (248,8 triệu người) và Philipin (99,4 triệu người). Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số của Việt Nam tương đối ổn định và thấp hơn mức tăng chung 1,3% của cả khu vực. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam tang từ 68 tuổi năm 1999 lên 73,2 tuổi năm 2014.
Hình 2.3: Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015)
Năm 2014, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm 69,4% tổng dân số, tỷ trọng dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) chiếm 30,6%. Với tỷ số phụ thuộc chung năm 2014 là 44,0%, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn gấp đơi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc, do đó, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Tuy nhiên, tỷ trọng dân số trẻ tại Việt
Nam vẫn đang có xu hướng giảm dần và tỷ trọng người cao tuổi ngày càng tăng lên do mức sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng. Trước những thay đổi như vậy địi hỏi phải có những chính sách và đầu tư phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ và đảm bảo an sinh XH cho người già. Tỷ lệ giới tính hầu như khơng thay đổi trong 5 năm qua, giới tính nam là 44,7 triệu người, giới tính nữ là 46,0 triệu người (2014).
Chuyển dịch việc làm từ nông thôn ra thành thị không thuận lợi. Khu vực thành thị có 15,73 triệu người có việc làm, giảm 663 nghìn người so với Quý 1/2015, khiến cho tỷ trọng việc làm khu vực thành thị trong tổng việc làm giảm từ 31,26% quý 1/2015 xuống còn 29,94% quý 2/2015. Khu vực nơng thơn có 36,81 triệu người có việc làm, tăng 766 nghìn người so với quý 1/2015, khiến cho tỷ trọng việc làm khu vực nông thôn tăng từ 68,74% quý 1/2015 lên 70,06% quý 2/2015.
Dân số Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Đến năm 2025, dân số Việt Nam đạt con số 100 triệu và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau năm 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2100 là khoản 83 triệu tương đương với dân số năm 2005.
Qua đó, ta có thể thấy quy mơ dân số ngày càng lớn, nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, nhà nước chú trọng phát triển trình độ nguồn nhân lực). Dân số tập trung chủ yếu ở các thành thị và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên đáng lưu ý là dân số Việt Nam đang già hóa. Với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,1%, Việt Nam là một trong 3 quốc gia của khu vực ASEAN có xu hướng “già hóa dân số”, khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số, chỉ sau Singapore (10,4%) và Thái Lan (8,7%).
Quý 2/2015 có dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 70,86 triệu người, tăng 1,55 triệu người (2,23%), khu vực thành thị tăng 681 nghìn người (2,97%), nam tăng 450 nghìn người (1,33%) so với cùng kỳ năm 2014
Yêu tố kinh tế
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với DN. Để đảm bảo thành công của hoạt động DN trước biến động về kinh tế, các DN phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,
khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các DN cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%, trong đó, riêng GDP quý 4 tăng tới 7,01%. Như vậy, tăng trưởng GDP 2015 đã vượt mục tiêu 6,2% đề ra từ đầu năm và đạt cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%). Từ mức tăng trưởng trên, Tổng cục Thống kê nhìn nhận “nền kinh tế đã phục hồi rõ nét”. Cũng theo Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 45,7 triệu đồng/người, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014 (Thống kê ngày 26/12/2015)
Tính đến thời điểm 19/6/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 6,28% so với tháng 12 năm trước, kết quả có nhiều cải thiện so với mức tăng 2,03% của cùng thời điểm năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng 4,58%, thấp hơn mức tăng 5,26% của cùng kỳ năm trước; tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09%, thấp hơn mức tăng 6,37% của cùng kỳ năm 2014. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Tỷ giá ngoại tệ tăng hết biên độ cho phép 2% của năm 2015.Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2015 tăng 0,35% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giá tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2015 tăng 0,55% so với tháng 12/2014 và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm 2015, CPI chỉ tăng 0,1%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2015 tăng 0,86% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2015 ước tính là 2,44%, trong đó khu vực thành thị là 3,35%; khu vực nơng thôn là 2,00%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý II/2015 ước tính là 2,45%, trong đó khu vực thành thị là 3,27%; khu vực nơng thơn là 2,06%.
6,71%, trong đó khu vực thành thị là 11,04%; khu vực nông thôn là 5,15%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên q II/2015 ước tính là 6,82%, trong đó khu vực thành thị là 11,12%; khu vực nông thôn là 5,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên trong 6 tháng đầu năm là 1,38%, trong đó khu vực thành thị là 1,89%; khu vực nông thôn là 1,13%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên quý II/2015 là 1,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,8%; khu vực nông thôn là 1,12%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2015 ước tính là 2,52%, trong đó khu vực thành thị là 1,29%; khu vực nông thôn là 3,11%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi q II/2015 ước tính là 2,62%, trong đó khu vực thành thị là 1,43%; khu vực nơng thơn là 3,18%.
Lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật là 10,77 triệu người, chiếm 20,06% tổng lực lượng lao động.
Hình 2.4: Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo cấp trình độ Quý 2/2015
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015)
Từ các phân tích về yếu tố kinh tế, ta có thể thấy môi trường kinh tế tại Việt Nam khá thuận lợi. Chi phí lao động ngày càng tăng, nhất là chi phí cho lao động lành nghề và cạnh tranh tìm lao động lành nghề do tỉ lệ lao động lành nghề và có kĩ năng chiếm tỉ lệ nhỏ. Công ty CP ĐT Lê Bảo Minh cũng chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhưng nhờ nó mà loại bớt được một số đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ. Trong thách thức ln có cơ hội đi kèm. Tuy nhiên, để chiến thắng được
trong thời kỳ khủng hoảng, Cơng ty cũng cần có chiến lược chiêu thị thận trọng, hợp lý nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Yếu tố chính trị - pháp luật
Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Sự ổn định về chính trị, nhất qn về quan điểm, chính sách lớn ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh khơng chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà cịn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị DN, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của mơi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, tuy nhiên, hệ thống pháp luật thì chưa đồng bộ. Các hoạt động chiêu thị có thể nói là bị giới hạn quá nhiều, ngân sách dành có hoạt động này chỉ được phép chiếm 10% đối với tổng chi phí (Thơng tư số 123 năm 2012 của Bộ Tài chính). Đây là một quy định làm cho Công ty phải cân nhắc rất nhiều khi đưa ra quyết định về hoạt động chiêu thị. Đôi khi Công ty phải chấp nhận vượt quá giới hạn trên và chấp nhận chịu lỗ để đạt được mục đích của hoạt động chiêu thị. Tuy nhiên, những năm gần đây, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như mơi trường chính trị - pháp luật đã có nhiều đổi mới, mở ra nhiều cơ hội cho DN trong nước phát triển nên đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển và thực hiện các chương trình chiêu thị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần.
Việc gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế như xuất khẩu không bị khống chế quota, một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống mức bình thường, được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư.
Hiệp định TPP “hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương” điểm nổi bật của TPP là tự do hóa rộng rãi về hàng hóa, thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn. Các rào cản thương mại được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu.
Yếu tố văn hóa – xã hội
nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thế. Sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được. Tuy vậy, mơi trường văn hóa - xã hội vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh, thể hiện qua các yếu tố: quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của XH; trình độ nhận thức, học vấn chung của XH. DN cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, XH nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa XH ngày càng có tác động mạnh mẽ đến sự hoạt động các Công ty như tỷ lệ dân sinh, quy mơ gia đình, trào lưu sức khỏe...Với tốc độ tăng trưởng GDP như trên, thu nhập người Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, dẫn đến người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn trong việc mua sắm các thứ cần thiết cho bản thân. Cùng với sự hội nhập WTO, hàng loạt các DN nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Tổng dân số của nước ta hiện nay xấp xỉ 90 tiệu người, cơ cấu dân số đã có những chuyển biến tích cực từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận lợi. 50.35% trong độ tuổi lao động và theo số liệu thống kê, sự gia tăng dân số thành thịđang có xu hướng tăng nhanh hơn ở nông thôn. Thêm nữa, Công ty CP ĐT Lê Bảo Minh có thị trường chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây là những khu vực có tỷ lệ phát triển dân trí cao, thu nhập dân cư cao nên là thị trường tiềm năng để Công ty phát triển. Bên cạnh đó, đây cũng là những khó khăn mà Công ty phải đối mặt do yêu cầu về sản phẩm và các chương trình chiêu thị cần phải có chất lượng cao hơn nữa.
Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các DN may không chú trọng đầu tư đúng mực cho cơng tác thiết kế sẽ nhanh chóng tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Những năm qua, doanh số từ thị trường bán lẻ máy ảnh tại Việt Nam không ngừng tăng trưởng. Theo GFK, năm 2014, doanh số bán lẻ máy ảnh toàn thị trường
VN đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013. Trong đó, chỉ tính riêng q IV/2014, doanh số đã tăng vọt, đạt 394 tỷ đồng, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước. “Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các phân khúc của thị trường tiêu dùng hàng điện tử” (Báo cáo của GFK nhận định). Dù con số tuyệt đối chưa phải là lớn, nhưng với tốc độ tăng trưởng tốt, không lạ khi những hãng sản xuất lớn bắt đầu quan tâm tới thị trường VN. Nếu trước đây, Canon – thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới - chỉ đặt nhà máy sản xuất tại VN đồng thời phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng thơng qua hệ thống đại lý dày đặc trên tồn quốc, thì trong vài năm trở lại đây, hệ thống cửa hàng kiểu mẫu phân phối sản phẩm chính hãng của riêng thương hiệu này đã bắt đầu mở ra tại các thành phố lớn.
Người tiêu dùng Việt có nhu cầu rất lớn cho những sản phẩm nhiếp ảnh chất lượng cao. Điều này hoàn toàn vượt ngoài mong đợi của Canon, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng thị trường kĩ thuật số thế giới và thậm chí là thị trường Đơng Nam Á đang chậm lại trong 5 năm qua.
Yếu tố khoa học công nghệ
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ là một nhân tố quan trọng quyết định cách thức mà DN sự dụng, khai thác và thực hiện các giải pháp chiêu thị một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng của mình. Nó tạo tiền đề cho quá trình mua bán nhanh gọn và q trình thanh tốn cũng được thuận lợi, giúp quay vịng vốn và tái sản xuất kinh doanh nhanh. Đồng thời công nghệ giúp cho hoạt động chiêu thị của Công ty hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Ngược lại, hệ thống CNTT chưa hoàn thiện cũng làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả của hoạt động chiêu thị.
Trước đây kỹ thuật nhiếp ảnh đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và nhiều thiết bị chuyên dùng, nhưng với sự phát triển của cơng nghệ trong lĩnh vực hình ảnh đã giúp cho việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn và niềm đam mê về nhiếp ảnh ngày